Tài nguyên du lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dịch vụ lưu trú và ăn uống trên địa bàn thành phố việt trì (Trang 37 - 42)

8. Kết cấu khóa luận

2.3. Tài nguyên du lịch

2.3.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

Việt Trì là vùng đất nằm ở vị trí chuyển tiếp từ địa hình đồi núi sang đại hình đồng bằng, đỉnh của tam giác châu thổ sông Hồng. Từ trung tâm Thành phố nhìn về phía Tây Nam là núi Ba Vì, phía Đơng Bắc là dãy núi Tam Đảo. Ở phía Tây - Tây Bắc Thành phố là núi Nghĩa Lĩnh, nơi có đền thờ các vua Hùng.

Về mặt địa chất, đất đai ở Việt Trì thuộc vùng đất cổ có niên đại cách đây từ 50 đến 200 triệu năm. Theo tài liệu khảo cổ học cách ngày nay khoảng 2 vạn năm, ở đây đã có sự định cư của người Việt Cổ. Khoảng 4000 năm trước Vua Hùng đã chọn nơi này làm đất đóng đơ của nhà nước Văn Lang.

Quần thể di tích đền Hùng nằm từ chân núi đến đỉnh ngọn núi Nghĩa Lĩnh cao 175 m (núi có những tên gọi như Núi Cả, Nghĩa Lĩnh, Nghĩa Cương, Hy Cương, Hy Sơn, Bảo Thiếu Lĩnh, Bảo Thiếu Sơn), thuộc địa phận xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, cách trung tâm thành phố Việt Trì khoảng 10 km. Khu vực Đền Hùng ngày nay nằm trong địa phận của kinh đô Phong Châu của quốc gia Văn Lang xưa.

Thành phố Việt Trì là nơi hội tụ của ba con sơng lớn: sông Hồng, sông Lô và sông Đà. Sông Hồng dài 1.140km, bắt nguồn từ Vân Nam, Trung Quốc chảy đến thành phố Việt Trì, sơng Hồng gặp được sông Đà (dài 543km) chảy bên hữu ngạn sông Hồng, đồng thời gặp sông Lô (dài 227km) bên tả ngạn chảy tới.

Thành phố Việt Trì nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, có một mùa đơng lạnh sâu sắc với trên ba tháng nhiệt độ xuống dưới 18 độ C, nét đặc trưng của Miền Bắc Việt Nam. Điều kiện khí hậu thích hợp để phát triển du lịch với nhiệt độ trung bình năm khoảng 23 độ C. Lượng mưa trung bình trong năm khoảng 1.600 đến 1.800 mm. Độ ẩm trung bình trong năm tương đối lớn, khoảng 85 – 87%.

Các đặc điểm tự nhiên đã thành tạo cho thành phố Việt Trì có cảnh quan thiên nhiên trữ tình, dun dáng, là tiền đề cần thiết để phát triển du lịch.

2.3.2. Tài nguyên du lịch văn hóa

2.3.2.1. Truyền thống văn hóa

Từ xưa đến nay, cả một miền đất rộng lớn gồm đồi núi, ruộng bãi, ruộng trũng và cả một hệ thống ao hồ, sông chằng chịt là miền đất trung tâm của kinh đô Văn Lang. Miền đất này có mối quan hệ đặc biệt mật thiết, gắn bó với sự phát triển của cư dân và tín ngưỡng Việt Cổ, đồng thời đây cũng là vùng trung tâm văn hóa của sự cộng

cảm mối quan hệ tâm linh; tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng trong quá khứ - hiện tại và tương lai. Khơng gian văn hóa của Việt Trì trong q khứ cịn là sự thăng hoa của văn hóa dân gian. Với sự dày đặc các truyền thuyết về thời đại Hùng Vương, mà các truyền thuyết ở đây nhiều khi được lịch sử hóa và nhân dân hóa đã hiện thân vào việc minh chứng cho sự tồn tại của lịch sử truyền thống và văn hóa dân tộc.

Trải qua nhiều đời nay, các di tích lịch sử vẫn gắn bó, tồn tại cùng sự phát triển đi lên của đất nước, dân tộc và đóng một vai trị mật thiết với đời sống văn hóa của cả cộng đồng. Sự tồn tại lâu đời của huyện Hạc Trì; Thị trấn Việt Trì; rồi thành phố Việt Trì ngày nay thì hình ảnh cây đa, giếng nước, mái đình, cổng làng, cổng chùa, … đã hiển hiện như một ý thức văn hoá của dân tộc, là bình diện tâm linh khơng thể thiếu được đối với mọi người dân từ khi chào đời đến khi nhắm mắt xuôi tay về với đất mẹ. Mỗi khi đất nước bị lâm nguy bởi ngoại xâm hay thiên tai tàn phá thì các di tích lịch sử cịn là điểm hội tụ, tập trung lực lượng, đoàn kết toàn dân thành một khối vững chắc cùng nhau đánh giặc cứu nước, cùng nhau chống thiên nhiên bảo vệ mùa màng. Trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì những nhân tố trên càng có ý nhĩa thực tiễn, đóng góp một phần quan trọng thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, cơng bằng, văn minh.

