Phát huy vai trò của Quốc tế cộng sản đối với cách mạng Trung Quốc

Một phần của tài liệu Hồ chí minh với cách mạng trung quốc giai đoạn 1920 1945 (Trang 64 - 67)

6. Cấu trúc khóa luận

3.2.2.Phát huy vai trò của Quốc tế cộng sản đối với cách mạng Trung Quốc

3.2. Đối với cách mạng Trung Quốc

3.2.2.Phát huy vai trò của Quốc tế cộng sản đối với cách mạng Trung Quốc

Năm 1921, Đảng Cộng sản Trung Quốc ra đời đánh dấu sự chuyển biến quan trọng trong lịch sử đấu tranh cách mạng Trung Quốc. Sự ra đời cùng với những hoạt động bước đầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thực sự chứng tỏ rằng cách mạng Trung Quốc chuyển từ cách mạng dân chủ cũ (với đỉnh cao là

cách mạng Tân Hợi năm 1911) chuyển sang cách mạng dân chủ mới dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản, với nòng cốt là Đảng Cộng sản. Đảng Cộng sản Trung Quốc ra đời là sự kết hợp nhuần nhuyễn của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Bên cạnh sự ra đời, lớn mạnh và ngày càng trưởng thành của giai cấp vô sản; Sự truyền bá chủ nghĩa Mác vào phong trào công nhân; ảnh hưởng to lớn của cuộc Cách mạng tháng Muời Nga... không thể không kể tới sự giúp đỡ và cổ vũ to lớn của phong trào Cộng sản và Công nhân quốc tế với trung tâm là Quốc tế Cộng sản.

Sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản đối với cách mạng Trung Quốc không chỉ dừng lại ở việc góp phần dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Trung Quốc mà còn được thể hiện rõ trong việc hoạch định đường lối chiến lược, sách lược của Đảng Cộng sản trong những năm đầu hoạt động. Sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản vừa có tính chất gián tiếp, vừa xảy ra trực tiếp. Chiến lược và sách lược của Quốc tế Cộng sản đối với các dân tộc thuộc địa, trong đó có Trung Quốc chính là cơ sở lý luận để Đảng Cộng sản Trung Quốc vận dụng sáng tạo vào điều kiện lịch sử cụ thể của mình trong những năm đầu mới thành lập. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, phong trào cách mạng ngay từ buổi đầu đã có những biến đổi lớn về chất, mà một trong những vấn đề đã được đặt ra nay từ đầu là việc kết hợp giải quyết vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc.

Chính Quốc tế Cộng sản, thông qua những đại diện của mình, cũng như các bộ phận của nó, đã bàn bạc và thảo luận về các vấn đề có liên quan đến cách mạng Trung Quốc trong chương trình nghị sự của các đại hội và các kỳ họp của Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản trong đó có sự tham gia của Nguyễn Ái Quốc. Đặc biệt là từ tháng 6-1923 khi Nguyễn Ái Quốc trực tiếp hoạt động trong Bộ Phương Đông ở Mátxcơva, qua những đề nghị quan trọng của Người với Quốc tế Cộng sản trước và sau Đại hội V của Quốc tế Cộng sản (7-1924), nhằm thiết lập hệ thống liên lạc từ Tây sang Đông. Từ đây Người tìm cách đến với Trung Quốc, để tìm hiểu về cách mạng Trung Quốc và cũng để giúp cách mạng nước mình.

Trong thời gian làm việc ở Mátxcơva Nguyễn Ái Quốc đã kết thân với Trương Thái Lôi và gặp gỡ Tưởng Giới Thạch. Những mối quan hệ đó tạo điều kiện cho Nguyễn Ái Quốc tìm hiểu sâu hơn về cuộc cách mạng đang diễn ra ở Trung Quốc .

