Viện dân tộc học (1984), Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tình phía Nam), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.306.

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát triển di sản văn hóa kiến trúc: Phần 2 (Trang 47 - 53)

Hà Nội, tr.306.

2. Tháng 6/2000, tại xã La Dê, người Triêng có 1.485 người; tháng 5/2000, tại xà Đẩc Dục, người Triêng có 3.711 người; tháng 2/2000, tại xã Đắc Nông, người Triêng có 1.674 người. Đó là chưa kể số người có 3.711 người; tháng 2/2000, tại xã Đắc Nông, người Triêng có 1.674 người. Đó là chưa kể số người Triêng ở xã La Ê và thị trấn Thạch Mỹ (huyện Nam Giang), xã Bờ Y và thị trấn Plây c ẩ n (huyện Kon Tum).

Suốt thời gian sống ờ Hú Răng, từ năm 1977 - 1987, họ vẫn tiếp tục dựng và ở nhà sàn. Trong thời gian đó, riêng người dân thôn Đẳc Răng dã ở trong 13 ngôi nhà sàn dựng vào khoảng từ 1978 - 1979, bao gồm các ngôi nhà ở của gia đình các ône Brôl Đức Vây, Bloong Mờ, Chrưm Pôn, Brôl Đưm, Mạc Dế Quá, Xiêng Lăng Kha, Brôl Dốt, Xiêng Lăng Pông, Xiêng Lăng Nam, Bloong Mo, Xiêng Lăng Nghĩa và Brôl Đức Nghỉ. Tháng 12-1987, khi chuyển từ Hú Răng về cư trú tại thôn Đấc Răng, vị trí họ sống từ đó cho đến năm 2001, trong làng bắt đầu xuất hiện nhà đất. Đầu tiên là các ngôi nhà của gia đình Brôl Dức Vây, Brôl Đưm, Bloong Lệ, Xiêng Lăng Nghêr, Brôl Bứu, Kriêng Bôn, Bloong Thái, Chrưm Nguốp, Y Bóc Huệ và Brôl Đức Nghỉ. Tuy nhiên, khi đó nhà sàn còn khá nhiều, bao gồm các ngôi nhà cùa gia đình Brôl Đức Ngải, Mạc Dc Quá, Xiêng Lăng Kha, Xiêng Lăng Nam, Bloong Mở, Bloong Mức, Brôl Viu. Đến cuối năm 2000, trong số 39 ngôi nhà ờ của cư dân thôn Đẳc Răng chỉ có 3 ngôi nhà sàn, số còn lại đều là nhà đất. Trong đó có 2 ngôi có người ở - ngôi nhà của bà Y Bóc Đỡ và ông Xiêng Lăng Kha; ngôi nhà sàn thứ 3 vừa nhỏ, vừa cũ và quan trọng hơn nó đã trở thành nhà bếp từ khá lâu. Tháng 2/2003, khi đã chuyển ra cư trú giáp hai bên con đường nối từ quốc lộ 14 vào, số nhà ở trong làng tăng lên thành 41 ngôi, trong đó có 37 ngôi nhà đất, 4 ngôi nhà sàn, không kể hai ngôi nhà sàn của bà Y Bóc Đỡ và ông Xiêng Lăng Kha đang bị bỏ lại tại khu vực cư trú cũ của làng, mặc cho nắng mưa tàn phá. Như vậy, vào thời điểm đó, người dân thôn Đắc Ràng đã dựng thêm 4 ngôi nhà sàn, những ngôi nhà sàn kiểu mới sử dụng nhiều nguyên vật liệu mới và một bộ nóc mái kiểu mới: hai mái chính hình chữ nhật, hai mái phụ (chái) hình thang cân tạo với mái hai mái chính một khoảng trông rộng.

Cũng tương tự như vậy, vào thời điểm tháng 2/2000, thôn Nông Con (xã Đắc Dục), chỉ còn 5 ngôi nhà sàn của gia đình các ông Bloong Chêm, Bloong Mú, Bloong Huy, Karinh Vớt và Hiêng Lăng Dêm. Trong số đó cũng chỉ có 4 ngôi nhà ờ, một ngôi đã trờ thành nhà bếp (ngôi nhà của Karinh Vớt). Ba trong 4 ngôi nhà ờ đó là nơi sinh sống của các cụ già. Chỉ có duy nhất một ngôi nhà có chủ nhân thuộc về lớp trẻ - Bloong Chêm. Tuy nhiên, khi đó ngôi nhà của anh Chêm cũng đã hư hỏng quá nhiều. Vợ chồng anh đang chuẩn bị gỗ để dựng một ngôi

nhà đất mới. Ông Bloong Huy, chủ nhân của một trong 5 ngôi nhà sàn - nhà ờ kể trên, đã chết vào tháng 1/2000 và ngôi nhà ở của ông cũng bị bỏ hoang kể từ thời điểm đó. Những người còn lại trong gia đình ông đang dụng nhà đất mới thay thế cho ngôi nhà sàn truyền thống này. Chỉ còn duy nhất ngôi nhà sàn của gia đình ông Hiêng Lăng Dêm là khá sáng sủa, đẹp đẽ vì nó mới được các con ông sửa chữa, trang hoàng lại. Tuy nhiên, ngôi nhà ở của ông chắc chắn cũng sẽ trở thành nhà bếp của gia đình trong một tương lai gần, khi con trai ông dựng xong ngôi nhà đất mới, bên quốc lộ 14, ngay phía trước ngôi nhà sàn hiện nay. Ngôi nhà của ông Bloong Mú cũng đã rách nát và sẽ bị phá bỏ trong thời gian không xa. Điều đó cho thấy xu hướng thịnh hành của nhà đất và sự mất dần của nhà sàn truyền thống như là một điều không thể tránh khỏi. Đây cũng là xu hướng biến đổi chung về loại hình nhà ở của các làng Triêng tại hai xã Đắc Dục và Đắc Nông, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum hiện nay.

Theo số liệu thống kê của Uỷ ban Nhân dân xã Đắc Dục, vào ngày 22/5/2001, trên địa bàn xã có tất cả 760 hộ dân sống trong 666 ngôi nhà, trong đó có 44 ngôi nhà xây, 542 ngôi nhà ngói, 22 ngôi nhà tôn và 58 ngôi nhà tranh nứa. Trước đó gần một năm, ngày 28/02/2000, số liệu thống kê của Uỷ ban Nhân dân xã Đắc Nông cho thấy cả xã có 379 ngôi nhà ở, bao gồm 20 ngôi nhà xây, 213 nhà ngói,

15 nhà tôn và 131 nhà tranh nứa. Do được phân loại theo các tiêu chí khác nhau nên rất khó sử dụng số liệu này để khẳng định sự phát triển của nhà đất so với nhà sàn. Tuy nhiên, qua quan sát thực tế, có thể khẳng định toàn bộ các loại hình nhà xây, nhà ngói và nhà tôn ở đây đều là nhà đất. Ngay trong loại hình nhà tranh nứa theo cách phân loại nhà trong 2 số liệu thống kê trên cũng bao gồm cả nhà sàn và nhà đất. Đối với làng Đắc Răng, trong thực tế chỉ có 2 ngôi nhà sàn - nhà ở (ngôi nhà bếp không được thống kê), nhưng số liệu này cho thấy làng có 8 ngôi nhà tranh nứa. Thực tế thôn Nông Con chỉ còn 5 ngôi nhà sàn nhưng số liệu thống kê cho thấy có 10 ngôi nhà tranh nứa. Như vậy, nếu cứ tính số lượng nhà sàn trong thực tế chiếm 50% số lượng nhà tranh nứa trong 2 bản thống kê trên, vào thời điểm những năm 2000-2001, tại 2 xã Đắc Dục và Đắc Nông cũng chỉ còn khoảng 95 ngôi nhà sàn, chiếm 9,99% tổng số nhà ở của cư dân hai vã. Tron." khi

