7. Cấu trúc của khóa luận
2.1. Ngôn ngữ sinh thái tự nhiên, hoang dã
2.1.2. Ngôn ngữ tả
Trong cuộc sống hàng ngày miêu tả là hành động có tính phổ biến, nhờ có miêu tả con người có thể tiếp xúc với vô vàn các sự vật, hiện tượng trong thế giới, trong nghiên cứu khoa học. Nếu như miêu tả trong nghệ thuật là một trong những phương thức quan trọng để nhận thức, phản ánh và biểu hiện thế giới.Thì miêu tả trong văn chương hoạt động dựa trên quy luật của cái đẹp.Nó không đặt ra nhiệm vụ miêu tả sao cho thật chính xác, khách quan, tỉ mỉ mà yêu cầu phải lựa chọn những chi tiết, tình tiết đặc sắc. Hiểu rõ được những điều đó mà trong các sáng tác của mình Nguyễn Minh Châu sử dụng cách
miêu tả linh hoạt, tinh tế bằng các chi tiết đặc sắc, đặc biệt nhà văn đã sử dụng thành công ngôn ngữ miêu tả làm chất liệu để tái hiện lại thiên nhiên và thể hiện được vẻ đẹp hoang sơ, kì ảo của thiên nhiên.
2.1.2.1.Danh từ
Con đường văn học của Nguyễn Minh Châu qua gần 30 năm với hai giai đoạn chính mà cái mốc phân chia là năm 1975. Với hai chặng đường sáng tác ở hai giai đoạn văn học trước và sau 1975, Nguyễn Minh Châu có những đóng góp to lớn cho nền văn học hiện đại. Các tiểu thuyết và truyện ngắn của ông trước 1975 khá tiêu biểu cho thành tựu, đặc điểm và giới hạn của nền văn học sử thi thời kì kháng chiến chỗng Mĩ. Trong các tác phẩm giai đoạn này các nhân vật hiện lên là người con mang vẻ đẹp hoàn hảo, toàn diện cả về ngoại hình lẫn tâm hồn. Đặc biệt, để làm nổi bật vẻ đẹp của con người tác giả cũng không quên chấm phá khắc họa, miêu tả cảnh vật, con vật, những nét đặc trưng tiêu biểu….của bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, hùng vĩ hoang sơ của núi rừng nơi các anh chiến sĩ đang đóng quân để làm nhiệm vụ.
Bức tranh thiên nhiên đó được chuyển tải qua ngay từ nhan đề bằng các danh từ: nhành mai và mảnh trăng cuối rừng. Nhan đề ngắn gọn, đơn giản nhưng ở đó đều hàm chứa tư duy sinh thái. Nhành mai, Mảnh trăng cuối rừng
đều là danh từ chỉ những sự vật, hiện tượng của thiên nhiên. Nó mang vẻ đẹp trong trẻo, hoang sơ khi mà chưa có tác động của con người. Và qua cách đặt nhan đề này có thể thấy thái độ tôn trọng tự nhiên của nhà văn. Thiên nhiên được làm miêu tả song song cùng với con người. Nó cũng giống với cách đặt nhan đề của các nhà văn Nguyễn Ngọc Tư – Cánh đồng bất tận, Khói trời lộng lẫy; Nguyễn Huy Thiệp – Muối của rừng, Trần Duy Phiên với bộ ba tác phẩm Kiến và người, Mối và người, Nhện và người…… So sánh với Ông già và biển cả của Ernest Hemingway – tác phẩm ngợi ca trí tuệ, ý chí và sức của con người, có thể thấy sự khác biệt rất lớn. Ông già và biển cả (The Old Man and the Sea), “ông già” (The Old Man) đứng trước, “biển cả” (the Sea) đứng sau. Sắp xếp vị trí như thế không phải nhằm mục đích đề cao tự nhiên.
Danh từ còn được tác giả sử dụng trong linh hoạt trong truyện ngắn và chủ yếu là danh từ chỉ sự vật, hiện tượng: rừng cỏ gianh; mảnh trăng; con dế; rừng cây; vườn mận; sương trắng; chim trống mái ánh hoàng hôn; hoa mai; chỏm rừng; búp lá non; vì sao …Qua những danh từ Nguyễn Minh Châu đã tái hiện lại khung cảnh thiên nhiên trong trẻo, hoang sơ của núi rừng nơi các anh chiến sĩ đang làm nhiệm vụ. Để từ đó có cái nhìn đối sánh với thiên nhiên sau khi có tác động của con người.
2.1.2.2. Tính từ và biện pháp tu từ
Mật độ dày đặc và nhiều hơn hết trong các sáng tác của Nguyễn Minh Châu là tính từ và biện pháp tu từ.
