Khái quát tình hình nghiên cửu

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát triển di sản văn hóa kiến trúc: Phần 2 (Trang 27 - 30)

So với một số các dân tộc ít người ở Tây Nguyên, thì số lượng các công trình nghiên cứu và khảo sát của các tác giả người Pháp về người Chơ Ro không nhiều. Tiêu biểu có một số tác giả p. De Barthélémy, p. Raulin, J. Doumes, Bemard Bourotte... trong một số

công trinh nghiên cứu cùa các tác giả này có nhấc đến người Chơ Ro hoặc làm đối tượng so sánh với tộc người Stiêng - một tộc ntíười bản địa. sinh sống trên cùng địa bàn. Những bài viết đó nghiêng về việc miêu tả các phong tục tập quán một số khía cạnh kinh tế, văn hóa, kỹ thuật, và cảnh quan địa lí... về vùng Chơ Ro và con người Chơ Ro. Nhũng tài liệu này có giá trị để tìm hiểu nhiều mặt về người Chơ Ro trong thời điểm cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. v ề khách quan, không ít những công trình bài viết trên đây đã giúp cho người Pháp có thêm những hiểu biết về vùng đất, con người ở Đông Nam Bộ, nơi mà họ bắt đầu công cuộc bình định thực dân trong những năm đầu thế kỷ XX.

Người Chơ Ro còn được nhắc đến trong các tài liệu nghiên cứu từ giữa thế kỷ XX, do một số học giả người Pháp khác. Tuy nhiên, các tài liệu này không trực tiếp nghiên cứu về người Chơ Ro, mà chỉ lấy người Chơ Ro là đối tượng so sánh với dân tộc Mạ sống cùng địa bàn. Tiêu biểu là cuốn sách X ứ người Mạ lãnh thổ của thần linh của tác giả J. Boulbet, dịch giả Đỗ Vân Anh, Phân Viện Văn hoá thông tin tại TP. Hồ Chí Minh, NXB Đồng Nai 1999.

Các tác giả người Mỹ, một mặt kế thừa những công trình nghiên cứu của người Pháp trước đó về người Chơ Ro, mặt khác, những cuộc khảo sát các nhóm người Chơ Ro nằm về phía Tây bắc Sài Gòn thuộc vùng do quân đội Mỹ và Sài Gòn kiểm soát trong tập sách dày nhiều chương, do các tác giả: L.Joan Schrock, William Stockton, J.Elaine (] 966), Minority groups in the Republic o f Viet Nam, Headquaters, Department of the Army. Cuốn sách này được biên soạn theo đơn đặt hàng của Dộ Quốc phòng Hoa kỳ, xuất bản năm 1966, có dành một chương riêng để giới thiệu tổng quan về môi trường sống, cấu trúc xã hội, luật tục, phương pháp canh tác, tín ngưỡng, phong tục tập quán... về người Chơ Ro ở Việt Nam.

Tác giả Joachim Schliesinger có nhắc đến người Chơ Ro trong

hai công trình nghiên cứu của ông: Hill Tribes o f Viet Nam

Introduction and Overview, (Các sắc tộc ở Việt Nam - giới thiệu và tổng quan), tập 1, và tác phẩm Hỉll Tribes o f Viet Nam - Pro/ìle o f the existing hill tribes group (Các sắc tộc ờ Việt Nam - Miêu tả sơ lược về

cuộc sống của các nhóm tộc người), tập 2, nhà xuất bản White Lotus, Bangkok, Thailand, xuất bản năm 1997. Trong 2 tác phẩm này, tác giả Joachim Schliesinger không nghiên cứu chuyên sâu về tộc người nào, ông giới thiệu tổng quan về các tộc người ở Việt Nam, sự phân loại của các nhóm tộc người ở Việt Nam trong lịch sử, giới thiệu tổng quan về môi trường sống, cấu trúc xã hội, luật tục, giáo dục, y tế, phương pháp canh tác, đặc điểm văn hóa tín ngưỡng và phong tục tập quán... của các tộc người trải qua các thời kỳ.

Từ sau năm 1975, do nhu cầu của đất nước, ngay sau khi miền Nam được giải phóng, các học giả trong nước đã bước đầu nghiên círu về người Chơ Ro trên các lĩnh vực như: kỹ thuật trồng trọt, tín ngưỡng dân gian, văn nghệ dân gian, cưới xin, ma chay, kiến trúc, ngành nghề thủ công... Trong những công trình nghiên cứu này, phải kế đến hai tập sách: Những vấn đề về dân tộc học Miền Nam Việt Nam, Ban Dân tộc học - Viện Khoa học Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, xuất bản năm 1978 và Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Nam), Viện Dân tộc học - Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam xuất bản năm 1984.

Bên cạnh đó, cũng phải kể đến “Tây Nguyên Tiềm năng và Triển vọng”

của Ngô Văn Lý và Nguyễn Văn Diệu (1992).

Tiếp theo là một số công trình nghiên cứu tổng quan về người

Chơ Ro trong cộng đồng 54 dân tộc ở Việt Nam như: “Việt Nam - hình

ảnh cộng đồng 54 dân tộc” của Thông tấn xã Việt Nam xuất bản năm

2006; “Bức tranh văn hoá các dân tộc Việt Nam” do Nguyễn Văn Huy

chủ biên, xuất bẳn năm 1997. Báo cáo về “Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam thế kỷ X X’ của Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia năm 2000 đã dành một phần giới thiệu về người Chơ Ro với vai trò là dân tộc bản địa ở hai tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu. Ngoài ra, một vài công trình nghiên cứu khác về kiến trúc hay văn nghệ dân gian của người Chơ Ro cũng được xuất bản như: “Nhà ở cổ truyền các dân tộc Việt

Nam” của Nguyễn Khắc Tụng (1994); “Bản sắc dân tộc và văn hóa

Đồng Nai” của Huỳnh Văn Tới (1998). Đặc biệt, “Người Châu Ro ở Đồng Nai” của Chi hội Văn nghệ Dân gian Đồng Nai xuất bản nàm

1998 là tác phẩm nghiên cứu chuyên sâu về người Chơ Ro trên địa bàn của tỉnh.

Nhìn chung, tất cả các công trình nghiên cứu trên đã giới thiệu khái quát văn hoá của người Chơ Ro ở một số phương diện: văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể bàng các phương pháp tiếp cận và các mục đích nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi

sâu nghiên cứu lĩnh vực: “Kiến trúc nhà ở cổ truyền của người Chơ Ro

ở Đồng Nai".

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát triển di sản văn hóa kiến trúc: Phần 2 (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)