Khu vực thờ phượng:

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát triển di sản văn hóa kiến trúc: Phần 2 (Trang 75 - 76)

DI TÍCH KIÉN TRÚC NGHỆ THUẬT Ở BÉN TRE

1. Cụ Mai Phùng Vồ 93 tuồi, Hội trường Hội hương đình Long Thanh, phường 5, Thành phố Vĩnh Long

2.1. Khu vực thờ phượng:

Tuy loại hình kiến trúc, hoàn cảnh kinh tế có thể khác nhau nhưng về cơ bản không gian sử dụng trong ngôi nhà của người Việt ở Vĩnh Long được phân chia thành hai khu vực chính là: nhà trên và nhà dưới.

Nhà trên chiếm diện tích vừa rộng lớn vừa đẹp và kiên cố nhất của ngôi nhà. Nơi đây là trung tâm ngôi nhà và được dành cho việc thờ

phượng Phật, tô tiên ông bà và các vị gia thân. Đây là không gian thiêng của từng ngôi nhà, mang tính “bất khả xâm phạm” . Như đã nói, kiểu nhà pho biến nhất ờ Vĩnh Long là ba gian hai chái thì. gian giữa thường là nơi thiết trí bàn thờ Phật, tran thờ các vị thần bổn mạng của gia chủ. Gian bên phải thờ tổ tiên, gian bên trái thờ ông bà, cha mẹ. Trên giường thờ tồ tiên, ông bà, cha mẹ bày biện nhiều loại đồ tự khí, đồ gốm cổ. Phổ biến nhất là lư đồng, lục bình, ghế nghi, bài vị, thần ch ủ ... Gần đây, để đám bảo an toàn nên nhiều nhà đã thay thế các loại đồ cổ trên bàn thờ bằng đồ mới, chỉ đưa đồ cổ ra bày biện vào các ngày giỗ chạp, ngày tết, đám tiệc. Bài vị cũng được thay dần bàng ảnh thờ. Đe tạo ra không gian trang nghiêm nơi thờ tự, bên trên bàn thờ thường có các tẩm hoành phi, đại tự bằng chữ Hán, sơn son, thếp vàng. Vách buồng, phên lụa nơi tựa lưng của các giường thờ, tran thờ có tranh thờ vẽ thủy mặc hoặc tranh kiếng. Trên các cột chính trong gian nhà trên có bao lam thành vọng, câu đối được làm công phu, tỉ mỉ. Đáng chú ý, để tạo không gian thiêng nên khu vực thờ tự luôn bố trí ít đèn thắp sáng. Vì vậy, nơi đây luôn giữ vẽ u huyền trầm mặc, đậm mùi hương khói.

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát triển di sản văn hóa kiến trúc: Phần 2 (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)