Cuộc đời và con người

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ sinh thái trong truyện ngắn của nguyễn minh châu (Trang 28 - 30)

7. Cấu trúc của khóa luận

1.4. Về tác giả Nguyễn Minh Châu và truyện ngắn của ông

1.4.1. Cuộc đời và con người

Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn hàng đầu của văn học Việt Nam hiện đại. Không những thế ông thuộc số những người mở đường sáng giá nhất cho công cuộc đổi mới văn học Việt Nam thời kì từ sau năm 1975.

Nguyễn Minh Châu sinh ngày 23/10/1930 trong một gia đình nông dân ở làng Thơi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Là con út trong một gia đình có sáu anh chị em, ông được tạo điều kiện học hành khá chu đáo. Nguyễn Minh Châu học ở quê rồi vào Huế, học tiếp đến năm1945 khi Nhật đảo chính

Pháp thì trở về thi đỗ bằng Thành chung. Đầu năm 1950, ông tình nguyện vào quân đội. Sau một khóa đào tạo ngắn của trường Lục quân, ông về sư đoàn 320 làm cán bộ trung đội. Trong những năm từ 1950- 1954, Nguyễn Minh Châu cùng đơn vị chiến đấu và hoạt động ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Năm 1960, Nguyễn Minh Châu được điều đông về Cục văn hóa Quân đội, rồi về tạp chí Văn nghệ Quân đội vừa làm biên tập vừa làm phóng viên. Tại đây, Nguyễn Minh Châu bắt đầu viết văn và cho in những truyện ngắn đầu tay nhưng chưa gây được sự chú ý. Sự nghiệp văn học của Nguyễn Minh Châu chỉ thật sự được khẳng định trong thời kì kháng chiến chống Mĩ với hai cuốn tiểu thuyết Cửa sông (1967), Dấu chân người lính (1972), và tập truyện ngắn Những vùng trời khác nhau (1970).

Nguyễn Minh Châu có nhiều chuyến đi thực tế chiến trường, từ Quảng Bình, Vĩnh Linh đến đường 9 Nam Lào và đặc biệt là chiến trường Quảng Trị - nơi diễn ra nhiều chiến dịch hết sức quyết liệt trong cuộc kháng chiến chống Mĩ Là nhà văn quân đội, ông đã phản ánh kịp thời những hình ảnh sinh động của cuộc chiến đấu và hình tượng cao đẹp của những con người Việt Nam thuộc nhiều thế hệ. Đồng thời, nhà văn cũng phát hiện và suy ngẫm về nhiều vấn đề của đời sống xã hội cũng như số phận con người trong chiến tranh, được ông ghi lại trong nhiều trang sổ tay và sau này sẽ trở thành những vấn đề chủ đạo trong sáng tác thời hậu chiến của ông.

Ngay sau năm 1975, sớm nhận ra những hạn chế của nền văn học thời chiến tranh, ông thầm lặng nhưng dũng cảm và kiên định tìm kiếm con đường đổi mới sáng tác của chính mình.

Cũng giống như Nam Cao, Nguyễn Minh Châu được bạn bè nhận xét với cái vẻ bề ngoài không có gì nổi bật, thậm chí hơi dè dặt, ngần ngại nói trước đám đông, là một con người nhiều ưu tư trăn trở, có niềm tin vững chắc vào sự lựa chọn, dám chấp nhận mọi sự khó khăn, thách thức, mà con người gọi đó là “sự dũng cảm rất điền đạm”. Nguyễn Minh Châu cũng là một nhà

văn luôn suy nghĩ về chính công việc viết văn của mình, với ý thức trách nhiệm của ngòi bút trước thời đại, trước dân tộc và trước bạn đọc.

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ sinh thái trong truyện ngắn của nguyễn minh châu (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)