2.2.1 .Nhân hóa
2.2.2. Nghệ thuật tự sự
Tư tưởng sinh thái trong tập truyện của Nguyễn Minh Châu được chuyển tải qua nghệ thuật tự sự độc đáo từ nhan đề, điểm nhìn trần thuật, ngôn kể, ngôn ngữ….tất cả tạo nên cái nhìn khác đi về thế giới quanh ta.
2.2.2.1. Nhan đề
Nếu như trong truyện ngắn tình huống là hạt nhân góp phân làm nên thành công của truyện thì nhan đề cũng có vị trí quan trọng. Nó thể hiện phần nào chủ đề, thái độ của tác gì.Với các truyện của Nguyễn Minh Châu sau 1975 đều mang nhan đề ngắn gọn, đơn giản nhưng ở đó đều hàm chứa tư duy sinh thái.Sống mãi với cây xanh, Bến quê, Khách ở quê ra; Phiên chợ Giát; Cỏ lau.Sống mãi với cây xanh - đây như một lời khẳng định sự gắn bó chung thủy của con người với cây cối, với tự nhiên thiên. Khách ở quê ra, một con người đã quá quen với chốn thôn dã, nơi núi rừng nay ra thành phố ở trong một khoảng thời gian ngắn ngủi đã cảm thấy bức bối, tù túng “Ừ cũng lạ, sống như thế này mà cũng sống được, chảng có vườn tược, cây cối, ăn, ở
chồng chất lên đầu nhau, chỉ thấy tường và tường, chả trách, người nào người nấy cứ trắng nhợt, nói khẽ cười khẽ, đi khẽ, là phải!..”.Phiên chợ Giát
chỉ là một dụ ý của tác giả, khi trong toàn bộ tác phẩm đó là cảnh núi rừng, mây trời và những vì sao, là cả dòng hồi tưởng về quá khứ của lão Khúng, là cả đối thoại với con Khoang đen - con vật mà gắn bó với giai đình nay phải dứt ruột bán đi. Với Cỏ lau lại mang đến cho bạn đọc cảm giác rợn ngợp của rừng lau, cái tươi tốt của rừng lau kia không phải tự nhiên mà nó còn được “tưới bón bằng cốt nhục anhem giải phóng”. Như vậy, qua cách đặt nhan đề mang tư tưởng chủ đề khác nhau nhưng ở mỗi truyện ngắn, Nguyễn Minh Châu thể hiện sự phong phú, sáng tạo trong việc bộc lộ tư tưởng sinh thái của mình.
2.2.2.2. Điểm nhìn trần thuật
Theo IU. Lotman: “Điểm nhìn trong văn bản là mối quan hệ giữa người sáng tạo và người được sáng tạo. Điểm nhìn nghệ thuật là vị trí mà người trần thuật quan sát và miêu tả sự vật. Nếu không có điểm nhìn thì sẽ không có nghệ thuật.Sự thay đổi trong nghệ thuật gắn liền với sự thay đổi cách xây dựng điểm nhìn”. M.H. Abrahams, điểm nhìn chỉ ra những cách thức mà một câu chuyện được kể đên – một hay nhiều phương thức được thiết lập bởi tác giả bằng ý nghĩa mà độc giả được giới thiệu với những cá tính, đối thoại, những hành động, sự sắp đặt và những sự kiện mà trần thuật cấu thành một tác phẩm tự sự hư cấu.
Theo Trần Đình Sử trong cuốn Giáo trình dẫn luận thi pháp học cho rằng: Điểm nhìn văn bản là phương thức phát ngôn trình bày, miêu tả phù hợp với cách nhìn, cách cảm thụ thế giới của tác giả. Khái niệm điểm nhìn mang tính ẩn dụ, bao gồm mọi nhận thức, đánh giá, cảm thụ của chủ đề đối với thế giới.Vậy điểm nhìn là phương thức phát ngôn, trình bày, miêu tả phù hợp với cách nhìn, cách cảm thụ thế giới của anh ta. Nó là vị trí dùng để quan sát, đánh giá. Nó giống như một ống kính có vai trò dẫn dắt người đọc quan sát các chi tiết và diễn biến có ý nghĩa đặc biệt của truyện.
