2.2.1 .Nhân hóa
3.4. Cảm thức sợ hãi
Chúng ta thừa nhận rằng Nguyễn Minh Châu là người rất giỏi đưa ra dự cảm “niềm hi vọng đầy lo âu vào tương lai đô thị hóa”. Trong không gian tù hãm của đô thị, con người sống giữa đồng loại nhưng lại coi đồng loại như những kẻ giành lấy miếng ăn của mình. Niềm cô độc mà lão Khúng cảm nhận đã chạm vào chính xác cái cảm thức đô thị và sự bất ổn của đô thị. Khi đứa con gái hốt hoảng từ thị trấn về, lão Khúng đã cảm giác đầy lo âu “Bây giờ con người đã đông hơn con vật, sắt thép đã đông hơn cây cối, vậy mà lão lúc nào cũng nơm nớp”. Đúng là càng văn minh con người lại càng nhiều âu lo hơn “Y như thể ngày ấy mặt đất đâu đâu cũng là rừng rú, người thì ít lác đác… ấy vậy mà cái sợ lại không nhiều như bây giờ, con người ta sợ nhau nhiều hơn là sợ beo trăn, cọp hổ” [20;256].
Ông sớm nhận ra sự hấp dẫn của đô thị với những người trẻ tuổi. Trong những trang viết, nhà văn đã thể hiện niềm khao khát của các nhân vật về các khu công nghiệp (những hòn địa chất mà có kĩ sư Loan và dự án của chàng kĩ sư – người yêu của mụ Huệ) hay ánh sáng đô thị hấp dẫn mở ra khi những đứa con của lão Khúng xuống Vinh để bán những sọt cà chua “đám con tụ tập lại, kháo với nhau bao nhiêu là thứ chuyện đầy hấp dẫn về đời sống ở trong cái quầng sáng điện mà chúng vừa từ ấy về”; Dũng - cậu con trai cả lên thành phố tìm người cha đẻ người thành phố cũng là một biểu tượng cho hành trình tìm đến đô thị. “Thế rồi một lần thằng Dũng đã bị lạc trong quầng sáng kia đến những ba ngày” [20;228]. Do vậy, lão bỗng nhiên lo sợ cho những đứa con của lão, những đứa trẻ nông thôn lúc nào cũng mơ về thành phố với một không gian tràn đầy ánh sáng. Và “trong tâm hồn lão tự nhiên dâng lên một
nỗi niềm cô độc, lão lẩm bẩm gọi tên từng đứa con. Lão cầu xin đàn con đừng bỏ lão mà đi, mà hãy ở lại với lão, hãy ở lại với đất cát”[20;242].