CHÙA VĨNH TRÀ NG ỎT HÀNH PHÓ MỸ THO

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát triển di sản văn hóa kiến trúc: Phần 2 (Trang 61 - 67)

1. Roxana Waterson (1991), The living house an anthropology ọf architecture in South East Asici Singapore O xíòxd University press, Oxíoxd Nevv York, tr.8.

CHÙA VĨNH TRÀ NG ỎT HÀNH PHÓ MỸ THO

B ùi Thị H ồng Loan *

Nguyễn Thị Kim Hoàng**

Chùa Vĩnh Tràng là ngôi chùa cổ kính được xây dựng sớm nhất tại tỉnh Tiền Giang. Sau bao mưa nắng dãi dầu. sự tàn phá của bom đạn chiến tranh, ngôi chùa vẫn đứng sừng sừng với vỏ đẹp lộng lầy của mình. Ngôi cố tự này còn được bà con quanh vùng gọi dưới nhiều tèn gọi như: “Chùa ông Huyện”, chùa Vĩnh Trường... Ngôi cô tự nàv tọa lạc trong một khuôn viên rộng hơn 20.000m , thuộc ấp Mỹ An. xã Mỹ Phong, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Chùa Vĩnh Tràng nằm về hướng Đông Bắc TP.Mỹ Tho, ven tỉnh lộ 22 cách TP. Hồ Chí Minh hom 70 krn. Đây ià ngôi chùa cổ với lối kiến trúc rất phong phu và đa dạng.

Ban đầu, chùa Vĩnh Tràng chỉ là một am tự nhỏ bang lá cua ông Bùi Công Dạt, nguyên tri huyện thành Gia Định (1820 - 1840). Sau khi cáo quan, ông về quê tại làng Mỹ Phong, tong Thanh Phong, tỉnh Định Tường (nay là ấp Mỹ An, xã Mỹ Phong, TP.Mỹ Tho) mua lại khư dất cùa một người bạn đồng liêu là ông huyện Tuyết. Và ông dựng lên một am lá để tu hành. Chính vì thế, bà con trong vùng gọi am lá này với cái tên “Chùa ông H u y ệ n ”.

Lúc bấy giờ, ông bà huyện có một người con trai là Bùi Công Lập tuy còn nhỏ tuổi nhưng rất thông minh và có chí iớn. Thương con, ông cho mời một đại sư pháp danh Huệ Đăng - vị tổ thứ 38 dòng Lâm Tế ở chùa Giác Lâm (Chợ Lớn) về trụ trì, đồng thời dạy đạo lý cho con trai. Mặc dù gần 10 năm cùng thầy học đạo, nhưng Lập vẫn nuôi chí tung hoành. Nhưng ngặt nỗi, cha mẹ già yếu nên ông không đành lòng ra đi. Sau khi ông bà huyện Đạt qua đời, ông từ giã sư phụ Huệ Đăng và thực hiện ý nguyện hằng ấp ủ bấy lâu cùa mình.

Đại sư Huệ Đăng đêm ngày chăm lo công quả, bồi đắp am tụ, trau dồi đạo hạnh, cho nên bà con trong vùng ai ai cũng kính trọng.

Nám Kv Dậu (1849). ông đã vận động phật tư thập phương kẻ góp công người góp của xây dựng lại am lá thành một ngôi chùa lớn khang trang, theo lối kiến trúc của chùa Giác Lâm nhưng to lớn han với 178 cột. 2 sân thiên tĩnh và 5 lớp nhà. Ngôi chùa mới này lấy hiệu là Vĩnh

Trường xuất phát từ 2 câu thơ do chính nhà sư Huệ Đăng sáng tác: “ Vĩnh cữ u đối sơn hà - Trường tồn tế thiên địa ” với ý nghĩa chùa sẽ được bền vững, trường tồn sánh cùng với sông núi, trời đất và đại sư Huệ Đăng được tôn lên làm hoà thượng. Sau này, chùa được đổi tên là

Vĩnh Tràng cho đến nay.

M ột điểm khác biệt giữa chùa Vĩnh Tràng và các ngôi chùa truyền thống là chùa không có cồng tam quan, mà thay thế bàng 2 cổng ra vào theo kiểu cổ lầu. Phía trên cổng có tượng của hai vị hòa thượng Minh Đàn và Trà Chánh Hậu. cổng được lát bằng vô số những mảnh sành, sứ (Việt Nam và Trung Quốc) với nhiều màu sắc khác nhau. Các mảnh sứ dưới bàn tay điêu luyện của nghệ nhân đã biến thành các vật linh như: Long - lân - qui - phụng, Ngư - tiều - canh - mục, các câu đối... Dưới ánh nắng mặt trời, màu sắc của những mảnh ghép trông thật luno linh huyền ảo rất đẹp mắt. Bốn mặt của 2 cống đều có chạm hình người, vật, hoa lá, điểu, cuốn thư, điển tích Phật giáo và các điển tích dân gian khác nhau. Những cảnh vật chạm khắc trên cổng được thể hiện thật sinh động vui tươi

Năm 1861, Pháp chiếm tỉnh Định Tường. Vì lo sợ ngôi chùa sẽ trở thành căn cứ của nghĩa quân, thực dân Pháp đã cho lính phá chùa và cướp đi một tượng phật Quan Âm bằng đồng. Năm 1864, hòa thượng Huệ Đăng viên tịch. Hòa thượng Minh Đe về thay thế và năm

1872 chùa được trùng tu. Nhiều tượng được đúc thcm trong đó có bộ

thập điện Diêm Vương (10 tượng) bằng đất nung rất độc đáo.

Sau khi hòa thượng Minh Đề mất, chùa rơi vào cảnh hoang phế. Mãi đến năm 1895, hòa thượng Trà Chánh Hậu về trụ trì và đã cho khởi công xây dựng lại chùa. Năm 1904, chùa bị hư hỏng nặng bởi cơn bão Giáp Thìn. Đến năm 1907, hòa thượng cho sửa lại những nơi bị xuổng cấp đồng thời xây dựng thêm một số phần mới trong đó có tâng 1 của gian chánh điện. Đến năm 1930, chùa được trùng tu toàn diện theo kiến trúc Âu - Á theo sáng kiến của hòa thượng Tục Thông. Chùa

đã xây dụng hoàn tất thêm 3 gian nhà và tầng 2 của chánh điện. Nă.m 1933, chùa cho xây dựng 2 cổng “cổ lầu” và tường rào xung quanh.

Sư thầy ở chùa Vĩnh Tràng tu theo hệ phái Bẳc Tông (Đại Thừa). Từ khi thành lập đến nay, chùa Vĩnh Tràng đă trải qua các đời trụ trì:

1. Hòa thượng Huệ Đăng

2. Hòa thượng Minh Đề (Minh Đàn) 3. Hoà thượng Quảng An

4. Hoà thượng Minh Truyện

5. Hoà thượng Trà Chánh Hậu (Quảng Ân)

6. Hòa thượng Tục Thông (Bửu Thông, Lê Ngọc Xuyên) 7. Hòa thượng Hoàng Thông

8. Hòa thượng Thích Trí Long 9. Hòa thượng Hoàng Từ

10. Hòa thượng Thích Nhật Long

11. Trưởng ban trị sự Thích Huệ Minh (Từ năm 2002 cho đôn nay)

Hòa thượng Trà Chánh Hậu là người có công trạng lớn nhất trong việc trùng tu tôn tạo chùa Vĩnh Tràng. Từ khi thành lập đến nay chùa Vĩnh Tràng đã trải qua 3 lần trùng tu.

Lần 1: Vào năm 1907 Hoà thượng Trà Chánh Hậu cho xây dựng lại tầng thứ nhất của gian chánh điện.

Lần 2: Vào năm 1930, Hòa thượng Lê Ngọc Xuyên tức Tục Thông cho chinh sửa lại nóc chùa và “mặt dựng” 4 phía. Đồng thừi ông cho xây dựng thêm 3 gian và tầng thứ 2 của gian chính điện. Đên năn 1933 ông cho xây dựng hai cổng và xây tường rào xung quanh chùa.

Lần 3: Vào năm 1992, Hoà thượng trụ trì cho sửa sang lại ngôi chùa nhưng tính chất gốc hầu như không bị thay đổi.

Qua thời gian, hai cổng chùa nặng hàng chục tấn đã bị lún và có nguy cơ ngã đổ. Bởi vì, cổng chùa được xây dựng không có sắt thép và không có chân móng. Năm 2004, Ban trị sự chùa Vĩnh Tràng đã mời

"thân đèn" Lương Thành Lũy (Chợ Mới - An Giang) đến gia cố lại công chùa theo nguyên trạng ban đầu.

Năm 2007, chùa cho đúc một pho tượng đức Phật A Di Đà đặt ở giữa khoảng sân rộng phía trước. Tượng Phật được làm bằng xi măng, cao 18m đặt trên đế cao 6m đã làm tăng thêm vẻ tôn nghiêm chốn Phật đường.

Chùa Vĩnh Tràng thuộc loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật. Chùa được xây đựng theo dạng chữ Quốc với 4 gian nhà nối tiếp nhau (tiên đường, chánh điện, nhà tổ và nhà hậu). Mặt trước của tiền đường được xây dựng theo kiến trúc dung hòa giữa Á - Âu với những hàng cột thanh mảnh, vòm cong với hoa văn nhiều màu sắc. Trên nóc có 5 mái nhô cao tượng trưng cho ngũ hành theo quan niệm của phương Đòng. Vật liệu xây dựng chùa chủ vếu là là gỗ quí. Nen chùa được đúc bê tông cao lm , rất kiên cố.

Chánh điện có kiến trúc giống như của Trung Quốc nhưng vẫn giữ những nét theo kiểu cung đình Huế (hoa văn hình học, khung trên các bao lam được tiện tròn). Kỹ thuật điêu khắc, trang trí trong gian này rất độc dáo. Các bao lam đều được chạm lộng rất tinh xảo với các chủ đề trang trí như :

- Long - phụng tranh châu

- Bát tiên cưỡi thú (rồng, phụng, rùa, lân, nai, s ư ...) - Đơn - trĩ (hoa mẫu đơn)

- Mai - điểu

- Lân - trúc - tước - Mai - tùng - lộc

Đặc biệt, những đôi long trụ trong gian chánh điện. Đó là những cột tròn to, bằng gồ quí được chạm trổ rất tinh vi và sẳc xảo với các chủ đề: Ngư - long hí thủy, Long - Lân - Qui - Phụng.

Các ô hộc phía trên bao lam được chạm nổi hoa văn với các chủ đề: Tùng - lộc, Đào - lựu, Cúc - trĩ...

Khi bước chân vào chánh điện, ta có một cảm giác giống như lạc vào một lâu đài vừa cổ kính vừa hiện đại nguy nga tráng lệ. Vào từng gian, chúng ta sẽ thấy một màu vàng óng ánh được thếp trên các hình

chạm, trên những pho tượng. Giữa chánh điện và nhà tổ là sàn thiên tĩnh hình vuông có hồ nước to, có hòn non bộ ở giữa. Trên hòn non bộ, cây cối mọc xum xuê phác họa lại cảnh vật thiên nhiên thật sinh động. Nếu đứng trên hòn non bộ nhìn xung quanh (chánh điện + nhà tổ) sẽ bẳt gặp lối kiến trúc xây dựng theo châu Âu (Pháp) với những hàng đá hoa màu sắc sặc sỡ được trang trí trên thành nóc, trên những cột xây bằng xi măng kiểu cách.

Ở chùa Vĩnh Tràng các tượng Phật và bao lam đều được sơn son thếp vàng rất đẹp. Trong chùa có trên 60 tượng Phật, đa số là tượng gỗ. Ngoài ra còn có các tượng được đúc bàng đồng, tượng đất nung và tượng xi măng. Các tượng này hầu hết được làm giữa thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Riêng 3 tượng đồng (Di Đà, Quan Âm, Thế Chí) được đúc giữa thế kỷ 19, những tượng này đều cao trên 90cm. Hầu hết các tượng gỗ (Phật và La hán) đều được chạm trổ hết sức tinh vi, các đường nét rất sắc bén, vừa mềm mại uyển chuyển vừa cứng cáp. Đặc biệt, những tượng La Hán rất sinh động trông không khác người thật với những nét mặt hoan hỉ, trầm tư ... Đây là bộ tượng được chạm khắc theo mô thức “cảm hứng” dân gian. Chính điều này thể hiện sự uyển chuyển và phóng khoáng vượt qua những chuẩn mực và qui luật gò bó cùa các chủng loại tượng tôn giáo nói chung. Qua đó, chúng ta có thể thấy được sự sáng tạo độc đáo về mặt nghệ thuật của các nghệ nhân tài hoa ở Nam bộ cuối thế kỷ XIX đầu XX.

Ngoài những pho tượng, phải kể đến chiếc Đại hồng chung, còn được gọi là Pháp bảo chuông cao 102cm nặng 150 kg đúc vào tháng 5 năm 1854. Hiện nay Pháp bảo chuông không còn được sử dụng (vì bị hỏng). Bên cạnh đó, chùa còn giữ lại 20 bức tranh sơn thủy giá trị, tuy ảnh hưởng tranh vẽ Trung Quốc nhưng vẫn mang đậm nét dân gian Việt Nam với các chủ đề: mai, lan, cúc, trúc và phong cảnh rất nên thơ của Việt Nam. Đây là công trình của Long Giang cư sĩ phác họa (2004). Ngoài ra, chùa còn có một đèn dược sư bàng đồng, 7 bộ bao lam được thếp vàng chạm hình “Bát tiên”, “Thần mặt trời”, “Thần mặt trăng”... rất đẹp.

Đáng chú ý là khu vườn Tháp. Ở đây có 3 tháp đá trông rất cổ kính được chạm trổ rất tinh xảo với các loại hoa, quả, rồng... Bên cạnh

còn có một số tháp mới. Đặc biệt nhất là tháp cùa Hoà thượng Lê Ngọc Xuyên (Tục Thông), chân hình lục giác cao 8m, tầng thứ nhất là nền cao l,2m , tầng thứ 2 có một cửa vuông cạnh lm có đường thông vào ngôi mộ (trước kia dùng để đưa quan tài vào).

Xung quanh chùa là vườn cây cảnh rất phong phú và đa dạng về chủng loại có cả cây ăn trái. Bên cạnh là hồ sen thơm ngát hương hoa dưới bóng của những cội cổ thụ sum xuê tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp. Nằm giữa không gian ấy, chùa Vĩnh Tràng càng trở nên cổ kính và thâm nghiêm.

Chùa Vĩnh Tràng vẫn được bảo vệ rất tốt. Các sư thầy trong chùa rất chú trọng đến việc bảo quản chùa. Bổn đạo và Phật tử khắp nơi vẫn thường xuyên đến thăm viếng và đóng góp tiền của cho việc sửa chửa chùa. Hiện nay, di tích chùa Vĩnh Tràng được bảo quản rất tốt.

Chùa Vĩnh Tràng là một trong những ngôi chùa cổ ở Nam Bộ. Chùa đã được Bộ Văn hoá công nhận là di tích lịch sử văn hoá loại hình kiến trúc - nghệ thụât theo Quyết định số 114/VHQĐ ngày 30 tháng 08 năm 1984. Không chỉ mang ý nghĩa tôn giáo và nghệ thuật, chùa Vĩnh Tràng còn là nơi đã từng nuôi giấu nhiều nhà cách mạng yêu nước và tích cực cung cấp lương thực cho lực lượng kháng chiến, góp phần vào công cuộc giải phóng đất nước.

Thật đáng trân trọng công sức của các vị sư kế thừa đã từng bước thực hiện và hoàn thành công việc bảo vệ ngôi chùa mà các sư thầy trụ trì trước kia khi còn sống chưa kịp thực hiện. Và nơi đây cũng là điểm dừng chân đầy thú vị của Phật tử, khách du lịch trong và ngoài nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu của chùa Vĩnh Tràng.

2. Hồ sơ di tích chùa Vĩnh Tràng.

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát triển di sản văn hóa kiến trúc: Phần 2 (Trang 61 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)