7. Cấu trúc của khóa luận
2.1. Ngôn ngữ sinh thái tự nhiên, hoang dã
2.1.1. Ngôn ngữ trần thuật
2.1.1.1. Ngôn ngữ người kể chuyện
Người kể chuyện (người trần thuật) là một người do nhà văn tạo ra để thực hiện hành vi trần thuật. Khác với người kể chuyện trực tiếp như trong diễn xướng dân gian, có thể sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ như điệu bộ, ánh mắt, cử chỉ, hành động,…..người kể chuyện trong văn bản viết ẩn mình trong dòng chữ. Người kể chuyện ấy có thể được kể bằng ngôi thứ ba, ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai. Và người kể chuyện chỉ có thể kể được khi nào họ cảm thấy như người trong cuộc, đang chứng kiến sự việc xảy ra bằng tất cả giác quan của mình, sự hiểu biết của mình.
Về việc kể theo ngôi thứ ba là hình thức xuất hiệm sớm nhất trong loại hình văn bản tự sự. Dấu vết của nó có từ trong các câu chuyện kể dân gian đậm tính “ẩn mình”, “không để lại dấu vết” và thậm chí là “tập thể” thay nhau thực hiện hành vi kể, và thường được bắt đầu bằng những từ “ ngày xửa ngày xưa…..”.
Thực hiện hành vi trần thuật bắt đầu từ điểm nhìn của người xưng “tôi” trong tác phẩm, chủ thể trần thuật đã là một trong những nhân vật hiện diện trong tác phẩm. Bằng cách này, chủ thể trần thuật không chỉ thực hiện hành vi kể mà còn có thể trực tiếp tham gia vào tiến trình câu chuyện. Khoảng cách giữa chủ thể trần thuật và các nhân vật khác trong tác phẩm được rút ngắn đến mức tối đa.Từ đó, nó có được những điều kiện thuật lợi để đi vào thế giới nội
tâm của nhân vật, phân tích đên tận cùng những ngóc ngách ẩn khuất thuộc về cái riêng tư thầm kín của mỗi cá nhân cá thể.Và thực chất với ngôi trần thuật này, chủ thể trần thuật có thể “nhìn thấy được tất cả mọi sự việc và có khả năng đi sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật”. Như Roman Rolang từng viết
Đời sống đích thực là đời sống nội tâm và Gorki Lịch sử đích thực là lịch sử cá nhân thì vệc để chủ thể trần thuật xuất hiện trong tác phẩm với ngôi kể xưng tôi, ngòi bút của tác giả đã chạm đến được phần cốt lõi nhất của cuộc sống, cái phần đích thực nhất trong “cõi nhân gian bé tí” mà văn học không có ngành khoa học nào vươn tới được.
Truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu trước cách mạng tháng Tám chủ yếu được viết theo ngôi thứ nhất với điểm nhìn bên trong của người kể chuyện trải nghiệm. Đó là những cái “tôi” có một tình yêu, có cảm nhận tinh tế với thiên nhiên, núi rừng. Hình thức kể này càng làm tăng độ xác tín của câu chuyện, tác động mạnh đến nhận thức của người đọc về vẻ đẹp của thiên nhiên.Tiêu biểu với hai truyện ngắn Nhành mai và Mảnh trăng cuối rừng.
Trước hết, với Nhành mai đó là sự trải nghiệm bên trong của nhân vật “tôi” trước thiên nhiên nơi anh đang đóng quân: “mùa đông đến muộn nên càng về cuối năm cái rét càng tê giá. Cánh rừng trẩu xung quanh chỗ trú quân của đơn vị pháo chúng tôi đỏ rực cả lên”[14;20]; đó là cảm nhận một niềm vui bâng khâng và được so sánh bằng hình ảnh của thiên nhiên “như có một nụ chồi xanh vừa nảy ra trong lòng mình”; đó là lúc anh cảm nhận sự chuyển biến nhẹ nhàng của bông hoa mai “trên đầu tôi một cành mai đang trổ hoa, một vài cánh hoa muốt rơi xuống mũ”. Là khi “ tôi rút lui đi qua, lúa đang trổ, có vạt đã hoe vàng, thế mà bây giờ đã thành một cánh đồng hoang”; “ bên lối cũ gốc mai bị địch chặt ngày nào đã đâm chồi mới, rất mập mạp và rùm ròa, những cành hoa mới nở làm ấm một góc sân”.