2.3.2.2. Di sản văn hóa vật thể, phi vật thể

Phú Thọ nói chung, thành phố Việt Trì nói riêng là địa bàn có nhiều di tích lịch sử lâu đời của q trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta từ thời Hùng Vương. Mỗi địa danh Việt Trì gắn với một truyền thuyết lịch sử: Ngã Ba Hạc là nơi cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ chia tay nhau dẫn các con di dời non lấp biển, tạo dựng non sơn; Làng Minh Nông - nơi Vua Hùng dạy dân cấy lúa; Làng Tiên Cát nơi Vua Hùng dựng lầu kén rể...Trong mối liên hệ khơng gian văn hóa, phải kể đến nhiều kỷ vật vô giá: Khu di tích Làng cả phản ánh sinh động bản sắc của nền Văn hóa Đơng Sơn. Thành phố được UNESCO cơng nhận Hát Xoan - Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Cả hai di sản đang được bảo vệ ở cấp độ quốc tế. Khu di tích lịch sử Đền Hùng - nơi thờ phụng các Vua Hùng - Di tích đặc biệt của Quốc gia đã và đang trở thành điểm đến mang yếu tố tâm linh, tín ngưỡng, đậm tính nhân văn và truyền thống đạo lý ''uống nước nhớ nguồn'' của dân tộc Việt Nam.

Về lịch sử, văn hóa, thành phố Việt Trì có 111 di tích sản văn hóa vật thể, trong đó có 54 di tích đã được xếp hạng (01 di tích xếp hạng quốc gia đặc biệt, 13 di tích xếp hạng cấp quốc gia, 40 xếp hạng cấp tỉnh), 57 di tích chưa xếp hạng; có 52 di sản văn hóa phi vật thể (04 di sản thuộc loại hình nghệ thuật trình diễn văn hóa dân gian, 04 di sản thuộc loại hình tập quán xã hội, 40 di sản thuộc loại hình lễ hội truyền thống, 02 di sản loại hình nghề thủ cơng truyền thống, 02 di sản thuộc loại hình tri thức dân gian).

Trên địa bàn Thành phố Việt Trì có 23 di chỉ khảo cổ của thời Hùng Vương và tiền Hùng Vương. Sự lan tỏa của các di tích khảo cổ học và tín ngưỡng thờ Hùng Vương chính là sự phát triển của cư dân và văn hóa: Cư dân nơng nghiệp và văn hóa bản địa - văn hóa phi Hoa. Đó là nét đặc trưng cơ bản nhất của bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Thành phố và vùng lân cận cịn có rất nhiều truyền thuyết lịch sử, chuyên dân gian liên quan đến thời Hùng Vương.

Trong phạm vi thành phố Việt Trì có 40 lễ hội; trong đó 39 lễ hội truyền thống và 01 Lễ hội văn hóa thể thao du lịch (Lễ hội văn hóa dân gian đường phố). Các lễ hội được bảo tồn và tổ chức tốt hàng năm: Lễ hội Đền Hùng, Hát Xoan, Bơi chải truyền thống trên sơng Lơ, Hội giã bánh Giầy, Hội gói, nấu bánh chưng, Lễ hội Đền, Chùa Tam Giang - Bạch Hạc, Lễ hội cướp Bông ném Chài Đền Văn Lng, Hội đình Hùng Lơ…Có nhiều Lễ hội hiện mai một, khơng được thực hành: Lễ hội Vua Hùng dạy dân cấy lúa (Minh nông), Lễ hội cầu Đinh (Phượng Lâu), Lễ cầu Xuân thu nhị kỳ (Hy Cương), Lễ chọi Trâu đình Hạ (Chu Hóa), Lễ Hạ Điển - Đình Cổ tích (Hy Cương).[21]

2.3.2.3. Làng nghề thủ cơng truyền thống

Thành phố Việt Trì nói riêng và Phú Thọ nói chung cịn nhiều món ăn ngon, đặc sắc; nhiều món ăn ngon gắn liền với các truyền thuyết và huyền thoại thời kỳ Hùng Vương: Bánh Chưng - bánh Giày, bánh Nẳng, Xôi cọ, cá Lăng, cá Anh Vũ, gà Chín cựa....

a. Làng nghề sản xuất mì gạo Hùng Lơ

Nằm bên tả ngạn sông Hồng, từ lâu Hùng Lô đã được biết đến là một xã có truyền thống chế biến lương thực, thực phẩm như mì, miến, bánh Chưng. Hằng năm vào dịp hội làng nhân dân Hùng Lô chuẩn bị những vật phẩm cúng tế đặc trưng của làng, đồng thời cũng là dịp để nghệ nhân làng nghề tham gia thi tay nghề giỏi.

