Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong phong trào nông dân Trung Quốc

Một phần của tài liệu Hồ chí minh với cách mạng trung quốc giai đoạn 1920 1945 (Trang 43 - 47)

6. Cấu trúc khóa luận

2.1. Nguyễn Ái Quốc với cách mạng Trung Quốc giai đoạn 1924-1927

2.1.2. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong phong trào nông dân Trung Quốc

Cũng như đối với tình cảnh nhân dân các xứ thuộc địa khác, từ rất sớm Nguyễn Ái Quốc đã quan tâm nghiên cứu tìn hiểu tình hình nông dân Trung Quốc, một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến, đông dân cư và giàu truyền thống đấu tranh, có quan hệ lịch sử lâu đời và có ảnh hưởng trực tiếp tới phong trào cách mạng nước ta. Hồ Chí Minh đã nhận xét: “Nông dân Trung Quốc cũng

giống nông dân Việt Nam,đều hết sức cần cù, gan dạ, chất phác và giản dị” [7;180]. Trong bài viết Tình cảnh nhân dân Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc cũng đã thể hiện sự am hiểu sâu sắc về xã hội nông dân Trung Quốc, các hình thức bóc lột nông dân mà nười đã chứng kiến tận mắt.

Những ngời nông dân Trung Quốc họ chỉ có hai bàn tay trắng và muốn kiếm bát cơm, họ phải đi ở đợ hay làm thuê. Người đánh giá sự khốn cùng về đời sống cộng thêm sự bóc lột tàn nhẫn của chủ đất dưới nhiều hình thức và ách áp bức của chính quyền phong kiến tất yếu đã dấy lên phong trào đấu tranh của nông dân lúc bấy giờ. Tuy nhiên dù nó có mạnh mẽ đến đâu, trước sau vẫn chỉ là hành động tự phát và không thể tránh khỏi thất bại. Vì vậy để xóa bỏ những cảnh bất công đó, theo Nguyễn Ái Quốc các đồng chí Trung Quốc của chúng ta phải tiến hành mạnh mẽ một cuộc vận động khẩn chương để giáo dục quần chúng, làm cho quần chúng thấy thật rõ sức mạnh của mình, quyền lợi của mình và có đủ khả năng để thực hiện khẩu hiệu “Tất cả ruộng đất về tay nông dân”.

Để tiện cho việc hoạt động, Nguyễn Ái Quốc được bố trí làm phiên dịch cho cố vấn Bôrôđin. Làm việc trong phái bộ Bôrôđin, Nguyễn Ái Quốc càng có điều kiện thuận lợi nắm rõ tình hình cách mạng Trung Quốc nói chung, đặc biệt là về phong trào nông dân và thông qua những cán bộ ở đây, cả người Nga và người Trung Quốc, để liên hệ với những nhà cách mạng Trung Quốc ở Quảng Đông.

Đầu tháng 10-1923, Bôrôđin đã có mặt ở Quảng Châu với tư cách là cố vấn của Liên Xô trong chính phủ cách mạng Quảng Châu. Việc Nguyễn Ái Quốc được cử làm phiên dịch cho Bôrôđin tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu, theo dõi và trực tiếp tham gia vào phong trào của nông dân Trung Quốc. Trước và trong những năm cao trào cách mạng 1925-1927, Quảng Đông là tỉnh có phong trào nông dân mạnh mẽ nhất ở Trung Quốc. Tiêu biểu là ở hai huyện Hải Phong và Lục Phong. Xuất hiện đúng vào thời điểm này, Nguyễn Ái Quốc với cương vị của mình lập tức bị thu hút ngay vào những sự kiện mới mẻ của phong trào. Những người nông dân Trung Quốc từ hình thức đấu tranh có tính tự phát, manh động trước đây, nay bắt đầu đi vào tổ chức dưới hình thức Hội

Nông dân. Trong Báo cáo gửi Đoàn chủ tịch Quốc tế Nông dân về phong trào nông dân Quảng Đông, Nguyễn Ái Quốc đã dành phần quan trọng để nói về phong trào ở Hải Phong, một địa phương từ tháng 2-1925, nông dân đã biết tập hợp trong tổ chức của mình. Ở đây đội ngũ nông dân nghèo không ngừng tăng lên vì sự cướp đoạt của bọn địa chủ, “đời sống trở nên khó khăn không thể chịu được và sự nghèo khổ ngự trị khắp nơi”. Trong năm 1923, cuộc đấu tranh giữa nông dân và địa chủ đã diễn ra quyết liệt. Tháng 2, sáu ngàn nông dân đã họp mít tinh, sau đó là cuộc diễu hành biểu dương lực lượng đòi thả những người anh em bị bắt. Họ hô vang khẩu hiệu: “Đả đảo bọn địa chủ”. Tháng 7, hai mươi ngàn nông dân đã xuống đường tuần hành, đòi giảm 70% tô [18;127].

Nông dân đã dành cho quân đội của chính quyền cách mạng mọi sự giúp đỡ cần thiết như dẫn đường, vận tải, giao liên... để chiến thắng các lực lượng phản động ở địa phương. Nông dân cũng tổ chức ra các đội tự vệ để chiến đấu chống lại các lực lượng vũ trang của địa chủ. Riêng Hải Phong có 500 đội tự vệ nông dân. Không chỉ ở Hải Phong, Lục Phong tình hình diễn ra như vậy mà ở các huyện khác cũng ở vào hoàn cảnh gần như thế về mặt tổ chức, hoạt động và chiến đấu. Đó thực sự là những nét mới của phong trào. Nguyễn Ái Quốc không đứng ngoài cuộc đấu tranh. “Chúng tôi liền thừa cơ đó phát động một cuộc vận động xây dựng Hội Nông dân. Ngay lập tức 5000 nông dân đã tham gia phong trào”. Trước Đại hội Nông dân toàn tỉnh (tháng 5- năm 1925), 22 huyện trong tỉnh đã có Hội Nông dân.