Trước hết là sử dụng tính từ, với các truyện ngắn này tác giả chủ yếu tập trung vào hai loại tính từ. Đó là những tính từ chỉ màu sắc đặc trưng: “đỏ rực; xanh biếc; trắng muốt; hoe vàng; đỏ lửa; xanh biếc; trắng ngần;trong vắt; vàng rực….”. Tính từ chỉ trạng thái, tính chất: “xum xuê; hiu hắt; khắc khoải; tha thiết; rụt rè; heo hút; vắng vẻ; yên tĩnh; lòe nhòe; chập chờn; lồng lộng; bềnh bồng; thưa thớt; sừng sững; lặng lẽ; ửng sáng; bé bỏng; nhấp nháy mập mạp, rùm ròa…
Ở giai đoạn sau 1975 Nguyễn Minh Châu vẫn tiếp tục dùng ngôn ngữ miêu tả để thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, nhưng thiên nhiên ở đây mang màu sắc khác và không chỉ bó hẹp với cảnh núi rừng hoang sơ mà còn dịch chuyển điểm nhìn sang cảnh vật thiên nhiên ở thành phố, đô thị.
Với Sống mãi với cây xanh là thiên nhiên thu nhỏ trong thành phố Hà Nội khi xưa. Thiên nhiên được vẽ nên bằng các tính từ chỉ màu sắc: “xanh thẫm; vàng thau; xanh rêu; xanh ngắt; tím ngắt; xanh ngời ngời; màu xám đục; hồng hồng; đỏ hỏn ..”. Không những thế tác giả còn sử dụng tính từ chỉ trạng thái, tính chất: ngập ngừng, yểu điệu ……làm cho thiên nhiên cây cỏ hiện lên một cách sinh động có hồn hơn. Đó là hình ảnh đẹp chưa bị con người tán phá, nhưng chỉ một thời gian ngắn mà “nó chỉ còn một cái thân gỗ tươi trụi thụi lủi”- trụi thụi lủi; trũng sâu - “nhìn vào khoảng đất rỗng trũng
sâu xuống quanh cây sấu và đống đào lên”; trơ “cả dãy phố chẳng có một cái cây, nom thật trơ”.
Các truyện ngắn khác tác giả cũng sử dụng hang loạt các tính từ chỉ tính chất: lòe nhòe; mênh mông, hoang sơ; ngổn ngang; long lanh; ướt át; nặng trĩu; nhòe nhoẹt; tĩnh mịch; ngời ngời; sáng xanh; hiu hắt; bâng quơ; kì cục; ngai ngái; man dại, hồn nhiên.
Thứ hai, người đọc không khó để nắm bắt gặp trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu các biện pháp tu từ đặc biệt biện pháp so sánh, nhân hóa thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên.
Với cách sử dụng so sánh ngang bằng tác giả khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên, cây cỏ đẹp nguyên sơ, trong trẻo: “trên cành trẩu, những búp lá non sắp nở đang phồng lên như những chiếc bút lông thấm đẫm mực”; đó là miêu tả hình ảnh trăng một cách tinh tế, với sự liên tưởng tưởng tượng mỗi lúc một khác: “mảnh trăng khuyết đứng yên ở cuối trời, sáng trong như một mảnh bạc; từng chiếc lá đùng đình trên nóc lán lóe sáng như những mảnh bạc”[20;44]. Đó còn là “mảnh trăng non sáng như một thỏi bạc treo trên sườn núi đá Vô Hốt”; đó còn là “mảnh trăng cuối tháng như một chiếc đĩa bằng vàng bị vỡ”. Hơn nữa tác giả còn vẽ nên bức tranh của cảnh biển vào buổi sớm mai “Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào”. Thiên nhiên đẹp hài hòa là vậy nhưng có lúc nó những lúc làm cho con người cảm thấy sợ hãi: từng tảng mây đen xếp ngổn ngang trên mặt biển đen ngòm và biển bắt đầu gào thét, sóng bạc đầu ngoài cửa lạch nổi cồn lên cao như những ngọn núi tuyết trắng ”.
Như vậy, khám phá ra vẻ đẹp của tự nhiên, chỉ cho nhân loại thấy cái đẹp huyền diệu của tạo hóa cũng là điều mà Nguyễn Minh Châu muốn hướng tới. Nhưng hơn hết, tác giả muốn hướng con người nhận biết được vẻ đẹp của thiên nhiên, thưởng lãm nó, rồi từ đó mà con người sẽ yêu thương và có nhu cầu gìn giữ vẻ đẹp đó. Sở dĩ lâu nay chúng ta quay lưng với lại với tự nhiên vì
chúng ta chỉ nhìn thấy những giá trị kinh tế của tự nhiên mà không nhận ra đời sống tinh thần đằng sau thiên nhiên.
2.1.2.3. Một số biểu tượng
Sử dụng hình ảnh biểu tượng là một trong những nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu. Nó như một dấu ấn đặc sắc đánh dấu một chất lượng mới của sự phát triển tư duy sinh thái. Lấy hình ảnh của thiên nhiên để nói lên ý nghĩa của tác phẩm.