đỏ, xu hướng ngói hoá đồng nghĩa với xu hưónu suy giảm của các ngôi nhà sàn trên địa bàn diễn ra với tốc độ khá cao. Cũng theo số liệu thống kê của Uỷ ban Nhân dân xã Đắc Dục, năm 1997 toàn xã có 407 ngôi nhà lợp ngói và 121 ngôi nhà lợp bànií tranh hoặc nứa. Năm 1998 số lượng đó là 442 và 89; năm 1999 là 455 và 82; năm 2001 là 586 và 80 nhà. Diều đó cho thấy trong thời gian tới, số lượng các ngôi nhà tranh nứa trên địa bàn hai xã Đắc Dục, Đấc Nông sẽ tiếp tục giảm xuông và ngôi nhà sàn truyền thống của người Triêng ở đây sẽ dần đi vào quên lãng.

v ề quá trình hiến đổi của các loại hình nhà ở của người Triêng tinh Quảng Nam lại có những điểm khác biệt. Cũng như người Triêng ờ K.0 1 1 Tum, khi mới từ vùng đất ở phía bèn kia biên giới Việt - Lào sang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam, 100% các ngôi nhà ở của người Triêng ở Quảng Nam là nhà sàn. Khoảng năm 1987 - 1988, tại thôn Đắc Ốc (xã La Dê) đã có một số gia đình người Triêng dựng nhà đất để ở nhưng đến năm 1994 - 1995 số nhà đất đó đã bị loại bỏ. Riêng thôn Côngtơrơn (xã La Dê), một thôn cư trú xen kẽ giữa người Triêng và người Cơ-tu, vào những năm 1987-1988, đã có 100% số cư dân ở nhà đất, nhưng đến năm 1994 - 1995, 100% số gia đình người Triêng ở đây đã trờ lại sống trong những ngôi nhà sàn.

Gần đây, tại khu vực cư trú của người Triêng ở Quảng Nam lại bắt đầu xuất hiện xu hướng làm và ở nhà đất. Tháng 12/2000, tại thôn Đắc Ốc (xã La Dê) có tất cả 47 ngôi nhà ở. Trong số đó, có duy nhất một ngôi nhà đất đã hoàn thiện và đang có người ờ, nằm tại khu vực Dẳc Ốc ngoài. Đó là ngôi nhà được dựng năm 1997, của một người

thầy giáo 37 tuổi, tên là Ta-ngôl Vực. Ngoài ra, tại khu vực Đắc ố c

giữa có thêm 2 ngôi nhà đất đang được dựng, chưa hoàn thiện, một ngôi cùa gia đình ông Ploong Diu - Bí thư Đảng uỷ xã; ngôi còn lại của gia đình ông Hiên Doanh, Phó chủ tịch Uỷ ban Nhân dân xã. Thực ra còn một ngôi nhà đất khác ờ khu vực Đắc Ốc ngoài. Tuy nhiên, đó là nhà ờ của vợ và các con của một anh bộ đội đang làm nhiệm vụ tại Đồn Biên phòng đóng trên địa bàn xã. Cà hai vợ chồng anh đều là người Xơ-đăng, trước sống ờ xã Zuôih (huyện Nam Giang), mới chuyển đến Đẳc Ốc được một vài năm. Tất nhiên, đó là chưa kể đến những ngôi nhà đất dùng làm Trạm xá, Uỷ ban Nhân dân xã; 3 ngôi

nhà ở của các gia đình người Kinh lên đây buôn bán và một dẫy lán của nhóm thợ mộc người Kinh đang hành nghề trèn địa bàn.

Vân đề đặt ra là trong tương lai, trên địa bàn cư trú của người Triêng huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, có diễn ra xu hướng trở lại với ngôi nhà sàn truyền thống, như số người Trièng ở thôn Côngtơrơn hay không và tại địa bàn cư trú của người Triêng ờ huyện Nam Giang, tỉnh Quảne Nam xu hướng bỏ nhà sàn xuống nhà đất sẽ diễn ra như thế nào, với tốc độ ra sao? Những câu hỏi đó đều đang cần có câu trả lời để có thể hiểu được xu hướng biến đổi về nhà ở của người Triêng ở Việt Nam.

