Đánh giá ban đầu về vấn đề của đối tượng

Một phần của tài liệu RỢ GIÚP XÃ HỘI THƯỜNG XUYÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT TẠI XÃ NINH MỸ, HUYỆN HOA LƯ, TỈNH NINH BÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VỚI TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TÂM LÝ BẤT ỔN ĐỊNH Ở TUỔI DẬY THÌ TẠI XÃ NINH MỸ, HUYỆN HOA LƯ, TỈNH NINH BÌNH (Trang 46)

II Tiến trình trợ giúp

1. Giai đoạn 1: Tiếp nhận đối tượng

1.4. Đánh giá ban đầu về vấn đề của đối tượng

Ở giai đoạn tiếp nhận đối tượng, SVTT cần có đánh giá sơ lược về vấn đề của đối tượng thơng qua tiến hành tìm hiểu những mối quan tâm và vấn đề của đối tượng căn cứ vào thơng tin ban đầu có từ hồ sơ cũ của đối tượng hoặc những thông tin đã thu thập được từ sự phản hồi của đối tượng hoặc những người liên quan. Việc xác định vấn đề và các mối quan tâm của đối tượng cũng rất cần thiết để xem xét vấn đề hỗ trợ có thuộc phạm vi chức năng và khả năng của cơ quan xã hội khơng, từ đó có sự chuẩn bị cho các bước tiếp theo. Nếu nhu cầu giúp đỡ nằm ngồi khả năng của cơ quan xã hội thì cần nhanh chóng chuyển đến những cơ quan có chức năng tương ứng.

Trong giai đoạn này, SVTT cũng cần phải xác định được đối tượng là ai? Việc xác định đối tượng khơng phải là loại bỏ những người cịn lại mà ở đây chỉ có nghĩa là xác định trọng tâm của việc giải quyết vấn đề.

Sau khi tiếp cận, trao đổi và nhận được sự phản hồi của em N, SVTT đã xác định được nhu cầu giúp đỡ của thân chủ T.T.N là trấn an, giải tỏa căng thẳng trong áp lực học tập cho N, cùng N định hướng và đưa ra những phương pháp học hiệu quả và giúp N tự tin hơn về hồn cảnh gia đình.

1.5. Ghi hồ sơ thơng tin ban đầu về đối tượng

Sau khi đã có những thơng tin ban đầu về đối tượng trong giai đoạn tiếp nhận, SVTT cần ghi chép hồ sơ về thông tin ban đầu/ tiếp nhận đối tượng. Bản thông tin về đối tượng bao gồm những thông tin cơ bản sau:

đâu, tuổi, giới tính, hồn cảnh gia đình, thực trạng về thể chất, tinh thần…; - Đánh giá thực trạng sơ lược về tình hình đối tượng: bao gồm những nét chính nhận xét về tình hình đối tượng căn cứ vào những thông tin thu thập được, đặc biệt là những vấn đề, nhu cầu khẩn cấp;

- Những biện pháp đã được áp dụng hỗ trợ ban đầu cho đối tượng - Đề xuất cho kế hoạch hỗ trợ tiếp theo

Mẫu báo cáo tiếp nhận thông báo

1. Nhận được thông báo

Thông qua gặp mặt trực tiếp với đối tượng Ngày tháng năm: 21/01/2020 Thời gian: 15h00

Sinh viên thực tập: Lê Thị Minh Tình Địa điểm: đội 3, xóm Nam Chiêm, xã Ninh Mỹ, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.

Số hiệu tạm thời của trường hợp: N94 2. Thơng tin đối tượng

Số hồ sơ: 94

Tuổi thật: 16 tuổi Ngày tháng năm sinh: 28/10/2004 Giới tính: Nữ

Đặc điểm của đối tượng:Đang là học sinh, người nhỏ nhắn, làn da ngăm đen, mái tóc dài, mũi dọc dừa, nét mặt u buồn, chán nản, cúi mặt xuống bàn. Nguồn thông tin cung cấp : Cán bộ Lao động thương binh xã hội cung cấp, N cung cấp.

