2.2.1 .Nhân hóa
3.1. Thiên nhiên là nền tảng làm nổi bật con người
Cũng giống như các nhà thơ xưa, họ làm bạn với thiên nhiên vạn vật để giãy bài tâm tư tình cảm, lấy chuẩn mực của thiên nhiên để làm thước đo cho vẻ đẹp của con người. Như trong Truyện Kiều của Nguyễn Du khi miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân:
Vân xem trang trọng khác vời, Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang, Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
( Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Nguyễn Minh Châu ở đây cũng không ngoại lệ, các sáng tác của ông trước 1945 đều khắc họa vẻ đẹp của con người qua hình ảnh thiên nhiên mà điểm tiêu biểu nhất trong bài Mảnh trăng cuối rừng. Vẻ đẹp của nhân vật Nguyệt được soi chiếu trực tiếp qua hình ảnh trăng nơi núi rừng hoang sơ, hùng vĩ.
Đọc kĩ hơn thì thấy thực ra trăng không phải xuất hiện ngay từ đầu truyện và cũng không xuất hiện khi cuộc gặp gỡ giữa hai nhân vật kết thúc, nó chỉ hiện ra trong thời gian vừa đủ cần thiết trên hành trình chuyến xe của Lãm và Nguyệt. Trăng xuất hiện từ lúc nào? Nó hiện ra khi anh lái xe vừa biết tên cô gái là Nguyệt và mời cô lên cabin ngồi ngay cạnh mình, nhưng trong lòng anh ta vẫn phân vân không hiểu cô có phải là người đang chờ đợi mình đó
chăng? Anh chợt nhận ra ánh trăng bên ngoài vào đúng lúc ấy, mà thoạt đầu còn lầm tưởng là ánh pháo sáng nữa kia. Đúng ra thì trăng đã có trên bầu trời từ đầu hôm, nhưng với anh lái xe, thì mãi đến lúc này trăng mới hiện ra, còn trước đó anh đâu có thấy: “Hôm nay đầu tháng. Từ đầu hôm tôi đi giữa ánh trăng mà không biết”.Đây là một chi tiết thú vị đầy ngụ ý.
Cùng với trăng là màn sương trắng xóa lan ra phủ kín cả mặt đất, chiếc xe chạy trên lớp sương bồng bềnh, và anh lái xe như cũng bồng bềnh trong rnột tâm trạng lạ lùng giữa hư và thực. Trên cao, chiếm lĩnh cả bầu trời đêm là mảnh trăng bạc và ánh sáng của nó tỏa ra trong vắt: mảnh trăng khuyết đứng yên ở cuối trời, sáng trong như một mảnh bạc.Ánh trăng từ bên ngoài đã nhập vào trong cửa xe và hòa nhập với hình ảnh cô gái, ánh trăng quả là tạo ra một không gian riêng, một “không khí” riêng bao bọc lấy câu chuyện và tắm đẫm nhân vật chính – Nguyệt – trong cái ánh sáng trong trẻo, huyền ảo của nó. Ban đầu, Lãm thấy “vẻ xinh đẹp của cô gái, một vẻ đẹp giản dị và mát mẻ như sương núi tảo ra từ nét mặt, lời nói”[20;34]; “Khung cửa xe phía cô gái ngồi lồng đầy bóng trăng. Không hiểu sao, lúc ấy, như có một niềm tin vô cớ nhưng chắc chắn từ trong không gian ùa tới tràn ngập cả lòng tôi”.Sự mách bảo đột ngột của trực giác, của vô thức đã đi trước cả lí tính và dường như là không hề giải thích được.Đúng lúc ấy, trong tâm trạng ấy, anh đã nhận ra vẻ đẹp lạ lùng của cô gái – vẻ đẹp tâm hồn hiện ra hòa vào vẻ đẹp của chân dung, khuôn mặt ngời lên trong ánh trăng.“Trăng sáng soi thẳng vào khuôn mặt Nguyệt, làm cho khuôn mặt tươi mát ngời lên và vẻ đẹp lạ thường”[20;37] và sâu thẳm, người con gái ở bên anh, giây phút ấy sẽ in dấu trong tâm hồn của anh, đi vào tiềm thức của anh, theo anh mãi mãi trong cuộc đời. Nguyễn Minh Châu có lần đã nói về tư tưởng trong sáng tác của anh những năm chiến tranh là “gắng đi tìm hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người”. Cái đẹp của nữ nhân vật chính của truyện ngắn này cũng chính là một “hạt ngọc” ẩn giấu, đã được nhận ra vào cái giây phút bất ngờ ấy, trong ánh trăng dịu dàng và ngời ngợi.