Trong công trình “Nhập môn nghiên cứu cư trú nhà sàn ở Đông Nam Á”, sau khi trình bày sơ lược về nhà sàn của một số dân tộc sống tại khu vực này, tác giả đặt vấn đề: “Vì lẽ ngày nay nhà sàn còn chiốm một diện tích rộng đến như thế, nên người ta có thể tự hỏi những nguyên nhân tồn tại của nó là gì?”. Và tác giả đã đưa ra câu trả lời: “Những nguyên nhân ấy là vô tận, có liên quan đến thiên nhiên, lối sống và cách thức tổ chức xã hội” 1. Liên quan đến thiên nhiên, tác giả cho là nhà sàn được dựng lên ở những chỗ quá ẩm ướt hoặc quá dốc không thuận lợi cho việc xây cất nhà trên mặt đất, nơi cư dân phải chống chọi với lượng nước mưa khổng lồ, những trận lũ bất ngờ và gây tai hoạ, nơi dễ dàng tìm được gỗ với giá rẻ2, v ề lối sống, tác giả chỉ ra, đó là những cư dân sống giữa rừng, thường xuyên trong tư Ihế phòng vệ chống thủ dữ và chống cả con người - những người láng giềng của họ. Chủ nhân của ngôi nhà sàn là những cư dân du cư hoặc bán du cư, không muốn mất nhiều thời gian cho việc khai thác đất hoang làm nhà để rồi sau vài ha năm lại bỏ đất mà đi. Nhà sàn tiết kiệm đất, súc vật nuôi dưới gầm sàn được thừa hưởng những thức ăn của con người rơi vãi xuống3. Với cách thức tổ chức xã hội mục đích chính là đảm bảo hoàn toàn cho việc giữ gìn sự cách biệt giữa nam và

1. Nguyễn Văn Huyên (1995), Góp phần nghiên cửu vân hoá Việt N am, tập 1, Nxb Khoa học xã hội, HàNội (Chủ biên: GS. Hà Vãn Tấn; sun tầm và biên tập: PGS.TS. Nguyền Văn Huy; dịch: Trần Đinh, Đồ Nội (Chủ biên: GS. Hà Vãn Tấn; sun tầm và biên tập: PGS.TS. Nguyền Văn Huy; dịch: Trần Đinh, Đồ Trọng Quang và Phạm Thuỷ Ba; người hiệu đính: GS. Hà Văn Tấn và Diệu Binh), tr.263.

2. Nguyễn Văn Huyên (1995), sđd, tập 1, tr.263.3. Nguyễn Văn Huyên (1995), sđd, tập 1. tr.263-264. 3. Nguyễn Văn Huyên (1995), sđd, tập 1. tr.263-264.

nữ' và vấn đề bình đẳng giữa các thành viên trong việc phân chia lợi ích, ích, tiện nghi mà ngôi nhà đem lại.

Phai chăng những nguyên nhân hay cơ sở tồn tại của ngôi nhà sàn của người Triêng ở Việt Nam. đặc biệt là khu vực cư trú của họ ở Kon Tum, đã không còn nữa? Điều này là không hoàn toàn dứng với các điều kiện liên quan đến thiên nhiên. Rõ ràng các xã Đắc Dục, Đắc Nóng (huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum); La Dê, La Ê (huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam) nằm trong khu vực có độ dốc lớn. độ ẩm cao, lượng mưa trung bình năm nằm trong mức từ 150 - 300cm mà tác giả công trình nghiên cứu trên đưa ra2, v ề trữ lượng gồ ở Kon Tum và Quảng Nam trong thời gian gần đây đã ít nhiều suy giảm. Thêm nữa, chính sách bảo vệ rừng của Nhà nước dường như đã hạn chế khả năng khai thác gỗ phục vụ việc làm và dụng nhà của cư dân. Tuy nhiên, nếu đi sâu xem xét, sẽ thấy kết luận đó là không hoàn toàn có cơ sở bởi dù chuyển xuống làm và ở nhà đất, người Triêng vẫn sử dụng gỗ để tạo dựng bộ khung nhà. Toàn bộ số nhà tôn, nhà ngói, nhà xây trong số liệu thống kê về nhà cửa của 2 xã Đắc Dục, Đắc Nông kể trên, bộ khung vẫn được làm bàng gồ. Thậm chí, toàn bộ số cột, kèo, xà... trong các ngôi nhà đó đều có thiết diện hình chữ nhật hoặc hình vuông nên yêu cầu về gỗ cho các ngôi nhà kiểu mới đôi khi còn cao hơn những ngôi nhà sàn truyền thống được dựng lên từ những khúc gồ tròn. Như vậy, rõ ràng những lý do liên quan đến thiên nhiên không phái là cơ bản, không mang tính quyết định đối với sự tồn tại hay mất đi của ngôi nhà sàn. Điều này cũng đã được chính tác giả công trình nghiên cứu trên thừa nhận3. Tuy nhiên, nhũng nguyên nhân liên quan đến lối sống và cách thức tồ chức xã hội lại có thể có những tác động mang tính quyết định đối với sự mất đi của ngôi nhà sàn truyền thống.