Ngày 1-5-1925, cùng với những người cộng sản Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc tham gia tổ chức Đại hội lần thứ nhất của nông dân tỉnh Quảng Đông. Đại hội đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của phong trào nông dân. Tham dự đại hội có 117 đại biểu, thay mặt cho trên 20 vạn nông dân Quảng Đông, nhằm thành lập Hội Nông dân tỉnh để thống nhất về lãnh đạo và cộng tác đấu tranh. Thành công của đại hội trực tiếp tác động không chỉ đối với phong trào nông dân nội tỉnh mà còn lan rộng sang các tỉnh.

Trong báo cáo gửi Quốc tế nông dân, Nguyễn Ái Quốc đã nêu những bằng chứng cụ thể để khẳng định lòng hăng hái và tinh thần cách mạng của nông dân

Trung Quốc, đồng thời vạch những kẻ thù cụ thể đang khiến họ phải chịu đau khổ, khốn cùng. Người đề xuất những công việc cần tiến hành ngay, trước hết là đẩy mạnh công tác giáo dục tuyên truyền trong nông dân. Trong các bức thư, báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản và Quốc tế Nông dân không bao giờ Người quyên đề nghị gửi cho Người tài liệu báo chí để dùng cho công việc đó.

Ngày 31-7-1925, nghĩa là sau tám tháng có mặt ở Quảng Châu, với những hoạt động có hiệu quả trong thực tế, Nguyễn Ái Quốc được đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân ra quyết định chính thức phân công phụ trách công tác vận động nông dân ở Trung Quốc và các thuộc địa Đông Dương, Xiêm, Đài Loan và quần đảo Philippin, với nhiệm vụ trước mắt là liên hệ với các thuộc địa ở đó, tiếp xúc với các tổ chức nông dân đã có và thành lập các tổ chức nông dân ở những nơi chưa có. Vậy là nhiệm vụ quốc tế của Người được xác định rõ rệt cụ thể hơn.

Trong bức thư viết ngày 13-8-1925, đoàn chủ tịch Quốc tế Nông dân một lần nữa nhấn mạnh đến yêu cầu Nguyễn Ái Quốc cần mở rộng và tăng cường hơn nữa công tác vận động nông dân Trung Quốc, phải hết sức cố gắng phát triển Hội Nông dân Quảng Châu, thành lập hội nông dân ở các địa phương, đồng thời chuẩn bị để các Hội Nông dân đó gia nhập Quốc tế Nông dân. Đoàn chủ tịch Quốc tế Nông dân đó còn yêu cầu Nguyễn Ái Quốc với tư cách là đại diện của Quốc tế Nông dân chính thức liên hệ với Trung ương Quốc dân đảng để triển khai các hoạt động nói trên.

Chỉ sau những quyết định này, Nguyễn Ái Quốc mới được Quốc tế Nông dân trợ giúp chừng nào về mặt tài chính – một khó khăn lớn người thường xuyên gặp phải khi triển khai công tác – để chi dùng cho việc xuất bản các tài liệu về nông dân, cử người đi vận động và tổ chức những Hội Nông dân ở các tỉnh của Trung Quốc. Mối quan hệ giữa Quốc tế nông dân với Nguyễn Ái Quốc từ đây được tăng cường hơn.

Chỉ trong tháng 8 và 9-1925, Đoàn chủ tịch Quốc tế Nông dân đã gửi 11 lần thư cho Nguyễn Ái Quốc. Đáp lại Người cũng gửi nhiều thư báo cáo, tài liệu cho Quốc tế Cộng sản, Quốc tế Nông dân, trong đó Người trình bày đầy đủ, chính xác tình hình đời sống, nguyện vọng cuộc đấu tranh chống áp bức của

nông dân và chính sách của đế quốc, phong kiến đối với nhân dân lao động Trung Quốc. Đó là những chỉ dẫn những thông tin rất quý báu và được Quốc tế Cộng sản đánh giá cao vì đã giúp cho Quốc tế cộng sản và các tổ chức quốc tế khác hiểu rõ hơn tình hình nông dân Trung Quốc cũng như ở các nước phương Đông. Trong bức thư ngày 18-8-1925 của Đoàn chủ tịch Quốc tế Nông dân gửi cho Nilốpxki (bí danh của Nguyễn Ái Quốc), có đoạn viết: “Chúng tôi trông đợi đồng chí sẽ gửi đều đặn và vào bất cứ lúc nào, những báo cáo tổng kết từng hai tháng một về phong trào nông dân về công tác đảng trong việc tổ chức nông dân” [18;120].

Trực tiếp hoạt động trong cuộc đấu tranh sôi nổi của nông dân Quảng Đông thời kỳ đại cách mạng, từ những thực tiễn tai nghe mắt thấy rất mới mẻ của phong trào. Nguyễn Ái Quốc đã chắt lọc được những chất lượng quý báu để sau ngày Người viết cuốn những ký ức của tôi gồm 51 mục, phản ánh những suy nghĩ của Người về phong trào nông dân Trung Quốc. Và cũng từ thực tiễn sinh động đó, có bao nhiêu điều chăng trở về công tác của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong việc vận động nông dân đã được đặt ra đối với Người mà sau này Người đã lý giải nó trong tác phẩm Công tác quân sự của Đảng trong nông dân.

Một phần của tài liệu Hồ chí minh với cách mạng trung quốc giai đoạn 1920 1945 (Trang 43 - 47)