2.2.1 .Nhân hóa
3.2. Thể hiện sự gắn bó giữa thiên nhiên với con người
3.2.1. Thiên nhiên giúp con người sống phong phú và phóng khoáng
Văn học Việt Nam sau một thời gian dài mải mê với hiện thực cõi nhân sinh với những đề tài thời sự: chiến đấu, mặt trái của hiện thực, những vấn đề cá nhân, tính dục…. khiến cho tinh thần sinh thái trong văn học gần như vắng bóng. Dường như “ít có bóng cây cỏ trên đường đi của lũ nhân vật” (Cây Hà Nội- Nguyễn Tuân). Sự thiếu vắng tự nhiên khiến cho môi trường văn học trở nên ngột ngạt bởi quá nhiều những đề tài thiên về phê phán những tiêu cực trong xã hội với những toan tính, lọc lừa, xảo trá của đời sống cuống quýt, vội vã. Vậy nên, việc về với tự nhiên đã làm xanh một khoảng không gian văn học. Bên cạnh, khám phá ra vẻ đẹp của tự nhiên, chỉ cho nhân loại thấy cái đẹp huyền diệu của tạo hóa cũng thể hiện sự gắn bó, hòa hợp giữa con người và thiên nhiên.
Nhiều tác phẩm văn xuôi sinh thái mô tả tình yêu của con người xuất phát từ tình yêu với thiên nhiên, khi hai người gắn bó với nhau nghĩa là tâm hồn cộng cảm với tự nhiên. Tình cảm của Hiền và người yêu gắn bó với rừng “Tình yêu rừng của anh lan tỏa sang tôi, khiến tôi có cảm giác cả rừng, cả thiên nhiên như tan chảy vào tôi. Nó khiến tôi biết tin anh, tin vào chung thủy, tin vào bầu trời cỏ cây – những thứ không bao giờ biết phản bội” trong Tiếng rừng của Hiền Phương, hay trong truyện của Nguyễn Quang Thiều, tình yêu được cất lên đầy thơ mộng với hình ảnh của thiên nhiên: Chinh – Thao và mùa hoa cải bên sông (Mùa hoa cải bên sông),…. Và hình ảnh thiên nhiên trong các sáng tác của Nguyễn Minh Châu cũng mang màu sắc như vậy. Thiên nhiên là nơi giúp con người sống phong phú và phóng khoáng. Thiên nhiên giúp con người ta giao tiếp với ngoài, nó làm tâm hồn trở nên rộng rãi và khoáng đạt: tình yêu cỏ cây của lão Khúng, tình yêu loài vậy của bé Hồng, cô bé ngại di chuyển, khi còn nhỏ thường bỏ vào thùng thư một chiếc lá sấu vào đêm giao thừa, lúc đó cây đề đã đi đến một kết luận “thiên chức của các loài cây cối chúng ta trong thế kỉ tới là làm sao mỗi con người của xã hội
công nghiệp có một nhà thơ trong bản thân”[20;75] và sau này cô gái năm ấy đã trở thành nhà văn…. Mỗi người khi biết lắng nghe cây cỏ sẽ làm giàu cho tâm hồn của mình “Từ giữa phố phường chật hẹp, đông đúc có bao giờ các bạn đi ra sông Hồng nghe tiếng hát của phù sa và bờ bãi? Đã bao giờ các bạn dừng bước trên hè phố nâng một càng cây gãy?..” (Sống mãi với cây xanh).
