2.2.1 .Nhân hóa
3.3. Con người phi nhân
Khi đọc Sống mãi với cây xanh hay Phiên chợ Giát ta cảm động với hình ảnh của bác Thông, lão Khúng yêu thiên nhiên, loài vật bằng cả trái tim của mình. Nhưng đối lập với hình ảnh đó là con người phi nhân tính, vì những lợi ích trước mắt mà hủy hoại, tàn phá thiên nhiên. Đó là gã Quân trong Sống mãi với cây xanh “gã Quân và mấy tay nam đang thoăn thoắt trèo leo hết cành này sang càng khác ở trên đầu mình”[20;113], tên này đã tính toán tất cả mọi chuyện khi mà cây sấu được chặt xuống “bố cứ xin quách một gốc sấu – nghĩa là cây sấu này. Bố một góc, con một góc, con là tổ phó nhưng cũng cần đóng một số đồ đạc” [20;113]. Rồi tiếng máy cưa cứ xoèn xoẹt và chỉ trong một thời gian ngắn “một đống cành lớn đã chất đầy trước mấy hiệu phở với
những đám lá rậm rạp.Lá sấu xanh rơi đầy mặt đường” [20,114]. Bác Thông buồn bã lê bàn chân trên những viên sỏi sắc cạnh của con đường phố chợ “thấy nhà nào nhà nấy đã chất lù lù một đống củi cành sấu. Thật là một cuộc yến tiệc cho thiên hạ” [20;114]. Đến nỗi mà tay tổ phó Quân phải đưa ra túc trực đêm ngày canh gác cây sấu rất chặt chẽ nhưng cũng không thể nào ngăn cản được “đám người của phố chợ lăm lăm cầm cưa, rìu, chực xúm vào để làm thịt cây sấu”. Cả những lũ trẻ phố chợ và gia đình cũng tham gia để tranh giành những thứ còn giá trị sử dụng, khi trước đây chính họ là người được hưởng bóng mát nhiều nhất thì giờ đây lại “vừa nghe tin hạ cây sấu, lập tức xông vào lột da nó, như lột da một con bò ở lò sát sinh. Cây sấu vẫn đứng thẳng với một cái thân cây đã bị lột vỏ đang ứa nhựa” [20;115]. Với việc sử dụng các động từ mạnh Nguyễn Minh Châu đã khắc họa thật chính xác hành động tàn bạo, phi nhân của con người không biết yêu thương, quý trọng, thiên nhiên.
Trong Phiên chợ Giát đó là hình ảnh lão Khúng trên đường đi bán con Khoang đen, con vật mà lão và gia đình nhà lão đã gắn bó suốt bao năm qua. Nay vì khó khăn phải đem nó đi bán, lão Khúng không kiềm được lòng mình “một giọt nước mắt của lão Khúng vừa lăn vào lớp cỏ ống nhầu nát dưới bàn chân” [20;250]. Với tấm lòng yêu thương gắn bó với con vật, lão đã tưởng tượng ra cảnh bò bị giết thịt, lão đã mơ thấy chính mình đã giết con Khoang đen, nên trên đường đi lão đã thả nó vào rừng. Khi lão xuống đén cái phố huyện sầm uất đang tưng bừng sống dậy trong phiên chợ, lão lại thấy những hình ảnh kinh hoàng “cả một đám đông đúc xám xịt toàn trâu bó già người ta đập đi chợ để bán thịt” [20;287]. Bất giác lão nhìn sâu vào cặp mắt “ hai con mắt âm thầm và nhẫn nhục của con vật già nua đang bình thản đi đến chỗ chết” [20;287]. Vẫn chưa hết, khi kéo chiếc xe ra bên vệ đường lão lại thấy “cả một hang những quầy thịt bò treo giăng giăng cứ đỏ ối cả một quán phố” [20;288]. Khi nhìn thấy hình ảnh này không biết đã bao nhiêu con bò đã bị giết hại để lấy thịt để biến cả quán phố thành màu đỏ ối. Như một kẻ đang chạy trốn cuộc tàn sát đầy tàn nhẫn, lão Khúng hối hả kéo chiếc xe củi sang
bên kia cầu. Nhưng bên đó cũng không khá hơn là bao “bên kia cầu cũng vẫn thấy khắp nơi cái màu đỏ ối của thi thể con vật kéo cày”[20;288]. Những con người kia họ không biết thương xót cho con vật mà nó cả một đời nai lưng ra kéo cày để nuôi sống gia đình họ, và bây giờ họ đền ơn trả nghĩa cho con vật bằng cách đem bán nó cho người ta giết thịt. Thật tàn nhẫn, thật vô nhân đạo.