Đánh giá ban đầu về vấn đề của đối tượng : N hoang mang, buồn bã, bế tắc vì khơng biết nên làm như thế nào để giúp gia đình mình và có ý định muốn bỏ học ; Dịch vụ khẩn cấp : Ổn định tâm lý

3. Ghi chép nhiệm vụ

Đánh giá – kết luận của nhân viên xã hội

Cần ổn định lại tinh thần cho N, cân bằng lại cuộc sống, giúp N giải quyết vấn đề của mình, tập trung lại cơng việc học tập…Sinh viên thực tập giúp đối tượng nhận ra những điểm mạnh của bản thân để có thể giải quyết tốt vấn đề của mình cùng với sự hỗ trợ của sinh viên thực tập.

Những biện pháp khẩn cấp ban đầu đã cung cấp cho đối tượng ( nếu có ) : trấn an tinh thần cho N.

Phúc trình lần 1 với N

- Họ và tên thân chủ: T.T.N - Tuổi: 16 Giới tính: Nữ

- Thời gian: 15h – 15h30 ngày 21 tháng 01 năm 2020

- Địa điểm: đội 3, xóm Nam Chiêm, xã Ninh Mỹ, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình

- Mục đích: Tạo lập mối quan hệ thân thiện và tin tưởng với thân chủ Sinh viên gặp N khi có dịp được đi xuống từng hộ gia đình nghèo chúc tết của UBND phường. Khi vào đến nhà N, qua q trình trị chuyện, tơi có biết qua một số thơng tin về hồn cảnh nhà N. Và hôm nay sinh viên thực tập có quay trở lại nhà N để trị chuyện với mẹ N và với N tạo lập mối quan hệ.

Khi vào nhà, tôi chỉ thấy mẹ em đang ngồi trong nhà uống nước, ngồi nhìn ra ngồi cửa sổ.

SV: Cháu chào cơ ạ. Cơ cịn nhớ cháu khơng?

Cô: Cháu là... à cô nhớ rồi, cháu là Tình hơm qua có đi cùng đồn xã đến gia đình cơ chúc Tết đúng không?

SV: Đúng rồi ạ, Cháu là Tình, sinh viên đang thực tập tại Ban Lao động – TBXH tại xã mình. Thật vui vì cơ đã nhớ ra cháu.

Cô: Nhớ chứ. Cháu ngồi xuống uống nước đi đã

SV: Vâng. Cháu mời cô uống nước ạ. Cô cho cháu hỏi, em N có nhà khơng ạ?

Cơ: N hả? Nó đang ở ngoài vườn rau đấy.

SV: Vậy cháu xin phép cơ ra ngồi vườn, nói chuyện với N một lát ạ Cơ: Ừ, cháu ra đi

SV: Chào N, em có nhận ra chị khơng?

N: Chị Tình. Hơm qua chị vừa đến nhà em mà.

SV: Em nhớ giỏi quá, chị là Tình, chị là sinh viên của trường Lao Động – Xã Hội, đang thực tập ở xã mình.

N: Thế ạ. Em cứ tưởng chị là cán bộ cơ. Mà hôm nay chị khơng đi thực tập à?

SV: Chị có. Nói chuyện với em là chị cũng đang thực tập đấy (cười). N học lớp mấy rồi em?

N: Em học lớp 10B ạ SV: Em học trường nào?

N: Em học trường THPT Hoa Lư A ạ.

SV: Vậy cùng trường với chị rồi, cô nào chủ nhiệm em vậy?

(SV đã sử dụng kỹ năng đặt câu hỏi để tạo cho N cảm giác thoải mái và để tạo lập mối quan hệ)

N: Cô Quế dạy Sử chị ạ.

SV: Trùng hợp quá, cô Quế trước cũng chủ nhiệm bọn chị ấy, hồi đó chị học H.