Dựa vào mối quan hệ với thiên nhiên, con người phát hiện ra chỗ đứng của mình trên thế gian.Các nhân vật trong Nhớ sông, Dòng nhớ (Nguyễn Ngọc Tư) quá thân quen với cuộc sống sông nước. Con sông ghe trở thành con đường, mái nhà của họ. Cho nên khi tách họ ra khỏi cuộc sống sông nước đó, họ cảm thấy mình trở nên bơ vơ, lạc lõng giữa cuộc đời. Con người là một phần của thiên nhiên nên khi tách con người ra khỏi tự nhiên, con người mất chỗ đứng, trở nên chơ vơ. Không ngoại lệ, bác Thông trong Sống mãi với cây xanh cũng như vậy. Bác coi cây xanh là người bạn tri kỉ, là nơi duy nhất kí thác tâm sự của mình. Nếu thiếu cây xanh, thì cuộc sống của bác trở nên vô nghĩa. Tách bác ra khỏi thiên nhiên cũng giống như tách một con người ra khỏi cộng đồng, khỏi nhân loại. Chỉ có bên thiên nhiên bác mới được sống một cuộc sống thực sự. Vì vậy, khi họ chuẩn bị cưa cây sấu “ông lão cảm thấy đau, y như sắp phải đứng để người ta cưa tay cưa chân mình”[20;115], cảm nhận được “tiếng máy cưa xoèn xoẹt cứa vào da thịt ông lão”. Rồi trong buổi chiều thê lương đó, chỉ có bà Ngan mới hiểu rõ hết tất cả nỗi khổ tâm của ông Thông và mong người ta làm xong cái việc đẵn cây cho nhanh đi, để “ông lão khỏi đau đớn dai dẳng”. Suối đời ông lão trồng cây thấy trong mình đau đớn và trống trải như vậy và “ đối với ông lão, dù có xây cả một dãy phố hàng chục tầng, cũng không lấp nổi cái khoảng trống ấy”[20;117]. Bởi bấy lâu, mọi kỉ niệm niềm kiêu hãnh cũng như mọi niềm vui buồn tủn mủn đến mức vô nghĩa của cả đời ông lão đều gửi gắm sau vòm xanh của cái cây.Khi nỗi buồn, sự mất mát quá lớn không thể nào khỏa lấp nổi ông đã tình đến cái chết như một sự giải thoát “một đoạn dây chão đã được treo lên cây xà ngang”. Nhưng may thay bà Ngan đã đến kịp, bà cứu ông thoát khỏi cái chết bất đắc kì tử
nhưng không làm sao làm nguôi được nỗi buồn nhớ cây sấu”. Và bác Thông phải là một con người yêu thương, gắn bó lâu dài với cây sấu, thiên nhiên thì mới có cảm giác đau khổ tột cùng đến như vậy.
Với Phiên chợ Giát, lão Khúng dù gai ngạnh, cứng rắn, tính toán nhưng khi nhìn thấy thịt bò bày bán ở chợ, lão không nỡ bán con Khoang cho người ta giết thịt mà tha bổng cho nó về rừng. Có lẽ, lần đầu tiên ở lão Khúng có cảm nhận thật tinh tế mái tóc và hơi thở con gái Nghiên “Phả ra mùi của các loài cây cỏ rất tươi non của đồng nội, vừa đắng vừa ngọt”[20;255] phải mất một lúc lâu sau khi đứa con đã rời lão thì lão mới âm thầm nhận ra trên cơ thể của nó “cái mùi cỏ ông vừa cắt, cả mùi đất rừng hoang dã rất xa xưa đã nghủ kĩ trong kí ức của lão nhiều năm về trước”[20;255].Và có lẽ chỉ có người nông dân suốt đời gắn bó với đất đai bằng máu thịt, bằng tình yêu mới cảm nhận được từ thân thể đứa con thân yêu của mình những dấu vết của tự nhiên quen thuộc mà huyền nhiệm.
Trong Khách ở quê ra, lão Khúng còn phát biểu với người chú của mình rằng “Họ nhà mình chỉ nên sống với hòn đất”. Đó cũng là một đặc điểm tính cách ăn sâu vào huyết mạch của người nông dân. Ngoài ra thân hình lão Khúng “Đứngtrên hai chân ý như một cái cây dại tự nhiên từ trong đất mọc lên”, lão “Y như con bọ hung vừa từ dưới lỗ chui lên, vừa đen vừa già vừa xấu”.Bằng hình ảnh so sánh hấp dẫn, nhà văn đã làm cho người đọc không còn nhận ra lão Khúng là người hay là một phần không thể thiếu của thiên nhiên.