Không những thế,điểm nhìn trần thuật cung cấp một phương diện để người đọc nhìn sâu vào cấu tạo nghệ thuật và nhận ra đặc điểm phong cách ở trong đó.Việc tìm hiểu điểm nhìn thực chất là tìm hiểu một kiểu số phận, một phương thức tiếp cận của nhà văn đối với hiện thực. Trên tinh thần đó có thể thấy sự vận động của điểm nhìn trần thuật là một trong những biểu hiện rõ nét của văn xuôi Việt Nam. Nằm trong xu thế đó, có thể thấy Nguyễn Minh Châu đã tìm tòi và sáng tạo ra các hình thức tổ chức điểm nhìn tạo ra hiệu quả tối ưu cho tác phẩm: điểm nhìn gắn với ngôi kể, sự dịch chuyển điểm nhìn, sự gia tăng điểm nhìn. Cả ba bình diện này đều được thể hiện rõ nét các tác phẩm sáng tác ở giai đoạn sau 1975.
Nếu nhưng các truyện ngắn ở giai đoạn trước của nhà văn chủ yếu lấy điểm nhìn và ngôi thứ nhất để khai thác truyện thì trong giai đoạn này Nguyễn Minh Châu chủ yếu sử dụng điểm nhìn từ bên ngoài, có lúc thay đổi điểm nhìn và gắn với ngôi kể thứ ba. Nó tạo cho câu chuyện thêm tính khác quan, đa chiều hơn.
Với Sống mãi với cây xanh, bạn đọc được nhà văn tiếp cận với điểm nhìn bên ngoài của người kể lại Thiên hồi kí đầy cảm động của cây sấu và cây cột điện, có cả sự di chuyển điểm nhìn bên trong của các nhân vật khác đặc biệt là bác Thông. Ngay từ mở đầu là điểm nhìn từ bên ngoài của người viết thiên hồi kí: “vào những ngày nổi gió to, bác hay đi lang thang trong công viên Bách Thảo để trò chuyện với cây cối”; “không biết có đúng không người ta đồn rằng bác lại có thể trò chuyện với cả đất nữa”; “buổi chiều tan tầm ra về bác thường áy náy về thời tiết, không hiểu suốt đêm những cây non ở trong vườn ươm có yên ổn mà hút sương để lớn lên không? Hay là súc vật tuông rào vào gẫm nát mất”; “bác cắt những tàu lá chuối hột đem che cho những cây thông non”. Đó chính là tình cảm, sự quan tâm, chăm sóc của bác Thông dành cho thiên nhiên. Thiên nhiên với các loài cây không phải là những vật vô tri vô giác mà nó cũng có hành động, tính cách như con người: “hàng mấy trăm cây thông con đều thốt lên đồng thanh những tiếng rì rào đầy
nũng nịu; “gầnba trăm các đại biểu các loài cây đang chăm chú lắng nghe các bản tham luận đều hướng về cái tiếng lọc cọc quen thuộc”; “các loài cây cối chúng ta , thay mặt cho thiên nhiên sẽ trao đổi với những con người đang sinh sống trên mảnh đất này về vẻ đẹp của tâm hồn con người”; “cây sâu vừa thông báo xong đã thấy một người đàn bà phúc hậu, người thấp, tóc bạc trắng mà khuôn mặt vẫn còn trẻ, cầm tay bác Thông”– đó là mẹ Đất. Còn điểm nhìn bên trong là cảm nhận của bác Thông: “bác đã nâng hai càng xe bò lên lại vộn đặt xuống, bụng dạ lại càng đầy ắp những lo là lo cho ba cái thằng thông con”; “bác Thông nhìn thấy các bức tranh treo hai bên hang lang: người, cây cối và đất, và cả những cơn mưa đang thiu thiu ngủ cả”; “lật những tấm cót ép ra, bác liền sực nhớ tới cái màu xanh rêu trong một dáng đứng đầy kiêu kì của những hàng cây thông hình tháp”; “ông lão đi tìm cây sấu. Cây sấu như một cái thi thể bị hành quyết ngã xuống nằm vắt ngang con đường rải đá”. Đó còn là cảm nhận của Huân con trai người chiến sĩ giải phóng quân về một Hà Nội mới có sự kết hợp hài hòa “Hà Nội vừa xanh ngắt cây cối vừa vươn lên bằng những ngôi nhà chọc trời nhưng vẫn không mất vẻ hài hòa với phần kiến trúc Hà Nội cũ.” Gắn với sự luân phiên điểm nhìn là ngôi kể thứ ba của nhân vật viết chuyện, điều đó càng làm tăng thêm độ khách quan của câu chuyện được kể, về người con người yêu thương các loài cây, coi chúng, trò chuyện với chúng như những người anh em; là hiện thực đô thị hóa lúc bấy giờ.