N: Cơ ấy hiền mà tâm lý chị nhỉ?

SV: Đúng rồi, chị được cô chủ nhiệm 2 năm chị cũng quý cô lắm. N: Vâng ạ, em cũng thế ạ.

SV: Mà em được nghỉ Tết lâu không?

N: Cũng lâu chị ạ? ( Nét mặt hơi trùng xuống)

SV: Được nghỉ lâu em phải vui lên chứ, sắp đến Tết rồi mà N: Năm nay gia đình em khơng có Tết vui đâu chị ạ.

SV: Sao lại vậy, em có thể kể cho chị nghe được khơng?(Kỹ năng đặt câu hỏi)

N: Sức khỏe mẹ em giờ đau ốm suốt, điều kiện nhà em lại khơng có, em thì khơng biết làm gì để giúp đỡ cả, em lại là học sinh mới vào cấp 3, áp lực lắm chị ạ.

SV: Chị hiểu là em đang rất buồn, rất lo lắng, áp lực đúng không? (Kỹ năng phản hồi)

N: Vâng, em không biết nên làm thế nào cả, trong đầu em chỉ có suy nghĩ là làm như thế nào để giúp đỡ mẹ thơi.

SV: Em cứ bình tĩnh ( Vỗ vai N) (Kỹ năng khích lệ động viên)

Đúng lúc ấy, mẹ N gọi em vào nhà, vì để mẹ khơng phải lo lắng, tơi nhận thấy N nhanh chóng lấy lại tinh thần đi vào nhà. Tơi cũng đi theo em vào nhà. Lúc đó cũng muộn nên tơi xin phép gia đình em về và lúc tiễn tơi, mẹ em có nói chuyện và dặn tơi, khi nào có thời gian đến chơi với N vì em sống khá khép mình từ khi bố mất. Tơi vui vẻ nhận lời và chào cô và N để ra về.

Qua buổi trị chuyện này tơi đã sử dụng kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe tích cực, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng phản hồi, kỹ năng khích lệ động viên. để có thể nghe những điều N nói, kỹ năng quan sát để quan sát cử chỉ, hành động của thân chủ, kỹ năng đặt câu hỏi....

Kỹ năng giao tiếp: SV đã thể hiện được thái độ cởi mở, thái độ quan tâm, sẵn sàng chia sẻ và lắng nghe khi N chia sẻ. Về cách ăn mặc, SV đã chọn những trang phục phù hợp để tạo cảm giác gần gũi với thân chủ của mình. Tuy nhiên, N vẫn chưa thực sự thoải mái chia sẻ, vẫn còn dè chừng. Do đó, SV cần thể hiện tốt hơn thái độ, sự giao tiếp để tạo được sự tin tưởng để N chia sẻ nhiều hơn.

Kỹ năng lắng nghe: SV đã tập trung lắng nghe, chú ý đến thông tin mà N cung cấp và thể hiện được thái độ tôn trọng đối với N. Hạn chế là đơi lúc SV vẫn cịn lơ là chưa thực sự chú tâm vào lời nói của N.

Kỹ năng đặt câu hỏi: SV đã sử dụng câu hỏi mở như “Sao lại vậy, em có thể kể cho chị nghe được khơng?” câu hỏi đó đã giúp N thấy được rằng SV đang quan tâm đến vấn đề mà N đang gặp phải. Và SV đã sử dụng được một số câu hỏi đóng như “N học lớp mấy rồi em?”, “Em học trưởng nào?” câu hỏi giúp SV biết được những thông tin cụ thể mà N cung cấp. Han chế là SV vẫn chưa đưa ra được nhiều câu hỏi cho N.

Kỹ năng phản hồi: Kỹ năng phản hồi giúp SV xác nhận lại thông tin mà N cung cấp và SV đã sử dụng kỹ năng phản hồi cảm xúc ở câu như “Chị hiểu là em đang rất buồn, rất lo lắng, áp lực đúng không?” ở câu này

đã mô tả lại được trạng thái cảm xúc hiện tại của N. Tuy nhiên, SV vẫn còn hạn chế trong việc sử dụng kỹ năng này.

