Dân cư – lao động

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dịch vụ lưu trú và ăn uống trên địa bàn thành phố việt trì (Trang 52 - 53)

8. Kết cấu khóa luận

2.9. Dân cư – lao động

Việt Trì là đất phát tích, kinh đơ đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Chính vì vậy q trình hình thành dân cư ở đây cũng có những nét đặc trưng lịch sử riêng. Dân cư – lao động là một trong các điều kiện quan trọng để phát triển dịch vụ lưu trú và ăn uống của thành phố Việt Trì.

Dân số TP Việt Trì có quy mơ lớn và ngày càng tăng, năm 2019 là 215 299 người, chiếm 14,4 % dân số tỉnh Phú Thọ, tốc độ tăng dân số bình quân giữa hai kỳ điều tra dân số 2009 – 2019 là 1,52% [2]. Mật độ dân số của thành phố là 1930,9 người/km2 . Dân số đông là thị trường tiêu thụ, gắn với nhu cầu sử dụng các dịch vụ lưu trú và ăn uống, đặc biệt là việc sử dụng dịch vụ ăn uống trên địa bàn thành phố Việt Trì.

Mức sống và chất lượng cuộc sống của người dân thành phố ngày càng được nâng cao. Năm 2015 thu nhập bình quân đầu người của thành phố là 65,17 triệu đồng/người/năm [2]. Tỉ lệ người học cao đẳng, đại học, các trường chuyên, các trường trung cấp chuyên nghiệp ngày một tăng. Đây là một yếu tố căn bản, là động lực thúc đẩy sự phát triển du lịch.

Lực lượng lao động ở TP Việt Trì khá đơng với số lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế của thành phố Việt Trì năm 2019 là 115,4 nghìn người, trong đó, 55,5 nghìn lao động đang làm việc trong lĩnh vực dịch vụ [2]. Lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật, số lượng lao động đã qua đào tạo đông nhất tỉnh, năm 2019 thành phố Việt Trì có 46,9% lao động đã qua đào tạo.

Dân cư khá đông, nguồn lao động dồi dào cùng với tài nguyên phong phú góp phần vào việc đa dạng các loại hình du lịch, tạo nên nhiều sản phẩm du lịch đặc trưng. Người dân nhân hậu, thân tình, mến khách là một lợi thế để phát triển các hoạt động du lịch văn hóa. Người lao động khơng ngừng nâng cao trình độ văn hóa, nâng cao tay nghề cũng là cơ sở để giữ gìn, tu bổ các cơng trình kiến trúc, sản phẩm du lịch thêm tinh xảo thu hút khách du lịch, đưa hoạt động du lịch của thành phố ngày càng phát triển.

Bên cạnh đó, thực hiện các chủ trương, chính sách của tỉnh về phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ nói chung và xây dựng phát triển thành phố Việt Trì nói riêng, đào tạo nguồn nhân lực cho ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống và ngành du lịch tỉnh Phú Thọ

đã có những chuyển biến tích cực. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có các trường đào tạo về du lịch như: Đại học Hùng Vương, Đại học Cơng nghiệp Việt Trì, Cao đẳng Nghề Phú Thọ đào tạo nhân lực chất lượng cao về khối ngành Quản trị Dịch vụ du lịch và lữ hành, hoặc các chuyên ngành kỹ thuật chế biến món ăn ở các trường nghề… góp phần nâng cao chất lượng lao động cung ứng chon nhu cầu phát triển dịch vụ lưu trú và ăn uống.

Như vậy, về điều kiện dân cư với tư cách là thị trường sử dụng dịch vụ lưu trú và ăn uống cũng như với tư cách là lực lượng lao động có nhiều thuận lợi để phát triển dịch vụ lưu trú và ăn uống trên địa bàn thành phố Việt Trì.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dịch vụ lưu trú và ăn uống trên địa bàn thành phố việt trì (Trang 52 - 53)