Qua Khách ở quê ra, thiên nhiên được khắc họa cảm nhận qua điểm nhìn bên ngoài của người kể chuyện và gắn với cách kể theo ngôi thứ ba “những buổi khuya sáng trăng, trong cái im lặng thẳm sâu từ những cánh rừng chung quanh như đang ùa tràn ra cái sân nề vôi trắng toát trước nhà, đám con tụ tập lại, kháo với nhau bao nhiêu là thứ chuyện đầy hấp dẫn về đời sống ở trong cái quầng sáng điện mà chúng vừa từ đấy trở về”; của cả các nhân vật như Định như đang nhìn thấy “một thứ đất đến kì cục: cứ lỏng chổng đầy những đá. Viên bé chỉ là một hòn đá kì lưng, hòn to cũng ngang cái đầu. Một
vùng đất của dân miền biển lên mở trại lúc nào cũng phả ra chung quanh mùi rễ cỏ tranh ngai ngái, hăng hắc”. Đó là dự cảm về một thành phố trong tương lai trong suy nghĩ của mụ Huệ “chị tin nhất định dù sớm hay muộn nó phải có, nhất định một thành phố công nghiệp sẽ mọc lên trên mảnh đất hoang dã này”.Những đứa con của chị chẳng phải mơ ước và đi tìm kiếm cuộc sống đô thị ở tận đâu xa, mà ở ngay trên mảnh đất chúng đang đứng đây. Và cả cảm nhận của lão Khúng cuối truyện khi lão được trở về với nơi mà lão đã gắn bó như máu thịt “trong đêm lão nhận ra luồng gió man dại quen thuộc, và biết mình đã ra khỏi thành phố, đang trở về với đất cát hồn nhiên và hoang dã…”.
Phiên chợ Giát đó là sự tiếp diễn mạch và điểm nhìn bên ngoài câu chuyện Khách ở quê ra, trong truyện này không chỉ có hình ảnh của thiên nhiên mà còn cả tình cảm thân thiết của gia đình lão Khúng với con Khoang đen. “Khoang đen nhà lão, “mụ già khụt khịt hay cảm cúm” của nhà lão, “bà đội trưởng” của lão Khúng”; “con bò đã hom hem như một bà lão vậy”; “ôi, mới đáng sợ làm sao, cả một thời trẻ thơ của từng đứa con lão cũng như cả một đời làm lụng vất vả trong gia đình của từng đứa một đều gắn bó với con vật này”“dưới chân lão Khúng và con vật tất cả đất dai cùng cỏ cây đều đang còn nồng nàn trong giấc ngủ say như chết, những con chim sâu lẩn lút trong đám cỏ may cũng chưa hề cất tiếng kêu chích chích”; “một trời sao dày như mắt sàng sáng long lanh và ướt át. Sương khuya rơi lộp bộp nặng trĩu từ trên tàu lá xuống mặt đất chung quanh nhà vốn đã ướt đẫm sương”
Chiếc thuyền ngoài xa: Đó là những cảm nhận thật tinh tế, trong lành khi của Phùng thức dậy vào mỗi sáng “tôi trở nên ngây ngất vào mỗi buổi sáng, bầu trời không xanh biếc, cao thăm thẳm mà đượm một sắc giữa xanh và xám, bầu trời như hạ thấp xuống và như ngưng đọng lại”; “Đàng đông đã sáng trắng. Trên một nửa vòm trời sao đã lặn hết. Những đám mây hình vỏ sò cứ hồng lên dần, trong khi đó, mặt biển tuy đã sáng rõ, đến cái mức đứng trong bờ cũng nhìn thấy từng đướng gấp nếp lăn tăn trên mặt tấm thép dát
màu xám đục”;“mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếc vào”;
Cỏ lau lại cho nhân vật trong chuyện kể lại bằng điểm nhìn từ bên trong với ngôi thứ nhất. Ở đây Nguyễn Minh Châu cho Lực phát hiện thiên nhiên khi anh anh cùng vợ lao động trên rừng lau “mặt trời đã chìm trong đám sương mù lại chợt nhô ra giữa hai kẽ núi đá đằng xa. Ở đây không khí thật thoáng đãng. Hoa lau phơ phất trên nền xanh uyển chuyển của rừng lau, thân lau cúi rạp xuống từng đợt, ánh lá xanh loáng lên dưới ánh mặt trời rồi trở mầu sầm huyền bí trong vô tàn tiếng lá chạm nhau xào xạc”; nhưng khi anh từ kháng chiến trở về nơi đây lại là nơi mà theo cảm nhận, điểm nhìn bên ngoài của người dân lao động nơi đây“người ta đánh nhau vờ đầu vì tranh giành đất ở trong kia kìa. Là bởi vì anhem bộ đội đang cần di chuyển mổ mả. Họ phải dọn hết cỏ lau. Đất cát được lật lên hết. Thế là tranh nhau, chỗ nào có đất đã được dọn hết cỏ lau là người ta lao vào tranh nhau”.