Kỹ năng khích lệ động viên: SV đã sử dụng câu “Em cứ bình tĩnh” để giúp N ổn định được tâm lý và có thể tiếp tục được buổi nói chuyện.

Lượng giá:  Ưu điểm:

- SV tạo lập được mối quan hệ thân thiện với N. N sẵn sàng chia sẻ một số thông tin về cá nhân cũng như gia đình.

- Giữa SV và N có sự thoải mái, tự nhiên

- SV nắm bắt được vấn đề, tâm trạng và cảm xúc của đối tượng.  Nhược điểm:

Do đây là cuộc nói chuyện đầu tiên nên chưa khai thác được nhiều thông tin cụ thể, chưa chia sẻ được nhiều với N, bước đầu tạo lập mối quan hệ thân thiện với N. SV vẫn còn bỡ ngỡ và thiếu tự tin, việc xử lý tình huống vẫn cịn chậm.

2. Giai đoạn 2: Thu thập thông tin.

Là hoạt động thu thập các thông tin dữ liệu về đối tượng và những vấn đề có liên quan đến đối tượng. Mục đích của việc thu thập thơng tin này là để giúp sinh viên dựa trên những thơng tin có được xác định chính xác vấn đề của cá nhân đối tượng và trên cơ sở đó lên kế hoạch hỗ trợ/ trị liệu. Thơng tin thu thập càng đầy đủ và chính xác giúp cho sinh viên có bức tranh tồn cảnh đầy đủ về đối tượng và từ đó đưa ra những gợi mở hỗ trợ hữu hiệu và phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh của đối tượng.

2.1 Những nội dung thu thập thông tin.

Những thông tin cần thu thập tập trung vào những vấn đề (1) thông tin về đối tượng và vấn đề của đối tượng; (2) thơng tin về hồn cảnh, những nhận xét, đánh giá của người thân, người có ý nghĩa quan trọng và liên quan về đối tượng và (3) thơng tin về luật pháp, chính sách, chương trình dịch vụ có liên quan nhằm hỗ trợ đối tượng.

(1) Thơng tin về N:

Sau q trình thu thập thơng tin ban đầu về đối tượng như đã trình bày ở phần ghi chép thông tin ban đầu, SVTT tiếp tục khai thác những thông tin sâu hơn về đối tượng.

- Thân chủ: T.T.N sinh ngày 28/10/2004, 16 tuổi, giới tính: Nữ.

- Em đang sinh sống cùng mẹ tại đội 3, xóm Nam Chiêm, xã Ninh Mỹ, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.

- Vấn đề của N gặp phải: đang bị áp lực tâm lý, có ý định nghỉ học. Có thể thấy nguyên nhân cốt lõi của vấn đề mà N đang gặp phải là do bố N mất cách đây 3 năm, mẹ gần đây lại hay đau ốm, không làm được công việc nặng, điều kiện gia đình khơng có, suy nghĩ về vấn đề cịn hạn chế.

- Bản thân N có những điểm mạnh và tiềm năng riêng: + Yêu thương mẹ

+ Có khả năng học tập và đã có những thành tích tốt trong học tập + Luôn phụ giúp mẹ những công việc nhà và phụ giúp mẹ bán hàng mỗi khi rảnh rỗi.

+ Có ước mơ cho tương lai của bản thân

(2) Thơng tin về bối cảnh môi trường sông của N, những nguồn lực từ gia đình, cợng đồng và xã hợi.

Mơi trường xung quanh đối tượng luôn được đánh giá là những nguồn thông tin rất quan trọng giúp cho SVTT và đối tượng hiểu rõ hơn về bối cảnh và tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp cho đối tượng giải quyết vấn đề của mình một cách dễ dàng và hiệu quả.

