CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG VÀ CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
4. TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO
4.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO
Giữa trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nếu mức
trọng yếu có thể chấp nhận được tăng lên thì rủi ro trong kiểm toán sẽ giảm xuống. Vì khi giá trị sai sót có thể bỏ qua tăng lên thì khả năng xảy ra sai sót có thể giảm xuống. Ngược
lại, nếu giảm mức trọng yếu có thể chấp nhận được, rủi ro trong kiểm toán sẽ tăng lên. Mối quan hệ này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định nội dung, phạm vi và thời
gian của các thủ tục kiểm toán. Chẳng hạn, sau khi lập xong chương trình kiểm toán chi
tiết, kiểm toán viên phát hiện, kiểm toán viên phát hiện rằng mức trọng yếu có thể chấp
nhận được phải thấp hơn. Do đó, rủi ro trong kiểm toán phải tăng lên, để bù lại kiểm toán
viên phải tăng cường phạm vi kiểm toán và lựa chọn các phương án kiểm toán hữu hiệu hơn để có thể giảm rủi ro phát hiện xuống mức có thể chấp nhận được. Việc nắm vững
khái niệm trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán có ý nghĩa quan trọng trong việc lập kế
hoạch kiểm toán.
Bảng 1. Quan hệ giữa trọng yếu và rủi ro
Tính trọng
yếu
Xác định tính trọng yếu ở
mức độ toàn bộ báo cáo tài chính
Kết hợp với việc xem xét bản chất các
khoản mục để lựa chọn khoản mục kiểm tra làm cơ sở cho việc phân phối mức
trọng yếu cho từng khoản mục.
báo cáo tài chính. -
Xác định thủ tục kiểm toán thích
hợp.
Rủi ro trong
kiểm toán
Xem xét rủi ro trong kiểm
toán ở mức độ toàn bộ báo
cáo tài chính
- Xây dựng kế hoạch chiến lược về
kiểm toán.
- Tổ chức nhân sự kiểm toán và xác
định thời gian, chi phí kiểm toán, làm cơ
sở đánh giá rủi ro trong kiểm toán và tính trọng yếu cho từng khoản mục.
Xem xét rủi ro trong kiểm
toán ở mức độ từng khoản
mục trong báo cáo tài chính.
Từ mức độ rủi ro trong kiểm toán
chấp nhận được cho từng khoản mục với
kết quả đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro
kiểm soát, xác định mức độ rủi ro làm cơ
sở thiết lập các thủ tục kiểm toán.