Địa đạo An Thởi trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát triển di sản văn hóa kiến trúc: Phần 2 (Trang 41 - 46)

2. Địa đạo An Thứ

2.2.Địa đạo An Thởi trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ

Tháng 6 năm 1965, Mỹ mở cuộc càn quét, quy mô cấp sư đoàn vào khu căn cứ Bời Lòi, trong đó có một lữ đoàn đánh vào An Thới và

ầp An Thới cùng đại đội 33 đã dựa vào công sự, địa đạo đánh tiêu hao sinh lực địch, bắn cháy xe tăng, diệt hàng trăm tên địch, giữ vững địa đạo buộc Mỹ phải rút quân.

Tháng 5 và tháng 10 năm 1966 Mỹ tiến hành 2 cuộc càn quét lớn vào địa đạo (đổ bộ trực thăng và hành quân cơ giới). Du kích huyện Trảng Bàng đã phục kích và tập kích vào đội hình địch, diệt nhiều sinh lực địch, thu nhiều chiến lợi phẩm.

Tháng 4 năm 1967, một trận đánh ác liệt diễn ra giữa lực lượng du kích An Thới và một đại đội Mỹ - có máy bay và pháo binh yểm trợ với ý đồ “cày nát An Thới”, “nhổ bót Việt cộng”. Nhưng địch đã bị thất bại, phải rút quân - địa đạo An Thới vẫn được giữ vững.

Từ năm 1968 đến 1975 ở An Thới đã diễn ra nhiều trận đánh chống lại những cuộc càn quét của Mỹ - nguỵ. Trên mảnh đất nóng bỏng chiến tranh, một ấp chiến đấu, một căn cứ cụ thể của cách mạng vẫn hiên ngang đối mặt với kẻ thù.

2.3. Giá trị của địa đạo An Thời• • •

- Địa đạo là nhân chứng của lòng dũng cảm, tinh thần yêu nước, tình đoàn kết quân dân, bởi chiến tranh nhân dân là sáng tạo muôn hình muôn vẻ, lấy thô sơ thắng hiện đại. Cuộc kháng chiến của toàn dân tộc ta thắng lợi có sự đóng góp của từng địa phương nhỏ mà An 7'hới - An Tịnh là một địa phương tiêu biểu xứng đáng được ghi nhận. Những chiến công của An Thới - An Tịnh là minh chứng sắc nét chứng minh đường lối kháng chiến sáng suốt, đúng đắn, toàn dân, toàn diện, trường kỳ cùa Đảng. Quân và dân An Thới - An Tịnh đồng lòng quyết chí, nhất tề đi theo kháng chiến, không phân hiệt già, trẻ, gái, trai. An Thới - An Tịnh xứng đáng được ghi nhận các thành tích trong những trang sử oai hùng của dân tộc. Cũng như các địa đạo khác trên lãnh thổ Việt Nam, địa đạo An Thới là một biểu tượng của chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của dân tộc Việt Nam.

- Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã để lại biết bao tấm gương sáng, biết bao hình thức sống động của nghệ thuật chiến tranh nhân dân. Từ hầm chông, tầm vông, giàn thun, ong vò vẽ, cách đánh tự tạo đến đặc công, đánh hiện đại (xe tăng, pháo binh...); dù bằng nghệ

thuật chiến tranh nào thì đất Việt Nam vẫn là lá chắn vững chắc cho những người giữ đất quê hương. Do vị trí chiến lược và chiến thuật mà địa đạo An Thới vừa là nơi trú quân vừa là nơi chiến đấu và là nơi bám trụ vững chắc nhất của Huyện uỷ Trảng Bàng và nhiều cơ quan tỉnh, huyện đến ngày thống nhất đất nước 30/4/1975.

- Địa đạo là một kỳ quan quân sự, một sáng tạo của chiến tranh nhân dân. Suốt 30 năm kháng chiến chống Pháp và Mỹ (1945 - 1975), nhân dân ta đã tiến hành tháng lợi cuộc chiến tranh giải phóng dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng ta. Đó là “một cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, với phương châm kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, kết họp ba mũi giáp công trên cả ba vùng chiến lược, kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy, tiến công và nổi dậy, phát huy được sức mạnh tổng họp của chiến tranh nhân dân” 1.

Một trong những nguyên nhân thắng lợi của hai cuộc kháng chiến là “do có hình thức và phương pháp tiến hành chiến tranh thích hợp, có nghệ thuật quân sự đúng đắn trên cơ sở phát huy trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân”2.