Đến với Mảnh trăng cuối rừng Nguyễn Minh Châu lại cho nhân vật Lãm có sự trải nghiệm và cảm nhận khácnhau. Vẫn là khung cảnh của núi rừng hoang dã trong thời chiến “rừng sâu tĩnh mịch vọng lại tiếng suối chảy
và tiếng kêu khắc khoải, tha thiết của đôi chim trống mái”; “ rừng vọng tiếng suối chảy tràn trên đá và tiếng đôi chim kêu rụt rè ở hai góc rừng”; “ đêm nay rừng thật vắng vẻ và yên tĩnh”. Không chỉ có cánh rừng mới được Lãm cảm nhận mà còn có những sự vật, hiện tượng trong môi trường sinh thái: cả gió, sương với cảm nhận thật tinh tế “gió Tây nam cuốn mấy xám về một góc rồi thổi gạt đi. Gió thổi vào cành lá ngụy trang trên nóc xe ràn rạt”, “khoảng trời đêm trên cao trở nên trong vắt, cao lồng lộng, trong khoảng sâu thẳm nổi lên một tiếng chim mơ hồ. Nhưng ở các cánh rừng, sương trắng không biết từ đâu cứ đùn ra mãi”. Là cả tiếng “ gà rừng eo óc gáy thưa thớt. Nghe tiếng đôi chim trống mái gọi nhau đã gần hơn”. Là “ ngọn núi Nguyệt đang đứng chính là một trong dãy núi đá xanh cao sừng sững nằm bên trái bến ngầm”; “con sông miền Tây in đầy bóng núi xanh thẳm, hai bên bờ cỏ lau chen với hố bom”.
Và cùng nằm trong các sáng tác của Nguyễn Minh Châu trước Cách mạng tháng Tám đó là Bên đường chiến tranh. Thì trong tác phẩm được kể theo ngôi kể thứ ba với điểm nhìn chuyển đổi linh hoạt điểm nhìn từ bên trong và điểm nhìn bên ngoài. Với điểm nhìn bên ngoài thiên nhiên mang vẻ đẹp trong sáng thuần khiết qua cảm nhận của các nhân vật và qua cảm nhận của người kể chuyện. Đó là hình ảnh con sông hiền hòa, êm dịu qua quan sát, nhạy cảm của Thụy “con sông trong xanh, thật không gì thoải mái, sung sướng cho bằng”; là cả ánh chiều buông “ánh hoàng hôn như một cái lưỡi màu xám nhờ nhờ,lần lượt liếm lên mặt từng lá cây”. Khi thì là cảm nhận của người kể chuyện mang tính khách quan “những ngôi nhà ẩn mình trong vườn đào và vườn mận và những vùng sương trắng mờ mờ đã bắt đầu dấy lên từ khi mặt trời chưa kịp tắt”; “một buổi chiều nắng nhuộm vàng rực dãy núi đá Vô Hốt”.
Như vậy, với cách dùng ngôn ngữ của người kể chuyện từ ngôi kể đến điểm nhìn trần thuật Nguyễn Minh Châu phần nào tái hiện lại bức tranh thiên nhiên hoang dã, bức tranh sinh thái trong một thời chiến đấu anh hùng của của dân tộc. Thiên nhiên sinh thái vẫn giữ được vẻ đẹp tinh khôi, trong
trẻo.ược soi chiếu một cái nhìn toàn cảnh, linh hoạt và sống động tạo cho bạn đọc cảm giác gần gũi, giao cảm với tự nhiên môi trường sinh thái quanh xunh quanh mình.
2.1.2.2. Ngôn ngữ nhân vật
Khi xây dựng nhân vật, các nhà văn thường chú ý làm nổi bật lời nói( ngôn ngữ) của nó, và thống nhất với lời nói là hành động cùng các trạng huống tâm lí cụ thể. Trong sử thi, tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn, những lời đối thoại và độc thoại của nhân vật thường chiếm một độ dài đáng kể.Còn riêng trong kịch, chúng chiếm ưu thế tuyệt đối.Nhưng với tính chất và liều lượng những lời đối thoại và độc thoại của nhân vật trong các tác phẩm văn học thuộc từng thời đại, thuộc từng thể loại khác nhau là rất khác nhau, và đó thể hiện cá tính sáng tạo của mỗi nhà văn.
Với các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu trước Cách mạng tháng Tám chủ yếu là những dòng độc thoại nội tâm thể hiện tình yêu thiên nhiên, cảnh vật sâu sắc bằng sự quan sát tinh tế, bằng những ngôn từ, hình ảnh sống động mà giản dị mang đặc trưng của núi rừng.