2.2.2.3. Giọng điệu –tính đối thoại
Giọng điệu là một yếu tố đặc trưng của hình tượng tác giả trong tác phẩm. Nếu như trong đời sống, ta thường chỉ nghe giọng nói là nhận ra tác giả. Có điều giọng điệu ở đây không giản đơn là một tín hiệu âm thanh có âm sắc đặc thù để nhận ra người nói, mà là một giọng điệu mang nội dung tình cảm, thái độ ứng xử trước các hiện tượng đời sống.
Trong cuốn Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki, Bakhtin nhận xét: “Chân lí không nảy sinh và không nằm trong đầu một con người riêng lẻ, nó nảy sinh giữa những con người đang cùng nhau đi tìm chân lý và trong quá trình giao tiếp đối thoại với nhau”. Điều này đối lập với nhiều quan điểm xưa nay về việc đi tìm chân lý và đặc biệt là về người nắm giữ chân lý. Trong văn học, hiện tượng thường thấy: tác giả (thường được hóa thân vào hình tượng người kể chuyện) cũng là người nắm giữ chân lý, chân lý dường như đã có sẵn. Trong truyện kể, nhân vật này sẽ miêu tả và phán xét thế giới và các nhân vật khác theo lập trường mà anh ta đã xác lập. Người kể chuyện trong trường
hợp này vị thế quan trọng, có uy quyền tuyệt đối.Việc đó dẫn đến người kể chuyện thường xuyên nói về nhân vật chứ không phải nói vớinhân vật.Nếu như truyện cổ tích, người kể chuyện thường là người kể chuyện biết tuốt mọi việc.Kể về các nhân vật khác trong thế giới cổ tích đó với vị thế của người nắm vững lẽ phải. Người kể chuyện đưa ra ý kiến, quan điểm: khen nhân vật này, chê nhân vật kia từ vị thế đó. Và chuyện phải/ trái; đúng/ sai đã rõ ràng, không có đối thoại hay tranh luận giữa các quan điểm. Do đó, số phận con đường đời của nhân vật sẽ được người kể chuyện dựa theo quy luật nhân quả. Thì người đọc bước vào các câu chuyện sau 1975, nó mang một màu sắc mới lại. Ở đó tác giả cho nhân vật suy nghĩ, ý kiến nhận định về chính mình, về sự vật chung quanh mình. Tác giả không phải là người quyết định tư tưởng tác phẩm, cái quyết định là quan hệ đối thoại giữa các nhân vật, bởi vì mỗi nhân vật tồn tại như một nhà tư tưởng. Tác giả cũng chỉ là người tổ chức đối thoại mà thôi. Chủ nghĩa hậu hiện đại nhấn mạnh tính đa nguyên, đa nghĩa của thế giới, chủ trương giải thích là một kiểu đối thoại. Đó là cuộc đối thoại giữa hiện tại và quá khứ, giữa người đọc và văn bản, người đọc và người đọc.
Không ngoại lệ, các truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu cũng mang những yếu tố đổi mới đó: đối thoại giữa thiên nhiên, con vật với con người; đối thoại giữa quá khứ và hiện tại.
a, Đối thoại giữa thiên nhiên, con vật với con người
Khi nói đến đạo đức, chúng ta chỉ chú ý tới quan niệm con người với nhau mà ít chú ý tới quan hệ với tự nhiên. Thực chất, con người cần phải giao tiếp với cái ngoài nó, với cái phi nhân loại để điều chỉnh đạo đức của mình mới có thể sống yên ổn và hạnh phúc. Nếu con người chỉ coi tự nhiên là giới vô tri, phục vụ cho lợi ích thực dụng của mình, mà không nhận thấy, đó còn là một thế giới khác để con người giao tiếp với cái ngoài đó, mà khi mất đi chiều giao tiếp với sự sống đó, tâm hồn con người sẽ trở nên què quặt, con người sẽ cảm thấy cô đơn. Có lẽ vì thế mà Nguyễn Minh Châu đã cho nhân vật mình
một năng lực đặc biệt: biết lắng nghe tiếng nói của tự nhiên, biết che chở và đồng cảm với những thân phận tự nhiên câm lặng.
Dễ nhận thấy, làm bạn, lắng nghe tiếng nói của loài vật, cây cối trong truyện hầu hết là những nhân vật người giá hoặc trẻ em những con người gần tự nhiên hơn cả. Chỉ có tâm hồn bao dung “như nước lớn, như đồng khơi” của người già và tâm hồn nguyên sơ thánh thiện của trẻ nhỏ mới cảm nghe được linh hồn của tạo vật. Một con đường hòa vào thiên nhiên một cách rất bản