Làng nghề ẩm thực truyền thống Hùng Lơ thuộc địa phận thành phố Việt Trì và cũng là làng nghề thực phẩm truyền thống duy nhất ở thành phố cịn duy trì và phát

triển đến ngày nay. Các sản phẩm sản xuất thuộc làng nghề tương đối đa dạng, quy mô sản xuất chủ yếu trong phạm vi hộ gia đình. Nhờ nghề truyền thống mà kinh tế của các hộ gia đình làm nghề ngày càng phát triển đi lên, đời sống được nâng cao, đồng thời giải quyết một phần việc làm cho lao động tại chỗ ở địa phương.

Những năm 90 của thế kỷ XX ở Hùng Lơ có đến hàng trăm hộ dân làm mì và là thời kỳ thịnh vượng nhất của làng nghề này. Nghề làm mì được xem là kế sinh nhai chính của người dân đem lại nguồn thu nhập kinh tế lớn ở địa phương. Sản phẩm làm ra được làm ra đưa về các tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Nội chuyển lên miền ngược như Tuyên Quang, Hà Giang, Sơn La để tiêu thụ. Trước đây mì gạo Hùng Lơ được làm thủ cơng 100% với những bí quyết gia truyền của người dân làng nghề đã làm nên những sợi miến dai, trắng, nấu không bị lũ nát… nhờ vậy mà thương hiệu miến gạo Hùng Lô được nhiều nơi biết đến.

Ngày nay, bằng việc đưa thêm máy móc vào sản xuất tăng thêm năng suất, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của thị trường khách. Nhưng khơng vì thế mà mì gạo Hùng Lơ mất đi vị đặc trưng của mình, những kỹ năng làm miến mang tính gia truyền vẫn giữ nguyên trong sản xuất đảm bảo thương hiệu mì gạo Hùng Lơ.

Hoạt động sản xuất của làng nghề mì gạo của địa phương mang lại hiệu quả kinh tế cao đã góp phần giải quyết việc làm cho người dân, từ đó nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân nơi đây.

b. Làng nghề sản xuất bánh chưng Hùng Lô

Bánh chưng là loại bánh đặc trưng của dân tộc ta cứ mỗi độ xuân về trong dịp Tết cổ truyền, từ thời Vua Hùng (Hoàng tử Lang Liêu). Đến nay bánh Chưng ln là món ăn khơng thể thiếu trong những mâm cỗ ngày tết. Ngày nay bánh Chưng còn là món ăn ưa thích của mọi người vào buổi sáng, xuất hiện nhiều trong những bữa tiệc trong gia đình. Nên Bánh Chưng được làm xuất theo kiểu hàng hóa, số lượng nhiều, vì vậy nghề làm bánh Chưng ở làng ln được duy trì và ngày càng phát triển.

Hiện nay ở Hùng Lơ có 14 cơ sở sản xuất bánh Chưng truyền thống có tới 2, 3 thế hệ làm bánh. Từ những cụ già cao tuổi, đến những trung niên vẫn hàng ngày làm ra hằng trăm chiếc bánh mang hương vị quê hương.

Ngoài các sản phẩm chính bánh chưng, miến tại làng nghề ẩm thực truyền thống Hùng Lơ cịn sản xuất các loại sản phẩm mang tính thủ cơng truyền thống như:

bún, kẹo lạc, bánh đa vừng được nhiều nơi biết đến như các món ăn truyền thống không thể thiếu của người dân Việt Nam.

Tại các cơ sở làng nghề truyền thống, bên cạnh hoạt động sản xuất mang tính kinh doanh hàng hóa, sản phẩm làm ra đưa đến nhà phân phối thì họ cịn là những người có chức năng giới thiệu, quảng bá sản phẩm của mình tới người tiêu dùng qua hoạt động du lịch. Những sản phẩm truyền thống được quảng bá tại các gian hàng hội chợ du lịch hằng năm trong dịp Giỗ tổ Hùng Vương, đồng thời thông qua hoạt động tham quan đánh giá trực tiếp của khách du lịch góp phần phát triển thương hiệu và đa dạng hóa các sản phẩm truyền thống của các làng nghề.

Trong hoạt động du lịch, các nhà sản xuất thực phẩm truyền thống có thể đáp ứng nhu cầu tham quan, trải nghiệm của du khách bằng chính hành động của mình. Nhà sản xuất thực phẩm truyền thống vừa làm chức năng giới thiệu công việc, cách làm đồng thời thuyết phục khách du lịch mua sản phẩm vừa làm chức năng quảng bá sản phẩm địa phương. Các làng nghề truyền thống đang nỗ lực xây dựng thương hiệu, thu hút hơn nữa sự quan tâm đầu tư của các doanh nghiệp và trở thành điểm du lịch hấp dẫn du khách đến tham quan tìm hiểu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dịch vụ lưu trú và ăn uống trên địa bàn thành phố việt trì (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)