v ề lối sống, rõ ràng từ mấy chục năm trở lại đây, dưới sự lãnh đạo của Đảng và N hà nước ta, tục săn máu, trả đầu đã hoàn toàn được loại khỏi đời sống của cư dân các dân tộc trong khu vực. Với chính sách định canh định cư, về cơ bản người Triêng đã có cuộc sống ổn

1 Nguyền Văn Huyên (1995), sđd, tập 1. tr.265.2. Nguyền Văn Huyên (1995), sđd, tập 1. tr.263. 2. Nguyền Văn Huyên (1995), sđd, tập 1. tr.263. 3. Nguyền Vãn Huyên (1995), sđd. tập 1. tr.263.

định hơn tại những vị trí gân đường giao thông... Cuộc sống cùa người Triêng nói riêng, của các dân tộc trên Trường Sơn - Tày Nguyên nói chung, hiện không phải luôn ớ Ironti tư thế phòng vệ chong thú dữ và chống cả nhũng người láng giềng như trước nữa. Đảng và Nhà nước ta cũng đã và đang vận động cư dân các dân tộc không nuôi nhốt hoặc thá rông súc vật dưới gầm sàn nhà ở và dã đạt được những thành quả dáng khích lệ, làm hình thành nên ờ vùng này nlùrng kiến trúc phụ trợ phục vụ cho việc chăn nuôi gia súc. gia cầm, như: chuồng trâu, chuồng lợn. chuồng gà... Thêm nữa. xu hướng mỗi ngôi nhà ớ chi là nơi sinh sông của một gia đình hạt nhân đã chiếm tỷ lệ tuyệt đối thì việc đám bảo hoàn toàn sự cách biệt nam nữ; sự bình đăng giữa các thành viên cùa ngôi nhà trong việc phân chia diện tích ở không còn là yêu cầu cần phải đặt ra. Như vậy, rõ ràng các điều kiện liên quan đến lối sống và cách thức tổ chức xã hội cho sự tồn tại của ngôi nhà sàn ờ vùng cư trú của người Triêng nói riêng, trên Trường Sơn - Tây Nguyên nói chung, về cơ bản đã không còn tồn tại. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là: tại sao xu hưcýng từ bỏ ngôi nhà sàn. làm và ớ nhà đất lại chi diễn ra mạnh mẽ và nhanh chóng với số người Triêng ở Kon Tum, trong khi lại diễn ra yếu và chậm hơn với người Triêng ớ Quảng Nam. Thậm chí, có những dân tộc như người Ba-na trong thị xã Kon Tum, người Gia-rai sinh sống xung quanh thành phố Pleiku, người Ê-đê, Mnông ờ ngoại vi thành phố Buôn Ma Thuột,... nơi những điều kiện về tự nhiên, lối sống và cách thức tố chức xã hội cho sự tồn tại của ngôi nhà sàn, theo quan

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát triển di sản văn hóa kiến trúc: Phần 2 (Trang 47 - 53)