NHÀ Ở CỦA NGƯỜI TRIÊNG

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát triển di sản văn hóa kiến trúc: Phần 2 (Trang 46 - 47)

2. Địa đạo An Thứ

NHÀ Ở CỦA NGƯỜI TRIÊNG

XU H Ư Ớ N G BIÉN Đ ố i VÀ PH ÁT T R IỂ N

Phạm Văn L ợ i* Do sức ép của sự gia tăng dân số; do tác động từ những biến đổi trong môi trường sinh thái, suy giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên,... văn hóa của các dân tộc trên đất nước Việt Nam nói chung, các dân tộc ở Trường Sơn - Tây Nguyên nói riêng, đã, đang và sẽ tiếp tục có những biến đổi nhanh chóng và mạnh mẽ. Sự biến đổi thường xẩy ra ít và chậm hơn ở các yếu tố thuộc lĩnh vực văn hoá tinh thần; nhanh và nhiều hơn đối với các thành tố thuộc phạm trù văn hoá vật chất, trong đó có ngôi nhà ở.

Nhìn một cách tổng thể, ngôi nhà ở của cư dân các dân tộc trên đất nước ta đã và đang biến đổi theo một xu hướng chung: từ nhà dài (của các đại gia đình phụ hệ và mẫu hệ) sang nhà ngắn (của một hoặc một vài gia đình hạt nhân - tiểu gia đình), từ nhà sàn xuống nhà đất / nhà trệt và từ ngôi nhà bàng gỗ, tranh, tre, nứa, lá,... gần gũi với thiên nhiên đến ngôi nhà của xã hội hiện đại, được xây dựng bàng các vật liệu mới như bê tông, gạch, ngói, tôn, tấm lợp íibrôximăng, sắt, thép... Sự biến đổi đó diễn ra nhanh, chậm khác nhau ở các dân tộc, các nhóm cư dân khác nhau tùy thuộc vào các điều kiện chủ quan và khách quan cụ thể của từng dân tộc, từng nhóm cư dân.

Bài viết này không chi đề cập đen thực trạng biến đổi về nhà ờ của người Triêng ờ Việt Nam trong thời điêm hiện nay mà còn thử nhìn nliận xu hướng phát triển, biến đổi của Ỉ1Ó trong tưưng lai và bưức đầu tìm cách lý giải về nguyên nhân của những biến đổi đó.

***

Ở Việt Nam, người Triêng là một nhóm địa phương thuộc dân tộc Giẻ - Triêng, cư trú tập trung tại huyện Ngọc Hồi tỉnh Kon Tum và

* B ào tàng Dân tộc học Việt Nam.

huyện Nam Giang, tỉnh Quảng N am 1. Tại huyện Ngọc Hồi, đa số người Triêng sống ở hai xã Đắc Dục và Đắc Nông; số ít còn lại ờ xã Bờ Y và thị trấn Plây cần. Ở huyện Nam Giang, phần đông họ định cư tại hai xã La Dê và La Ê; số ít sống tại thị trấn Thạch Mỹ. Địa bàn cư trú của họ nằm rải ra bao quanh đỉnh Ngọc Linh, ngọn núi cao nhất trên dãy Trường Sơn, địa hình phức tạp với núi cao, dốc đứng, mặt đất bị chia cắt nhiều bởi sông, suối. Theo số liệu thống kê, năm 2000, người Triêng có khoảng 7.000 khẩu2, là một trong những nhóm cư dân trên Trường Sơn - Tây Nguyên có truyền thống cư trú trong những ngôi nhà sàn ngán (của một hoặc một vài gia đình hạt nhân), nóc mái hình mui rùa với hai thanh đầu đốc bằng sừng trâu hoặc được đẽo bàng gỗ hình sừng trâu.

Người Triêng ở Việt Nam ghi nhớ họ đến khu vực cư trú hiện nay từ bên kia biên giới Việt - Lào và cho đến thời điểm hiện nay, họ vẫn duy trì các mối quan hệ với những người đồng tộc ở nơi quê cũ. Với người Triêng ở Quảng Nam, họ vốn là dân của hai làng Đẳc Ốc và Đắc Xua nằm sâu trong lãnh thổ nước Lào. Qua nhiều lần di chuyển, đầu những năm 50 của thế kỷ XX, họ bắt đầu đến với khu vực cư trú hiện nay. Toàn bộ số người Triêng ở Kon Tum đến cư trú tại địa điểm hiện nay vào năm 1977. Trước đó, họ sinh sống rải rác quanh khu vực sông Xê Ca Máng, nằm ở phía Tây huyện Nam Giang, tỉnh Quáng Nam ngày nay. Sau năm 1975, khi hai nước Việt Nam, Lào tiến hành phân định đường biên giới, khu vực cư trú của họ thuộc về nước Lào. Do có quá trình gắn bó lâu dài với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của nhân dân Việt Nam, họ xin chuyển sang cư trú ở Việt Nam và nhận được sự đồng ý của cả hai Nhà nước.

Người Triêng thôn Đắc Răng (xã Đắc Dục) khẳng định cho đến trước khi chuyển về sống tại Hú Răng, vị trí làng Đắc Hú (xã Đắc Dục) bây giờ, vào năm 1977, tất cả đều đang ở trong những ngôi nhà sàn.

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát triển di sản văn hóa kiến trúc: Phần 2 (Trang 46 - 47)