KỸ THUẬT LẤY MẪU KIỂMTOÁN

Một phần của tài liệu document (Trang 70 - 73)

1.2.1 .PHƯƠNG PHÁP KỸ THUẬT ĐIỀU TRA HỆ THỐNG

4.KỸ THUẬT LẤY MẪU KIỂMTOÁN

4.1. Các khái niệm cơ bản về chọn mẫu kiểm toán

Chọn mẫu kiểm toán là quá trình chọn một nhóm các khoản mục hoặc đơn vị (gọi là mẫu) từ một tập hợp các khoản mục đơn vị lớn (gọi là tổng thể) và sử dụng các đặc trưng

của mẫu để suy rộng cho đặc trưng của toàn bộ tổng thể.

Tổng thể là một tập hợp bao gồm tất cả các phần tử hoặc đơn vị thuộc đối tượng

nghiên cứu. Mỗi một phần tử trong tổng thể được gọi là đơn vị tổng thể và khi chọn mẫu

kiểm toán, mỗi đơn vị được lựa chọn ra là đơn vị mẫu. Tập hợp các đơn vị mẫu được gọi

là một mẫu.

Vấn đề cơ bản của chọn mẫu là phải chọn được mẫu đại diện. Mẫu đại diện là mẫu

mang những đặc trưng của tổng thể, chẳng hạn qua kiểm soát nội bộ xác định 3% phiếu

chi không có chứng từ gốc đính kèm. Nếu trong hàng ngàn phiếu chi, chọn ra một trăm

phiếu thấy đúng có 3 phiếu thiếu chứng từ gốc thì mẫu chọn là tiêu biểu.

Bất cứ khi nào chọn mẫu, rủi ro chọn mẫu cũng phát sinh. Rủi ro chọn mẫu là khả năng mà kết luận của kiểm toán viên dựa trên mẫu sai lệch so với kết luận mà kiểm toán

viên cũng dùng thử nghiệm tương tự áp dụng đối với toàn bộ tổng thể. Rủi ro chọn mẫu là sự sai khác giữa kết quả mẫu chọn với kết quả thực tế . Ví dụ, kiểm toán viên chọn một

mẫu hóa đơn bán hàng, sau khi kiểm tra mẫu kiểm toán viên đưa ra dự kiếm tối đa 5%

tổng hóa đơn bán hàng chưa được phê duyệt bán theo phương thức trả chậm. Trong khi

đó, nếu kiểm toán viên kiểm tra tất cả doanh thu bán chịu trong thời kỳ đó, kiểm toán viên sẽ thấy tỷ lệ hóa đơn “chưa được phê duyệt bán theo phương thức trả chậm” chiếm 8%. Như vậy, sai lệch giữa tỷ lệ thực tế với tỷ lệ theo kết quả chọn mẫu là 3%.

Khi tăng kích cỡ của mẫu chọn sẽ làm giảm rủi ro chon mẫu. Nếu tăng kích cỡ mẫu

chọn cho tới khi toàn bộ tổng thể được kiểm tra thì khi đó rủi ro chọn mẫu bằng không. Tuy nhiên, kích cỡ mẫu tăng lên điều đó đồng nghĩa với phí kiểm toán cũng tăng lên. Vì vậy, yếu tố chủ chốt trong việc chọn mẫu kiểm toán một cách hiệu quả là cần phải cân đối

giữa rủi ro chọn mẫu với chi phí do chọn mẫu có kích cỡ lớn.

Kiểm toán viên cũng có thể đưa ra những kết luận sai lầm không phải do lỗi chọn

mẫu mà do các yếu tố không liên quan trực tiếp đến việc chọn mẫu. Rủi ro này được gọi

là rủi ro không chọn mẫu. Chẳng hạn, kiểm toán viên có thể sử dụng thủ tục kiểm toán

không phù hợp với mục tiêu kiểm toán, hoặc sử dụng đúng thủ tục nhưng không phát hiện

ra sai phạm trong mẫu đã chọn do thiếu thận trọng. Các trường hợp dẫn tới rủi ro không

do chọn mẫu gồm:

- Đánh giá rủi ro tiềm tàng không đúng: Kiểm toán viên có thể đánh giá sai lầm về rủi

ro tiềm tàng trong đối tượng kiểm toán. Có thể kiểm toán viên cho rằng, sai phạm trọng

- Đánh giá không đúng về rủi ro kiểm soát: Kiểm toán viên có thể quá lạc quan, tin tưởng vào khả năng của hệ thống kiểm soát nội bộ trong việc ngăn chặn, phát hiện và sữa

chữa kịp thời các sai phạm nên họ có xu hướng giảm khối lượng công việc cần thiết. Vì vậy, kết quả cũng giống như trường hợp đánh giá sai về rủi ro tiềm tàng là không phát hiện hết các sai phạm.

Kiểm soát được rủi ro không do chọn mẫu và có khả năng làm rủi ro không do chọn

mẫu - Lựa chọn các thủ tục kiểm toán không thích hợp và thực hiện công việc kiểm toán (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

không hợp lý. Chẳng hạn, kiểm toán viên có thể chọn các thử nghiệm kiểm toán không

phù hợp với mục tiêu kiểm toán. Ví dụ, gửi thư xác nhận các khoản phải thu theo sổ sách,

trong khi đó mục tiêu là tìm ra các khoản phải thu chưa được ghi sổ. Hoặc cũng có thể đã chọn được các thủ tục thích hợp nhưng việc triển khai các thủ tục đó lại để xảy ra sai sót.

Kiểm toán viên có thể kiểm tới mức có thể chấp nhận được thông qua lập kế hoạch và giám sát việc thực hiện kế hoạch một cách chu đáo, đồng thời phải thực hiện các thủ tục

kiểm soát chất lượng chặt chẽ, thích hợp đối với công việc kiểm toán.

4.2. Phương pháp chọn mẫu

4.2.1. Chọn mẫu ngẫu nhiên

Chọn mẫu ngẫu nhiên chỉ là phương pháp lựa chọn các phần tử vào mẫu mà nguyên tắc của chọn mẫu ngẫu nhiên là mỗi phần tử trong tổng thể đều có cơ hội như nhau để được chọn vào mẫu. Trong chọn mẫu ngẫu nhiên, các kỹ thuật thường được sử dụng để

chọn mẫu bao gồm: chọn mẫu dựa vào bảng số ngẫu nhiên, chọn mẫu theo chương trình máy tính và chọn mẫu hệ thống.

4.2.2. Chọn mẫu phi xác suất

Trong chọn mẫu phi xác suất, các phần tử không có cơ hội như nhau để lựa chọn vào mẫu mà kiểm toán viên dựa vào nhận định nhà nghề để phán xét và quyết định chọn phần

tử nào vào mẫu.

4.2.3. Chọn mẫu phân tầng (phân tổ)

Kiểm toán viên thường phân tổng thể thành các tổ trước khi các định quy mô mẫu

cũng như thực hiện chọn mẫu.Phân tổ là kỹ thuật chia mẫu thành nhiều nhóm nhỏ mà các

đơn vị trong cùng một nhóm có những đặc tính khá tương đồng nhau (thường theo quy mô lượng tiền). Các tổng thể con sẽ được chọn mẫu độc lập và kết quả của các mẫu có thể được đánh giá một cách độc lập hoặc kết hợp để từ đó suy ra kết quả cho toàn tổng thể.

4.2.4. Chọn mẫu thuộc tính.

Chọn mẫu thuộc tính là cách chọn mẫu cho phép kiểm toán viên ước lượng được tỷ lệ

xuất hiện của những đặc tính tổng thể. Chẳng hạn, kiểm toán viên có thể sử dụng chọn

mẫu thuộc tính để ước lượng tỷ lệ số các nghiệp vụ chi tiền xảy ra trong năm mà chưa được thông qua.

Đây là kỹ thuật chọn mẫu được sử dụng phổ biến đối với các thử nghiệm cơ bản.

Chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ là cách lấy một đơn vị tiền tệ làm một đơn vị tổng thể. Do

vậy, tổng thể sẽ là tổng số tiền lũy kế của đối tượng kiểm toán và đơn vị mẫu cũng sẽ là từng đơn vị tiền tệ cụ thể.

Một phần của tài liệu document (Trang 70 - 73)