John Penycate và Tom Mangold (1988), Hầm Củ Chi, Nxb Văn Nghệ TP Hồ Chí Minh, tr.308.

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát triển di sản văn hóa kiến trúc: Phần 2 (Trang 38 - 39)

Văn Trước - người miền Trung vào lập nghiệp, tách thành làng Phước Lộc. Năm 1836, Bình Tịnh và Phước Lộc được đổi tên là An Tịnh và Gia Lộc thuộc tổng Hàm Ninh Hạ, Huyện Quan Hoá, tỉnh Tây Ninh. Năm 1872, An Tịnh được tách ra để lập thêm một làng mới là làng An Hoà (nay là xã An Hoà). Năm 1890, An Tịnh thuộc quận Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh; năm 1959 thuộc quận Phú Đức, tỉnh Tây Ninh; năm 1963 thuộc quận Phú Đức, tỉnh Hậu Nghĩa, nay thuộc huyện Trảng Bàng tỉnh Tây N inh1.

Phía Đông và Nam xã An Tịnh giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía Tây giáp xã An Hoà, xã Gia Lộc và thị trấn Trảng Bàng, phía Bac giáp xã Lộc Hưng. Xã An Tịnh gồm có 8 ấp: An Thành, An Phú, An Bình, An Thới, An Khương, An Đước, Suối Sâu, Bàu Mây.

Khí hậu ở xã An Tịnh nói riêng cũng như toàn tỉnh Tây Ninh nói chung tương đối ôn hoà, chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng tư năm sau và tương phản rất rõ với mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11). Chế độ bức xạ dồi dào, nhiệt độ cao và ổn định. Mặt khác, xã An Tịnh nằm sâu trong lục địa, ít chịu ảnh hưởng của bão và những yếu tố bất lợi khác. Nhiệt độ trung bình năm ở xã An Tịnh là 27,4 0 c , lượng ánh sáng quanh năm nhiều, mỗi ngày trung bình có 6 giờ nắng.

Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1800 - 2200 mm, độ ẩm trung bình trong năm vào khoảng 70 - 80%, tổc độ gió l,7m /s và thổi điều hoà trong năm. An Tịnh chịu ảnh hưởng của hai loại gió chủ yếu là gió Tây - Tây Nam vào mùa mưa và gió Bắc - Đông Bẳc vào mùa khô.

Từ khi thực dân Pháp đặt chân đến Tây Ninh, nơi đây đã diễn ra

các cuộc chiến đấu tiêu biểu của Trương Quyền, lãnh binh Tòng và

phong trào Thiên Địa hội. Trong 9 năm kháng chiến chổng Pháp, quân dân An Tịnh đã tiêu diệt gần 2.000 tên địch, bắt sống 600 tên, gọi hàng 400 tên và thu 300 súng các loại. Trong 15 năm đánh Mỹ, quân dân An Tịnh đã diệt 5.627 tên địch, bắt sống 900 tên, gọi hàng 800 tên, thu 864 súng các loại, phá huỷ 368 xe cơ giới, 3 máy bay2.

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát triển di sản văn hóa kiến trúc: Phần 2 (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)