Phạm Quang Hoan, Phát triển bển vững miền núi Việt Nam, Bài giàng cho lớp Nghièn cứu sinh cùa Viện Dàn tộc học, Viện K hoa học xã hội Việt Nam.

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát triển di sản văn hóa kiến trúc: Phần 2 (Trang 55 - 58)

Triêng ờ Quáng Nam hiện nay, ngôi nhà đất - yếu tố văn hoá mới. đã nhận được sự tác động, ùng hộ cùa những người có uy tín. có ảnh hường trong cộng đồng. Đó là Bí thư Đảng uv xã, Chủ tịch Uỷ ban Nliân dân xã và 2 thày giáo người dân tộc dang giảng dạy tại trường phô thông cơ sở cùa xã. Điều đó cho thấy, trong thời gian tới khó có tình trạng trở lại với ngôi nhà sàn đôi với người Triêng ớ Kon Tum và xu hướng chuyên sang sinh sống trong những ngôi nhà đât sẽ diễn ra mạnh mẽ, nhanh chóng tại khu vực cư trú cùa người Triêng ở Quảng Nam.

Ớ đày. có lẽ cần phải đề cập đến vấn đề thứ 4. Đó là vếu tố văn hoá mới có phù hợp với thị hiếu của lớp trẻ trong cộnu đồng hay không? Bởi ở hầu hết các dân tộc trên đất nước ta hiện nay. lớp trẻ chiếm một ti lệ khá đông, là những người tiếp cận sớm nhất, nhanh nhất với các tiến bộ về khoa học kỳ thuật; về văn hóa xã hội của đất nước và nhân loại. Lớp trẻ là tương lai của mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc và cả quốc gia. Họ rất nhậy bén trước các yếu tố văn hoá mới. Trong các làng của người Triêng ớ Việt Nam hiện nay, lớp trẻ chính là những người đầu tiên làm và ở nhà đất. Các ngôi nhà ở mới dược làm ra cũng chú yếu dành cho các cặp vạ chồng trẻ. Đương nhiên cần phải kết hợp được cả 3 yêu cầu trên nếu không lớp trẻ sẽ rất dễ xa rời nền văn hoá truyền thống do cha ông tạo dựng.

Vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất. Văn hoá của các dân tộc, nhóm người, trong đó có ngôi nhà ở luôn có những thay đôi và phát triển là điều tất nhiên, hợp quy luật, cần phải được chấp nhận và ủng hộ. Tuy nhiên, biến đổi, phát triển như thế nào đối vứi những hiện tượng văn hoa cụ thể lại là một vấn dề cần quan tâm xem xét. Mồi nét, mỗi hiện tượng văn hoá xuất hiện và tồn tại đều dựa trên những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội... cụ thể. Khi những điều kiện đó mất đi, những điều kiện mới xuất hiện thì hiện tượng văn hoá cũ cũng sẽ dần mất đi và được thay thế bởi những hiện tượng văn hoá mới phù hợp vói các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội mới. Tuy nhiên, cái cũ mất đi không có nghĩa là mất han và cái mới cũng không thổ ra đời từ con số không. Cái mới ra đời phải và luôn phải là sự kế thừa từ cái cũ nhưng trên một trình độ cao hơn.

Ngôi nhà sàn - nhà ở cùa người Triêng nói riêng, của các dân tộc trên đất nước Việt Nam hay khu vực Đông Nam Ả nói chung đều dưực ra đời và tồn tại dựa trên một số điều kiện thiên nhiên, lối song và cách thức tổ chức xã h ội1. Khi những điều kiện đó mất đi thì cơ sở tồn tại của ngôi nhà sàn không còn nữa và một loại hình nhà ờ mới sẽ xuất hiện - nhà đất hoặc nhà nửa sàn, nửa đất. Tuy nhiên, loại hình nhà mới đó không thể là sự dập khuôn hoàn toàn ớ một dân tộc, một khu vực khác nào khác mà nó cần thể hiện được sự kế thừa những nét tiêu biểu trong ngôi nhà sàn mà người dân - chủ nhân của ngôi nhà, đã sáng tạo ra.