3.2.2. Đô thị là không gian ngột ngạt, tù túng
Trong công trình nổi tiếng Vườn thú người, Desmond Morris đã đưa ra một giả thiết nhiều tranh cãi. Ông hình dung đô thị, nơi con người đang sống là một dạng vườn – thú – người “Con vật người hiện đại không còn sống trong các điều kiện tự nhiên đối với loài của nó. Bị giam hãm không phải do những người sưu tập vườn thú mà do chính cái trí óc, tư tưởng của mình, con người đã tự nhốt bản thân vào trong một bầy thú nuôi nhốt khổng lồ luôn hoạt động ngừng nghỉ, nơi đó thường xuyên bị tổn hại do căng thẳng. Cảm giác
này được nhìn nhận rất rõ qua cách nhìn của lão Khúng trong Khách ở quê ra
về thành phố. Nhà văn mô tả cái ngột ngạt của khu phố qua con mắt của lão nông dân từ “quê ra”, một người sống tự do hồn nhiên giữa núi rừng. Thủ đô hiện lên qua cái nhìn của lão “Rõ thật là quân man di mạn rợ, nhà với cửa, cứ ý như cái hộp sắt tây đậy kín mít, nghe bên trong nhạc xập xình như đang có đám cưới, lại thấy các dây quần áo đang phơi, lại thấy cả những cái mặt người ló ra y như một lũ chim bồ câu đang gù trong các tầng chuồng”[20,241]. Có thể thấy qua suy nghĩ, lời nói của lão Khúng nhà văn đưa một tiếng nói mới, đối chất lại với diễn ngôn thống trị về văn minh đô thị.Lão Khúng có một quan niệm khác về cuộc sống nơi thành thị, lão như một con thú hoang đang chứng kiến cảnh đồng loại mình đang bị giam cầm trong những chiếc lồng, không tiếp xúc với thiên nhiên, không được hưởng ánh mặt trời, không được cây cỏ truyền sức sống “ừ cũng lạ thật cái anh dân thành phố, sống như thế này mà cũng sống được, chẳng có vườn tược, chẳng có cây cối,ăn, ở trồng chất lên đầu nhau, chỉ thấy tường là tường chả trách người nào người nấy cứ trắng nhợt, nói khẽ, đi khẽ, là phải!.... ”[20;241]. Quen gắn bó với mảnh đất hoang sơ mênh mông nhưng thân thuộc cho nên khi bước vào thành phố lão thấy làm lạ. Lão chính là hiện thân của tự nhiên, của bản tính hoang dã không thể nhận diện được cái thành phố không có một sự đánh dấu bản sắc nào, khiến lão “lạc lung tung”, “hết leo lên tầng thượng đỉnh lại lộn xuống tầng dưới cùng”. Mỗi nhà là một cái chuồng nhỏ và cả khu phố là một cái chuồng khổng lồ bủa vây lấy lão khiến lão ngột ngạt, hoảng loạn. Chuyến đi ấy đã khiến lão Khúng mơ hồ cảm nhận được sự bất ổn của không gian đô thị “toàn thân lão run lẩy bẩy như người lên cơn sốt và trong tâm hồn lão tự dưng dâng lên một nỗi niềm cô độc”[20;242]. Và chỉ khi “những luồng gió không có gì cản trở, tự nhiên thổi lồng lên trên nóc và hai bên cửa sổ toa tàu hỏa, trong đêm lão Khúng nhận ra luồng gió man dại quen thuộc và biết mình đã ra khỏi thành phố, đang trở về với đất cát hồn nhiên và hoang dã….”[20;242]
Trong Sống mãi với cây xanh, khi bản đề án xây dựng khu phố thí điểm của Huân được chấp nhận. Những con người ở đây sẽ được sống ở một thành phố đẹp hơn, hiện đại hơn. Nhưng bác Thông lại thức sự chóang váng, không còn dám nghĩ đến cái điều người ta bàn tán từ ba bốn năm nay “cái khu phố chợ nhếch nhách này sẽ bị san bằng để xây dựng thí điểm một khu dân cư điển hình đẹp đẽ nhất Hà Nội” [20;109]. Rồi khi về nhà nằm trên giường bác tưởng tượng ra “cái giường đang nằm tự nhiên không nằm trong nhà mà đang nằm chềnh ềnh ngay giữa đường, thạp gạo và chiếc đèn dầu hỏa cũng vậy. Trời đất hỡi, hắn đến đây làm gì, bày vẽ ra những đổi thay này làm gì”[20;114]. Thời gian trôi qua, hai mươi năm sau.Khu phố xây dựng thí điểm đã mọc lên.Nó gợi lên phong vị hiện đại của một thành phố công nghiệp châu Âu.Người vợ của Huân ngày não giờ đã già, bà ở cùng thằng bé Tham vừa đi du học nước ngoài về. Người đàn bà đến bây giờ vẫn y như tmột chuột chũi: sợ xê dịch. Dù bà rất “ghét cái ngôi nhà bốn tầng mà bà đang ở hai buồng trong đó, mặt nhà gì cứ trơ lì y như một cái nền xi măng, cả dãy phố chẳng có một cái cây, nom thật trơ. Đáng lẽ bà có thể chuyển sang ngôi nhà nhỏ hơn có những cây thông trồng chung quanh, nhưng bà ngại xê dịch, dọn đồ đạc”[20;120].