1.2.1 .PHƯƠNG PHÁP KỸ THUẬT ĐIỀU TRA HỆ THỐNG
3. PHƯƠNG PHÁP KIỂMTOÁN NGOÀI CHỨNG TỪ
3.1. Kiểm kê
Kiểm kê là việc kiểm tra tại chỗ các đối tượng kiểm toán.
Kiểm kê là phương pháp kiểm tra tại chỗ các loại tài sản. Đây là phương pháp kiểm toán đơn giản, phù hợp với chức năng xác minh của kiểm toán. Kiểm kê luôn gắn chặt
vào quy trình kiểm toán, nhất là ngoại kiểm. Khi quan hệ khách thể và chủ thể kiểm toán chưa được xác lập ổn định về pháp lý trong thực hành nhiều công ty kiểm toán chỉ được
mời sau khi đơn vị được kiểm toán đã kiểm kê xong. Trường hợp này, rủi ro kiểm toán rất
lớn và là một trong những yếu tố tạo ra sự khác biệt về kỳ vọng giữa kiểm toán viên và những người quan tâm. Chức năng của kiểm toán được thực hiện với nhiều đối tượng
khác nhau, trong nhiều khách thể với những chủ thể khác nhau, ở những thời điểm khác nhau. Vì vậy, phương pháp kiểm kê cũng được thực hiện thích ứng về thời điểm (định kỳ, đột xuất hay thường xuyên), về loại hình (kiểm kê toàn diện, kiểm kê điển hình hay chọn
mẫu).
Để phát huy tác dụng và nâng cao hiệu quả kiểm kê, công tác kiểm kê cần được thực
hiện theo quy trình chung từ khâu chuẩn bị đến thực hành và kết thúc kiểm kê.
Chuẩn bị kiểm kê phải căn cứ vào mục tiêu, quy mô, thời gian kiểm kê để bố trí lực lượng và cơ cấu nhân viên, các thiết bị đo lường phù hợp và chính xác. Đây là yếu tố
quyết định chất lượng của kiểm kê nói riêng và kiểm toán nói chung.
Thực hành kiểm kê phải theo đúng yêu cầu và ghi chép đầy đủ theo từng lô
Kết thúc kiểm kê cần có biên bản, trong đó phải nêu rõ chênh lệch các nguyên nhân và xử lý cụ thể. Biên bản cần đính kèm phiếu kiểm kê và bảng kê chênh lệch về kết quả
kiểm kê.
3.2. Thực nghiệm
Thực nghiệm là việc tái diễn các hoạt động, nghiệp vụ để xác minh lại kết quả của
một quá trình, một sự việc đã qua.
Thực nghiệm là phương pháp diễn lại hoặc nghiên cứu, phân tích từng yếu tố cấu
thành của một tài sản, một quá trình đã có, đã diễn ra và cần xác minh lại. Do vậy, thực
nghiệm còn được gọi là phương pháp “làm lại”. Ví dụ, để cho công nhân làm thử một sản
phẩm để khẳng định những điều cần nghi vấn về mức hao phí vật liệu tiêu hao, lao động
hay sản lượng sản xuất tương ứng. Một số trường hợp kiểm toán phải sử dụng nhiều cách
thức trong hóa nghiệm, trong kỹ thuật hình sự,… để khẳng định một vụ việc trước khi đưa
ra những kết luận kiểm toán.
3.3. Điều tra
Điều tra là dùng các cách thức khác nhau để tiếp cận và đánh giá đối tượng kiểm
toán.
Điều tra là phương pháp xác định lại một tài liệu hoặc một thực trạng để đi đến những
quyết định hay kết luận kiểm toán. Điều tra được sử dụng rất rộng rãi trong kiểm toán như:
- Tìm hiểu khách thể kiểm toán nói chung hay làm quen với khách hàng (của kiểm toán độc lập). Có thể tìm hiểu trực tiếp qua các kiểm toán viên tiền nhiệm hoặc gửi phiếu điều tra, phỏng vấn,…Đây là bước điều tra sơ bộ nhằm đưa ra quyết định chấp nhận hoặc
không chấp nhận thư hẹn kiểm toán của khách hàng (đối với kiểm toán độc lập), hay lập
kế hoạch kiểm toán (đối với kiểm toán Nhà nước). Ngay trong kiểm toán nội bộ, với một
kiểm toán viên chưa có hiểu biết đầy đủ về khách thể kiểm toán cũng cần có bước tìm hiểu hay làm quen. Chẳng hạn, kiểm toán lương ở một đơn vị phụ thuộc phải tìm hiểu và làm quen với từng nhân viên để xác định mức phù hợp giữa danh sách trả lương với nhân
viên thực có ở đơn vị đó.
- Tiếp cận với các bên liên quan, tìm hiểu, phỏng vấn, tích lũy dữ liệu, loại dần và thu gọn đối tượng xác minh cho những vấn đề kiểm toán.
- Xác minh bằng văn bản qua thư xác nhận của các bên có liên quan.
- Chọn mẫu hoặc chọn điển hình các đối tượng kiểm toán, xác minh làm rõ các vấn đề
cần kiểm toán.
Để đảm bảo kiểm toán có hiệu quả, điều tra cần được kết hợp với hàng loạt kỹ thuật
dự báo, dự toán cụ thể như chi tiết, phân loại, tổng hợp đối tượng kiểm toán, chọn ngẫu
nhiên hoặc chọn điển hình,… và cả những kinh nghiệm trong việc tiếp cận, tìm hiểu