Trước hết, truyện ngắn Mảnh trăng cuối rừng thiên nhiên được vẽ nên qua dòng độc thoại, suy nghĩa của nhân vật Lãm một cách linh hoạt, tinh tế. Khi Lãm đang kể cho đồng đội nghe câu chuyện của mình, trong lúc mọi người đang xôn xao bàn tán và nóng lòng muốn biết về cô gái đi nhờ xe thì suy nghĩ của Lãm lại cảm nhận không gian bên cạnh mình nơi mà anh và đồng đội đang đóng quân “ngoài rừng vọng tiếng suối chảy tràn trên đá và tiếng đôi chim kêu rụt rè ở hai góc rừng”.Nếu kia là cảm nhận của Lãm khi đang vui đùa bên đồng đội của mình thì lúc làm nhiệm vụ lái xe anh lại cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên qua hình ảnh quen thuộc gần gũi “qua tấm kính ướt hơi sương, mảnh trăng nằm giữa những tầng mây hiện ra tái ngắt, ánh sáng lòe nhòe, mỗi lúc xe nảy lên hay vòng qua chỗ lượn, mảnh trăng lại chập chờn lay động, có lúc thấy rơi tõm xuống khoảng tối mịt mù của cánh rừng già như một trò chơi ú tim”[20;36]; “gà rừng gáy eo óc, thưa thớt”;
“sương trắng phủ kín thảng hoặc mới thấy một chỏm rừng, một ngọn đá bên kia sông nhô lên, đen đủi và cô độc giữa một mầu trắng xóa”. Và khi Lãm kết thúc câu chuyện tình của mình anh cũng không quên ngắm nhìn vẻ đẹp của ánh trăng bên ngoài “người kể chuyện ngẩng lên ngắm mảnh trăng vừa lên rồi nằm xuống giữa những người bạn lái xe”[20;44].
Với Nhành mai đó là xúc cảm của nhân vật Lương trên đường trở về với làng Đằng nơi mà anh đã làm nhiệm vụ trước đây.Một mảnh đất thật là nghèo, đất cày lên đầy sỏi đá.Đàn ông lúc nào cũng mốc thếch, đàn bà mặc quần thì chọn thứ vải đen to sợi, cắt cao đến nửa bụng chân. Nhưng đó không phải là tất cả của làng Đằng mà ẩn sau những sự vất vả đó là những con người tốt và cảnh đẹp. Qua lời bộc bạch của Lương một con người đã sống và chiến đấu ở nơi đây.“Cái tôi thích là những rặng mai trong vườn, và dáng hiền lành thùy mị của những người con gái”; “nhà làng Đằng, nhà nào cũng có một cây mai trước ngõ. Mỗi năm, mùa đông đến, hoa mai rụng đầy quanh vại nước”.Là sự nhạy cảm về sự thay đổi của cánh đồng làng Đằng năm nào “cánh đồng này, khi chúng tôi rút lui đi qua, lúa đang trổ, có vạt đã hoe vàng, thế mà bây giờ đã thành một cánh đồng hoang”; là cả con sông Thong thơ mộng, huyền ảo với cách dung thán từ “ôi” để bộc lộ cảm xúc của mình “Ôi, sông Thong đây rồi! Tôi đứng lặng nhìn con sông Thong bé bỏng trước khi cùng Khai bơi qua sông”.
Như vậy, bằng những dòng độc thoại nội tâm, cảm nhận ngay từ bên trong trái tim và tâm hồn của nhân vật Lãm, Thụy. Thiên nhiên trong thời chiến tranh mang vẻ đẹp hoang sơ, trong trẻo.Một vẻ đẹp nguyên thủy và nó chưa bị bất kì một tác nhân nào làm cho mất giá trị, mất đi nét đẹp tự nhiên vốn có. Với những tiếng gà rừng gáy eo óc, tiếng chim trống mái gọi nhau, là mảnh trăng khuyết, là sông Thong gắn với bao kỉ niệm và cả những dãy núi xanh hùng vĩ,….. Đó là sự khác biệt của cảnh thiên nhiên sau Cách mạng tháng Tám khi có tác động của con người.
2.1.2.3. Giọng điệu
Trong các tác phẩm truyền thống, viết về tự nhiên chủ yếu là giọng trữ tình (ca ngợi vẻ đẹp của cây cỏ) của văn học điền viên, mục đồng, lãng mạn… Tất nhiên, khi viết về tự nhiên, văn học sinh thái cũng có những tác phẩm có giọng trữ tình sâu lắng mô tả vẻ đẹp của tự nhiên mĩ lệ (truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều, Dương Duy Ngữ…), hoài cảm về những thiên đường tự nhiên đầy trầm tích văn hóa (Tuổi thơ im lặng – Duy Khán) hay cái giọng trong trẻo trinh nguyên, tươi tắn lạ thường của Nguyễn Ngọc Thuần (Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ).
Và ở các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu cũng để lại dấu ấn trong lòng bạn đọc giọng điệu như vậy. Ở giai đoạn sáng tác trước 1975, tư duy nghệ thuật sử thi có sức chi phối mạnh mẽ đến cách tổ chức và thể hiện giọng điệu của các nhà văn. Cảm hứng anh hùng ca với âm điệu hào hùng, sảng khoái của thời đại thống nhất và chi phối giọng điệu chủ đạo của các tác phẩm. Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu giai đoạn này được đông đảo bạn đọc biết đến là những trang văn đẹp ấm áp chất giọng trữ tình đôn hậu khi ngợi ca những phẩm chất và tình cảm đẹp của người lính, của triệu triệu lớp lớp người lao động trong cuộc chiến tranh thần thánh của dân tộc, vẻ đẹp toàn diện của con người. Không những thế, Nguyễn Minh Châu còn thể hiện tinh tế vẻ đẹp của thiên nhiên núi rừng hoang sơ, hùng vĩ.