Ngay từ nhan đề ngắn gọn của truyện tác giả đã gây chú ý với bạn đọc với hình ảnh nhành mai. Nó như xua tan đi bầu không khí lạnh lẽo u uất của tiết trời cuối đông, là ấm nóng cho cảnh vật cho bầu không khí đầu xuân. Đi sâu hơn vào tác phẩm nó là biểu tượng cho mùa xuân “mặc cho trời rét ở đầu những cành cây khô đen đã nảy những chiếc lộc xanh biếc”; “một cành mai đang trổ hoa, một vài cánh hoa trắng muốt rơi xuống mũ”.Là nhân chứng chứng minh cho mối tình trong sáng vượt thời gian giữa Lương và Thận. Đó là một câu chuyện tình trong sáng, Lương một chiến sĩ mang trong mình lý tưởng giải phóng dân tộc cao cả, trong một lần đi làm nhiệm vụ ở làng Đằng đã gặp Thận một cô gái thùy mị, dịu dàng và rất dũng cảm cứu Lương vào đêm anh bị thương. Và khi trở về Lương cũng “như trông thấy một mép khăn mỏ quạ bay lất phấp trên cái cổ cao rám nắng và thanh mã tấu in hằn xuống một bên áo nâu cứ lách cách”. Một điều đặc biệt ở làng Đằng mà Lương thích những rặng mai và cả những cô gái gắn bó với mai “những rặng mai trong vườn và dáng hiền lành thùy mị của người con gái, mỗi năm tết đến, mặc chiếc quần đen cắt dài hơn, trùm qua vai một chiếc khăn nâu gấp chéo, quẩy hai đầu đòn gánh hai cành mai ra chợ bán”. Chính tình yêu của anh và Thận cũng luôn có sự xuất hiện của hoa mai, cành mai, gốc mai: “Chẳng biết gửi ai, tôi đem gài mẩu giấy vào bên gốc mai rồi xốc súng lên vai”; rồi khi gặp lại nhau họ lại trở về mảnh đất đầy rêu phong “bên vại nước, gốc mai cổ thụ đứng im lặng, đan cành trên đầu hai chúng tôi, những nụ mai trắng ngần đang đơm đầy cành”. Không những thế nhành mai còn sức sống mãnh liệt của con
người, biểu trưng cho tinh thần chiến đấu anh dũng, cao cả.Hình ảnh những rặng mai trong vườn hay nhà nào cũng có một cây mai trước ngõ biểu tượng cho sức sống bền bỉ, dẻo dai và khi bị tàn phá thì “gốc cây mai cổ thụ bị địch chặt ngày nào đã đâm chồi mới, rất mập mạp và rùm ròa”của người dân của dân làng Đằng nói riêng và của cả dân tộc Việt Nam nói chung.
Như cái tên của nó, truyện ngắn Mảnh trăng cuối rừng có một hình tượng quan trọng mà thiếu nó thì truyện ngắn này cũng mất đi sức sống.Đó là hình tượng mảnh trăng, một hình tượng sinh động của môi trường sinh thái.Trước hết, mảnh trăng thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, núi rừng.Với vẻ đẹp trong trẻo, lãng mạn.Giả sử ta thử bỏ hết những ánh trăng, những đoạn tả trăng trong truyện này đi, cái gì sẽ xảy ra? Cốt truyện không có gì bị mất, kể cả các tình huống lí thú bất ngờ là cuộc gặp gỡ giữa anh lái xe và cô gái đã tự nguyện đính uớc với anh, vẫn cứ có thể xảy ra theo sự sắp xếp rất khéo của tác giả; còn những chuyện cứu xe, những hành động dũng cảm của cô gái thì càng chẳng bị ảnh hưởng gì.Nhưng mất đi cái ánh trăng mơ hồ, huyền ảo kia thì truyện ngắn này cơ hồ mất hết cả không khí và sự gợi cảm đầy chất thơ của nó, mọi chi tiết, các nhân vật và câu chuyện tình của họ sẽ trở nên rõ ràng một cách… nhạt nhẽo và không sao có thể bay bổng lên được. Ánh trăng quả là tạo ra một không gian riêng, một “không khí” riêng bao bọc lấy câu chuyện và tắm đẫm nhân vật chính – Nguyệt – trong cái ánh sáng trong trẻo, huyền ảo của nó.
Không những thế, tác giả lấy hình ảnh của tự nhiên mảnh trăng làm biểu tượng cho tình yêu trong sáng của Nguyệt và Lãm. Một tình yêu đẹp giữa mưa bom bão đạn; giữa sự tàn khốc của chiến tranh nhờ ánh trăng của tự nhiên mà nó trở nên đẹp hơn.Hơn nữa, với biểu tượng này Nguyễn Minh Châu còn phát hiện ra vẻ đẹp, sức sống mãnh liệt trong con người.Nguyễn Minh Châu luôn tâm niệm một điều là phải “cố gắng đi tìm cái hạt ngọc ẩn giấu trong cái bề sâu tâm hồn con người”, Và ông đã tìm được những “hạt ngọc” như thế trong con người chống Mĩ. Như vậy, với các sáng tác của Nguyễn Minh Châu trước Cách mạng chủ yếu được bộc lộ qua ngôn ngữ sinh
thái tự nhiên. Thiên nhiên mang vẻ đẹp hoang sơ kì vĩ, làm say đắm lòng người. Không chỉ dừng lại ở nét đó, thiên nhiên còn mang đến cho người đọc một cảm thức khác trong ngôn ngữ sinh thái đô thị.