Như trên đã đề cập, khu vực cư trú của người Triêng ở Việt Nam, các điều kiện liên quan đến thiên nhiên cho sự tồn tại cùa ngôi nhà sàn chưa hoàn toàn mất hẳn, đặc biệt là ở Quảng Nam. Điều đó cho thấy vào thời điểm hiện nay, nhà sàn vẫn chiếm tỷ lệ tuyệt đối trong khu vực cư trú của người Triêng ở Quảng Nam cũng có tính hợp lý của nó và ngôi nhà đất đang tăng nhanh trên địa bàn cư trú của người Triêng ở Kon Tum có nguyên nhân chính là quá trình giao lưu văn hoá với các dân tộc khác, trong đó có người Kinh, c ầ n phải thấy loại hình nhà sàn “với tư cách là một vật kiến trúc” không thể là nguyên nhân của sự lạc hậu, cổ hủ cần phải tiêu diệt, thanh toán... . Thêm nữa, ngôi nhà sàn đã gẳn bó máu thịt với cách sống, với văn hoá ở cùa người Triêng, không dễ gì loại bỏ. Điều này đã được chứng minh trong quá trình thực hiện chính sách định canh, định cư và tái định cư cho các dân tộc thiểu số, của Đảng và N hà nước ta trong mấy chục năm vừa qua. Vì vậy, người Triêng ở Quảng Nam nên tiếp tục gắn bó với ngôi nhà sàn truyền thống và đặc biệt, cần tiếp tục gìn giữ bộ nóc nhà hình mai rùa, một kiểu nóc phổ biến, tiêu biểu cho các dân tộc Môn - Khmer3, nhưng hiện chỉ còn lại rất ít ở một số dân tộc, như: Bru - Vân Kiều, Cơ-tu và Giẻ - Triêng. Ngay trong dân tộc Giẻ - Triêng, nhà với nóc nhà hình mai rùa cũng chỉ còn tồn tại trên địa bàn cư trú của người Triêng và người Ve, 2 trong 4 nhóm địa phương của dân tộc này.

1. Nguyễn Vãn Huyên (1995), sđd, tập 1, tr.263.2. Nguyền Khắc T ụng (1996), sdd, tr.230. 2. Nguyền Khắc T ụng (1996), sdd, tr.230.

Ngôi nhà ớ có nóc mái hình mai rùa cua người Thái den. nmrời Hmòng ở Sơn La... có t h ê dã được tiếp thu từ các dân tộc Mòn - Khmer1. Ớ đày, chúng tôi chưa cỏ tư liệu về kỏt cấu bộ khung chái trong ngôi nhà ơ của người Thái và llmông kê trên. Tuy nhiên, qua ảnh cũng có thê nhận thấy bộ nóc mái ngôi nhà cua họ vẫn có những khác biệt khá rõ. khá xa so với bộ nóc mái ngôi nhà ở co truyền của người Triêng. Chái nhà cua người Triêng là 1/2 (hay gần 1/2) hình nón tiếp giáp với hai mái chính từ trên đỉnh chái, nơi lắp thanh đầu đốc

(loong VƠHÌỊ - tiếng Triêng) tới chân chái và thanh đầu đốc rất có thể có nguồn gốc từ thanh cột chong nóc kéo dài. Trong khi đó, với ngôi nhà của người Thái đen và Hmông ớ Sem La phần đinh nhọn của chái nằm tháp hơn. tách khôi 2 mái chính, tạo điều kiện cho sự tồn tại cùa loại thanh đầu đổc “khau cút - tiếng Thái” có nguồn gốc từ 2 thanh tre hay gồ bắt chéo . Trong khi ở người Thái đen "khau cút" dã trơ thành dấu hiệu cho biết dịa vị xã hội của gia chú thì mọi gia đình người Triêng đều có thê và có quyền làm loong vong với cặp sừng trâu úp bên trên. Van đề là ở chồ chi có một số gia đình khá già mới có dử điều kiện kinh tế dùng trâu làm lễ vật cúng thần. Do vậy, chỉ có những gia đình đó mới cỏ sừng trâu để úp lên thanh đầu đốc. Các gia dinh không có trâu cúng thần đành chấp nhận với chiếc loong vơng bằng gồ đẽo hình sừng trâu. Bên cạnh việc sừ dụng sừng trâu để làm loong vưnỊỊ, người Triêng còn treo trong ngôi nhà ở của mình toàn bộ số sừng của những con trâu mà gia đình đã làm lễ cúng thần và phía trên cửa ra vào ngôi nhà cộng đồng mới dựng ờ làng Đắc Ba (xã Đắc Dục) cũng được trang trí bàng những cặp sừng trâu gỗ. Chưa thế nói gì đến tục thờ trâu nhưng rõ ràng việc sử dụng các mô típ trang trí sừng trâu trong ngôi nhà ở và nhà cộng đồng cùa người Triêng phản ánh tầm quan trọng đặc biệt của con trâu trong xã hội, nơi mà con trâu là một biểu tượng quan trọng của sự giầu có và hiến sinh trâu thường là nét đặc trưng trung tâm cùa các nghi lễ tín ngưỡng, như đánh giá của Roxana Waterson, tác giả cuồn The living house, an anlhropology o f architecture in

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát triển di sản văn hóa kiến trúc: Phần 2 (Trang 55 - 58)