Các thành viên trong gia đình:

- Gia đình N có 3 thành viên: - Bố: T.V.L

- Mẹ: P.T.T

Nhưng bố N mất cách đây 3 năm nên hiện tại trong gia đình mẹ em là người có ảnh hưởng lớn tới em. Mặc dù hồn cảnh khó khăn nhưng mẹ ln chỉ bảo cho em những điều hay, và em luôn yêu thương mẹ.

Điều kiện sống:

Nhà N là nhà xây cấp 4, cuộc sống khó khăn, thuộc hộ nghèo của xã, bố em đã mất, cịn mẹ thì có thu nhập khơng ổn định do sức khỏe yếu nên cuộc sống ngày càng bấp bênh. Do đó từ khi bố mất, N đã phụ giúp mẹ cùng mẹ đi chợ bán hàng nhưng do năm nay là lớp 10 đổi cấp học, nên em khơng có thời gian nhiều để giúp mẹ nữa, mẹ em cũng yếu nên cũng khơng đi được một mình. Vì thế áp lực từ trường lớp, gia đình, em đã khủng hoảng về tâm lý và với em, việc duy nhất chính là nghỉ học để đi làm giúp đỡ mẹ.

Mối quan hệ tương tác trong gia đình .

Mẹ và N rất yêu thương nhau, mẹ luôn muốn N không phải chịu khổ nên cố gắng để cho N không phải vất vả nhưng sức khỏe không cho phép.

Về ông bà ngoại và nội của N thì đã mất N chỉ cịn bác ruột. Bác N hồn cảnh cũng khó khăn nên khơng giúp đỡ được nhiều.

Thông tin về môi trường xung quanh N.

Gia đình ở có cuộc sống an ninh tốt, họ hàng ln quan tâm tới gia đình và hỗ trợ gia đình về mặt tinh thần, hàng xóm xung quanh ln quan tâm, giúp đỡ gia đình mỗi khi gặp khó khăn, các tổ chức đồn thể địa phương ln có sự quan tâm nhất định đến gia đình.

Thơng tin về nguồn lực có thể trợ giúp N giải quyêt vấn đề:

Trong quá trình làm việc nhân viên xã hội đã xác định được những nguồn lực có thể huy động trong việc giúp đỡ N giải quyết vấn đề của mình.

 Mẹ N có ảnh hưởng lớn, N rất yêu thương mẹ

 Thầy cô giáo và bạn bè của N, đặc biệt là cô giáo chủ nhiệm của N.  Trạm y tế nơi N sinh sống đảm bảo sức khỏe tốt cho em và mẹ em.

 Hội phụ nữ xã.

 Ủy ban nhân dân xã giúp đỡ gia đình em N thốt nghèo, hướng dẫn học nghề tiếp cận với các chính sách phù hợp với hồn cảnh gia đình mình.

(3) Thơng tin về luật pháp, chính sách, chương trình dịch vụ có liên quan.

 Hiện nay, theo QĐ số 85/QĐ-UBND tỉnh Ninh Bình, gia đình em N được hưởng 270.000 đồng/ tháng, thẻ bảo hiểm y tế và các chương trình khác…

2.2 Nguồn thu thập thông tin.

 Bản thân N:

Thơng qua trị chuyện, tâm sự, và tiếp xúc trong các buổi làm việc sinh viên nhận thấy N là một cơ bé sống tình cảm, ngoan ngỗn, ln nghĩ cho gia đình và những người xung quanh. Vì hồn cảnh gia đình và áp lực học tập nên N khơng ổn định về tâm lý và có ý định bỏ học. Mẹ em đã

Một phần của tài liệu RỢ GIÚP XÃ HỘI THƯỜNG XUYÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT TẠI XÃ NINH MỸ, HUYỆN HOA LƯ, TỈNH NINH BÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VỚI TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TÂM LÝ BẤT ỔN ĐỊNH Ở TUỔI DẬY THÌ TẠI XÃ NINH MỸ, HUYỆN HOA LƯ, TỈNH NINH BÌNH (Trang 46)