DI TÍCH KIÉN TRÚC NGHỆ THUẬT Ở BÉN TRE
NGÔI NHÀ VIỆT CỒ TRUYỀN ÓV ĨNH LONG
N guyễn X u â n Hoanh*
Đôi nét về vùng đất Vĩnh Long
Tỉnh Vĩnh Long nằm giữa hai nhánh sông chính của sông Cửu Long: sông Tiền và sông Hậu, thuộc vĩ tuyến từ 9°52 4 0 ” đến 10° 19 48 vĩ Bắc, kinh tuyến 105°41 18 đến 106°17 03 kinh Đông. Tính lỵ Vĩnh Long cách Thành phố Hồ Chí Minh 135 km về phía Bắc theo quốc lộ I, phía Nam cách Thành phố c ầ n Thơ 33 km theo quốc lộ I.
Hiện nay, Vĩnh Long được phân chia thành 8 đơn vị hành chánh: Thành phố Vĩnh Long và và 07 huyện (Long Hồ, Mang Thít, Tam Bình, Vũng Liêm, Bình Minh, Trà Ôn và Bình Tân); gồm có 107 đơn vị xã, phường, thị trấn và 846 khóm, ấp. Diện tích tự nhiên 148.737 ha (1.487,37 km2), trong đó có 114.528 ha trồng lúa và cây ăn trái. Trải qua các thời kỳ lịch sử, tỉnh Vĩnh Long nhiều lần thay đổi tên gọi và địa giới hành chánh. Năm 1732, chúa đời thứ 7 thời Nguyễn là Nguyễn Phúc Trú (1696 - 1738) lập đơn vị hành chánh đầu tiên của tỉnh là Châu Định Viễn, dinh Long Hồ. Thời chúa Nguyễn, Vĩnh Long bao gồm các phần đất tỉnh cầ n Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang, Ben Tre và Trà V inh1.
Trải qua lịch sử gần 300 đấu tranh, xây dựng và phát triển với địa thể nằm ở trung tâm đồng bàng sông Cửu Long các thế hệ nối tiếp nhau ở Vĩnh Long đã tạo dựng nên diện mạo văn hóa mang nét đặc thù của vùng châu thổ sông nước Cừu Long. Góp phần làm nên diện mạo văn hóa ấy thì việc chọn nơi cư trú cùng các công trình kiến trúc nhà ở của cư dân Vĩnh Long qua các thời kỳ lịch sử có vị trí quan trọng. Hiện nay trên toàn tỉnh Vĩnh Long còn hơn 85 ngôi nhà xưa, nhà cổ được
* Báo tàng tinh VTnh Long.