- Một giá trị khác của địa đạo là giá trị khoa học. Những người sáng tạo ra địa đạo đã ứng dụng tình hình thực tế, điều kiện chiến tranh, tương quan lực lượng, và chọn được lợi thế chiến tranh nhân dần, kể cả yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hoà” để trụ lại bám dân, bám đất và phát động kháng chiến.

Chọn thế đất tức cấu trúc địa chất, địa tầng, độ cao, độ ấm, độ thẩm thấu... để tạo địa đạo luôn khô ráo, hơn nữa biết dựa vào bề mật bên trên (cổ thụ, Ịuỹ tre...) như một mái pháo chống sụt lở, chống bom pháo. Từ địa đạo và công sự chiến đấu đã bố trí liên hoàn hầm chông, bãi mìn trên địa bàn dân cư, khi giặc đến thì tổ chức chiến đấu, giặc rút thì chạy thì tổ chức bám trụ sản xuất và giữ gìn làng xóm.

1. Nguyễn Viết Tá (chù biên) (1993), Miền Đông Nam bộ kháng chiến (1945 - 1975), Tập 2, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, tr. 621, 622. đội nhân dân, Hà Nội, tr. 621, 622.

3. Bảo q u ả n , tu sửa và phát huy giá trị di tích

Hiện nay, lòng địa đạo cơ bản vẫn giữ nguyên được trạng thái ban dầu. Tuy nhiên cỏ đoạn bị sụt lở, hơn nữa trong điều kiện khí hậu nhiệt đới 6 tháng mùa mưa liên tiếp hàng năm sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến độ bền vững của địa đạo.

Tháng 6 năm 1998, khu di tích địa đạo An Thới mở cửa đón khách tham quan, bao gồm khu địa đạo I (12.000 m2), bia tưởng niệm và Phòng truyền thống địa đạo An Thới. Trong khu vực này, địa đạo An Thới được phục chế một đoạn 300m bàng bêtông hoá địa đạo (giả đấl) gồm: cửa xuống, cửa lên, lỗ thông hơi, hầm nghỉ, hầm chứa lương thực, đạn dược, các ụ chiến đấu. Phòng truyền thống trưng bày 37 hình ảnh, gần 50 hiện vật liên quan đến địa đạo, quân và dân xã An Tịnh trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Khu địa đạo II đã được khoanh vùng 3 hecta, nhưng chưa cải tạo, sử lý.

Trong sổ lưu niệm lưu giữ tại Phòniì truyền thống của địa đạo An Thới, ông Nguyễn Văn Ốm, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên bí thư xã uỷ An Tịnh, nguyên bí thư huyện uỷ Trảng Bàng ghi lại: “Quê hương An Tịnh có nhiều trang lịch sừ oai hùng. Địa đạo An Thới là công sức của quân và dân. Đó là biểu tượng sáng ngời của trí thông minh và sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân”.

Hàng năm, di tích địa đạo An Thới đón tiếp nhiều khách tham quan trong và ngoài nước. Theo thống kê số liệu khách tham quan của Bảo tàng Tây Ninh, năm 2006, có gần 1.000 khách tham quan địa đạo An Thới. Chiếm đa số trong lượng khách tham quan kể trên là học sinh trong tỉnh. Ngoài ra, phải kể đến các doàn thể trong 'toàn quốc qua chương trình “v ề nguồn”, các hội viên Hội Văn hoá Nghệ thuật tỉnh Tây Ninh và người dân trong huyện Trảng Bàng.

Tuy nhiên, do các dịch vụ gắn với di tích chưa phát triển, di tích địa đạo An Thới chưa kết hợp sát sao với một số di tích và danh lam thắng cảnh trong huyện để tạo thành khu du lịch và biện pháp tuyên truyền, quảng cáo chưa hiệu quả nên số lượng khách tham quan đến với di tích còn ít. Bên cạnh đó, các bảng chỉ dẫn đến di tích cũng như các bảng sơ đồ mặt cắt và sơ đồ tham quan địa đạo chưa khoa học; phần trưng bày trong Phòng Truyền thống chưa thực sự hấp dẫn cũng

ảnh hưởng phần nào đến việc thu hút khách tham quan. Để phát huy hơn nữa giá trị di tích, Bảo tàng Tây Ninh nên chú ý tuyên truyền, xây dựng các chương trình tham quan, học tập tại di tích cho các câu lạc bộ, các hội (hội Cựu Chiển binh, Hội Phụ nữ...), các đoàn thể và các trường h ọ c...

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát triển di sản văn hóa kiến trúc: Phần 2 (Trang 41 - 46)