Năm 1924, Nguyễn Ái Quốc có mặt ở Quảng Châu trên danh nghĩa công khai là cán bộ phiên dịch của phái bộ Bôrôđin. Người sẽ phải hoàn thành nhiệm vụ với Hội quốc tế Nông dân trên cương vị Ủy viên Đoàn chủ tịch của tổ chức này phụ trách theo dõi và chỉ đạo phong trào nông dân ở châu Á. Trong quãng thời gian hoạt động tại đây, Nguyễn Ái Quốc luôn theo dõi chỉ đạo phong trào nông dân ở Trung Quốc và Đông Nam Á, giúp Quốc tế Cộng sản nắm được tình hình về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông.

Nguyễn Ái Quốc đã theo dõi cụ thể tình hình cách mạng ở Trung Quốc, kịp thời viết những bức thư, những báo cáo quan trọng gửi về cho Quốc tế Cộng sản để kịp thời hỗ trợ và giải quyết. Các bài viết đó đã được đăng trên tạp chí Thư tín quốc tế (Correspondance in-ternationale). Trong một bức thư gửi chủ tịch đoàn Quốc tế Cộng sản vào ngày 18-12-1924, Nguyễn Ái Quốc có viết: “Tôi đến Quảng Châu vào giữa tháng 12... Tôi thiết tưởng chưa cần phải thảo một bản báo cáo về tình hình Trung Quốc bởi vì các đồng chí Trung Quốc và Nga đã làm việc đó; tuy nhiên tôi tha thiết giới thiệu với đồng chí vấn đề tuyên truyền trong phụ nữ và thiếu nhi. Nữ đồng chí Vooc-ben đã phàn nàn là không nhận được tài liệu (báo chí, chương trình,..) mà nữ đồng chí đã xin Mạc Tư Khoa. Điều đó đã ngăn cản không cho công tác của nữ đồng chí ấy tiến bộ và cũng có lúc đã cản trở hoàn toàn công tác của nữ đoàn chí ấy...Trong lúc này tôi là một người Trung Quốc chứ không phải là một người Việt Nam và tên tôi là Lý Thụy chứ không phải là Nguyễn Ái Quốc” [11;314]. Đây là một trong sô rất nhiều bức thư Nguyễn Ái Quốc giử cho Quốc tế Cộng sản. Ngay từ những ngày đầu tiên khi đến Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc đã nhanh chóng nắm bắt tình hình cách mạng, tình hình của những người cộng sản ở đây và sau đó viết thư về cho Quốc tế Cộng sản để giúp đỡ và điều chỉnh kịp thời.

Những bài viết đã tố cáo tội ác của thực dân xâm lược, tình cảnh của nhân dân Trung Quốc và tinh thần chiến đấu anh dũng của họ. Thông qua các bài viết, thư tín của Nguyễn Ái Quốc gửi về cho Quốc tế Cộng sản mà những người yêu hòa bình, những dân tộc khác trên thế giới đặc biệt là ở phương Tây đã thấy được tội ác của những kẻ xâm lược, lên tiếng đấu tranh ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Trung Quốc.

Báo Ngọn lửa nhỏ đăng bài của Mandenstam nhan đề “Thăm người chiến sĩ cộng sản Nguyễn Ái Quốc”, trong đó có đoạn: “Từ Nguyễn Ái Quốc tỏa ra một nền văn hóa, không phải văn hóa châu Âu, mà có lẽ là văn hóa tương lai. Dân tộc Việt Nam là một dân tộc giản dị và lịch sự. Qua cử chỉ cao thượng, tiếng nói trầm lắng của Nguyễn Ái Quốc tôi thấy được ngày mai, thấy được viễn cảnh trời yên biển lặng của tình hữu ái toàn thế giới bao la như đại dương” [28;153]. Quả là một nhận xét tinh tế, tài tình và chính xác.

Một phần của tài liệu Hồ chí minh với cách mạng trung quốc giai đoạn 1920 1945 (Trang 64 - 67)