0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

LẬP KẾ HOẠCH KIỂMTOÁN

Một phần của tài liệu DOCUMENT (Trang 76 -77 )

2.1 .XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU, PHẠM VI KIỂMTOÁN

2.4. LẬP KẾ HOẠCH KIỂMTOÁN

Kế hoạch kiểm toán là quá trình cân đối tích cực giữa nhu cầu và nguồn lực đã có. Trong kiểm toán, kế hoạch chung này gọi là kế hoạch chiến lược. Tuy nhiên, giới hạn lập

kế hoạch ở đây là kế hoạch tổng quát cho một cuộc kiểm toán. Do đó, việc xác định nhu

cầu được thực hiện chủ yếu qua việc cụ thể hóa mục tiêu và phạm vi kiểm toán đã dự kiến ở trên. Việc cụ thể hóa này trước hết nên xác định những công việc cụ thể phải làm và

trên cơ sở đó lượng hóa quy mô của từng việc, xác định thời gian kiểm toán tương ứng. Để thực hiện được cả hai quá trình đó phải cụ thể hóa, chính xác hóa mục tiêu và phạm vi

kiểm toán cũng như xác định các nguồn thông tin có thể có. Cụ thể là xác định số người,

kiểm tra phương tiện và xác định thời gian thực hiện công tác kiểm toán.

Số người tham gia kiểm toán cần được xem xét cả về tổng số và cơ cấu. Tổng số người phải đáp ứng được quy mô kiểm toán nói chung, cơ cấu của nhóm kiểm toán phải

phù hợp với từng việc cụ thể đã xác định rõ mục tiêu, phạm vi ở phần xác định nhu cầu.

Chẳng hạn, công việc kiểm tra chứng từ cần cân đối với số kiểm toán viên có nghiệm nhất định tương ứng với mức độ đầy đủ và tính phức tạp của nguồn tài liệu đã có, công việc

kiểm kê cần có đủ người hiểu biết các đối tượng cụ thể của kiểm kê như: lương thực, thực

phẩm, xăng dầu,…Tất nhiên, các thiết bị đo lường đã được chuẩn bị cần được kiểm tra về

chất lượng cân đối lại về số lượng và chủng loại. Do đó, nhiệm vụ của xây dựng kế hoạch

kiểm toán là xác định cụ thể số lượng, cơ cấu, chất lượng về người và phương tiện tương ứng với khối lượng nhiệm vụ kiểm toán.

Thời hạn thực hiện công tác kiểm toán cần ấn định cụ thể cả về thời hạn chung cũng như thời hạn cần thiết và thời điểm thực hiện từng công việc cụ thể đã phân công cho từng người.

Sau đó, dựa trên cơ sở tính toán cụ thể số người, phương tiện thời gian kiểm toán cần xác định kinh phí cần thiết cho từng cuộc kiểm toán. Công việc này cần đặc biệt chú ý đối

với kiểm toán độc lập. Trình tự lập kế hoạch kiểm toán cũng phải được thực hiện trên cơ

sở trình tự lập kế hoạch nói chung từ việc xác định mục tiêu cụ thể, phạm vi, dự tính nhu

cầu cân đối sơ bộ, điều chỉnh. Sau khi lên kế hoạch dự kiến cần được thảo luận thu, thập ý

kiến của các chuyên gia, của những người điều hành và trực tiếp thực hiện kế hoạch.

Kế hoạch từng cuộc kiểm toán cũng phải được xây dựng phù hợp với từng loại hình kiểm toán. Trong kiểm toán độc lập, kế hoạch kiểm toán cần được cụ thể hóa quan hợp

đồng kiểm toán, trong đó quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của mỗi bên trong cả việc

chuẩn bị và thực hiện kế hoạch kiểm toán.

Một phần của tài liệu DOCUMENT (Trang 76 -77 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×