1. Mục tiêu và trình tự tổ chức công tác kiểm toán
1.1 Mục tiêu
Kiểm toán là một hệ thống có chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng
tài chính. Các yếu tố của xác minh và bày tỏ ý kiến là kiểm toán cân đối, đối chiếu logic, đối chiếu trực tiếp, kiểm kê, thực nghiệm và kiểm tra,…Các yếu tố này cần được kết hợp
theo một trình tự khoa học phù hợp với đối tượng cụ thể ở một khách thể xác định.
Có nhiều cách kết hợp cụ thể khác nhau và mang lại hiệu quả cụ thể khác nhau đó
chính là tính nghệ thuật của tổ chức. Tuy nhiên, ở góc độ là một môn khoa học, tổ chức
kiểm toán cũng cần và có thể khái quát các cách kết hợp theo các trình tự khoa học chung
giữa các yếu tố trong thực tiễn kiểm toán.
1.2. Trình tự tổ chức công tác kiểm toán
Tổ chức kiểm toán được thực hiện thoe quy trình gồm 3 bước cơ bản sau:
Bước 1: Lập kế hoạch kiểm toán
Bao gồm tất cả các công việc khác nhau nhằm tạo được cơ sở pháp lý, lập kế hoạch
cụ thể và các điều kiện vật chất cho công tác kiểm toán.
Bước 2: Thực hành kiểm toán
Bao gồm tất cả các công việc thực hiện chức năng xác minh của kiểm toán để khẳng định được thực chất của đối tượng và khách thể kiểm toán cụ thể
Bước 3: Kết thúc kiểm toán
Là các công việc đưa ra kết luận kiểm toán, lập báo cáo kiểm toán và giải quyết các
công việc phát sinh sau khi lập báo cáo kiểm toán.
Để thực hiện quy trình kiểm toán với 3 bước cơ bản trên, khái niệm cuộc kiểm toán
phải bao hàm đầy đủ các yếu tố sau:
- Đối tượng kiểm toán.
- Mục tiêu và phạm vi kiểm toán.
- Chủ thể kiểm toán.
- Khách thể kiểm toán.
- Phương pháp áp dụng trong kiểm toán và cơ sở pháp lý thực hiện kiểm toán.
- Thời hạn kiểm toán.
2. Chuẩn bị kiểm toán
Chuẩn bị kiểm toán là bước công việc đầu tiên của tổ chức công tác kiểm toán nhằm
tạo ra tất cả tiền đề và điều kiện cụ thể trước khi thực hành kiểm toán. Đây là công việc có
ý nghĩa quyết định đến chất lượng kiểm toán. Đặc biệt là trong điều kiện Việt Nam, công
trong kiểm toán. Trong khi đó các văn bản pháp lý chưa đầy đủ và phân tán, nguồn tài liệu thiếu về số lượng, về tính đồng bộ và cả chất lượng,…Do vậy, chuẩn bị kiểm toán
càng cần được coi trọng đặc biệt. Các tiền đề và điều kiện cụ thể cần tạo ra trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán có rất nhiều, đặc biệt là đối với những loại hình kiểm toán cụ thể như kiểm toán tài chính. Các công việc chủ yếu trong lập kế hoạch kiểm toán gồm: