Khu vực tiếp khách

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát triển di sản văn hóa kiến trúc: Phần 2 (Trang 76 - 77)

DI TÍCH KIÉN TRÚC NGHỆ THUẬT Ở BÉN TRE

1. Cụ Mai Phùng Vồ 93 tuồi, Hội trường Hội hương đình Long Thanh, phường 5, Thành phố Vĩnh Long

2.2. Khu vực tiếp khách

Theo truyền thống, ở nhà trên, thì trước các bàn thờ mỗi gian đều có đặt ba bộ ngựa bàng gỗ. Nếu nhà giàu có thì ngựa bằng gõ, bằng bên; nhà nghèo thì ngựa bàng cây vườn, như cây còng, cây gáo... về sau, nhiều nhà thay thế các bộ ngựa bằng bàn ghế. Nhà giàu thì bày ghế sa lon, ghế cẩn các loại; Nhà nghèo hơn thì đơn giản chi đặt bộ bàn tròn, ghế đấu. Dù nghèo hay giàu nhưng đây vẫn là nơi trang trọng dành dê tiêp khách. Nêu là khách quí thì mới được tiếp ờ ngựa giữa / bàn giữa. Neu khách thường thường thì ngồi ngựa / bàn bên phải; đàn bà, con gái thì ngồi ngựa / bàn bên trái trò chuyện đồng thời tiện việc lên xuống nhà dưới lo việc bếp núc trong nhà.

Ngày bình thường nhà trên ít khi mở cửa, chỉ khi có khách đến thăm nhà hoặc có hiếu hỉ thì tùy sự kiện mà gia chủ mở cửa chính hay mở toang các cừa. Neu tiếp khách thường thường chỉ mở cửa chính còn nếu là cưới hỏi thì bàn ghế, các bộ ngựa có thể được sắp xếp lại. Neu có tang ma thi nhà trên là nơi đặt quan tài người quá cổ. Lúc đó

tùy vào vị thế, tuổi tác người quá cố mà người có thẩm quyền trong nhà sẽ quyết định việc sắp xếp, bày biện của khu vực tiếp khách sao cho phù hợp với từng sự kiện.

Khu vực tiếp kháeh của mồi ngôi nhà là khu vực đặc biệt, kiêm nhiều chức năng. Tuy khu vực này ít khi sử dụng nhưng gia chủ luôn lưu tâm bài biện, giữ gìn sạch sẽ, trang nghiêm dự phòng khi có khách đến hoặc khi hữu sự. Và, hon nữa đây là nơi nằm kề khu vực thờ tự tôn nghiêm nên trẻ con, người lạ không được phép tự tiện đi vào.

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát triển di sản văn hóa kiến trúc: Phần 2 (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)