Sát cánh chiến đấu cùng với giai cấp công nhân Trung Quốc

Một phần của tài liệu Hồ chí minh với cách mạng trung quốc giai đoạn 1920 1945 (Trang 49 - 51)

6. Cấu trúc khóa luận

2.1. Nguyễn Ái Quốc với cách mạng Trung Quốc giai đoạn 1924-1927

2.1.4. Sát cánh chiến đấu cùng với giai cấp công nhân Trung Quốc

Nguyễn Ái Quốc xuất hiện ở Quảng Châu vào lúc phong trào công nhân Trung Quốc phát triển mạnh mẽ sau một thời gian tạm lắng. Sau khi tập hợp được lực lượng và chấn chỉnh lại đội ngũ ở phía bắc, giai cấp công nhân Trung Quốc mới có điều kiện triệu tập Đại hội toàn quốc lần thứ hai.

Đối với phong trào công nhân Trung Quốc lúc này, Nguyễn Ái Quốc không chỉ bày tỏ thiện cảm, sự quan tâm, ủng hộ mà còn trực tiếp tham gia như một chiến sĩ quốc tế nồng nhiệt. Cùng với những người cộng sản Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc tham gia tổ chức Đại hội toàn quốc lần thứ hai của công nhân Trung Quốc họp ở Quảng Châu. Đại hội được triệu tập đồng thời với Đại hội lần thứ nhất của nông dân tỉnh Quảng Đông nhằm mục đích thành lập một mặt trận thống nhất giữa những người bị bóc lột ở thành thị và nông thôn. Trong báo cáo gửi Quốc tế cộng sản về hai cuộc đại hội nói trên, Người tập trung nêu bật sự trưởng thành của phong trào công nhân Trung Quốc, bước phát triển trong việc tăng cường khối liên minh công – nông, sự tự ý thức về sứ mệnh lịch sử của mình. Những đại diện của công nhân, nhân danh cho đại biểu quần chúng nhân dân lao động Trung Quốc, tuyên bố rằng: “Chúng tôi đều biết rằng giải phóng nhân dân lao động phải là sự nghiệp của bản thân những người lao động. Chúng tôi cũng biết rằng bọn đế quốc có mặt trận thống nhất của chúng, và rằng nếu vô sản nước Mỹ, vô sản châu Âu và vô sản Nhật Bản mà không cùng nhau nắm tay hành động cùng với các dân tộc bị áp bức các nước thuộc địa và nửa thuộc địa thì không thể nào đánh đổ được chủ nghĩa đế quốc. Vì vậy chúng ta phải xây dựng được một tổ chức rộng lớn của những người vô sản toàn thế giới và của quần chúng bị áp bức bóc lột ở tất cả các nước” [18;138].

Ngày 19-6-1925, cuộc bãi công lớn của công nhân Hương Cảng – Quảng Châu nổ ra để ủng hộ phong trào 30-5. Công nhân các ngành nghề ở Hương Cảng tham gia bãi công kéo về Quảng Châu. Những công nhân làm việc tại các nhà máy của các nước đế quốc trong các tô giới tham gia bãi công kéo về Quảng Châu có tới 10 vạn người. Họ trở thành nhân tố thúc đẩy phong trào đấu tranh của nông dân các địa phương, số thường xuyên tập chung ở Quảng Châu cúng

phải có tới 6-7 vạn người. Để tổ chức cuộc đấu tranh có hiệu quả hơn, công nhân bãi công đã thành lập Ủy ban bãi công để làm hạt nhân lãnh đạo phong trào. Ủy ban bãi công dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc rất coi trọng công tác tuyên truyền trong công nhân bãi công, nhằm cổ động tinh thần cách mạng, khích lệ công nhân kiên trì đấu tranh.

Biết tin đó chiều ngày 13-7, Nguyễn Ái Quốc đến Ủy ban bãi công xin tham gia đội diễn thuyết với danh nghĩa là hội viên Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức. Người đã ghi tên với bí danh Lý Thụy và đăng ký đề tài diễn thuyết là “Mối quan hệ giữa công nhân Trung Quốc với các dân tộc bị áp bức và sự cần thiết phải liên hiệp lại để đánh đổ chủ nghĩa đế quốc”. Ủy ban bãi công đã nhiệt liệt hoan nghênh tinh thần hăng hái của Nguyễn Ái Quốc và lập tức giới thiệu người đến các khu công nhân để nói chuyện. Ngay ngày hôm sau, báo Đường công nhân số đặc biệt đã đưa tin này dưới tiêu đề “Người An Nam tham gia đội diễn thuyết” và để dấu tên Lý Thụy, báo này đã viết: “Một người An Nam tên là Lý Mỗ...” [18;139].

Về những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những ngày sát cánh chiến đấu cùng với giai cấp công nhân Trung Quốc, bà Vương Nhất Chi – vợ của Trương Khải Lôi, người đã có thời kỳ cùng sinh hoạt và làm việc với Nguyễn Ái Quốc tại trụ sở của phái bộ Bôrôđin nhớ lại: “Hồ Chí Minh trong thời kỳ cách mạng ở Quảng Châu, công việc rất bận rộn, nhưng tinh thần thì luôn tỏ ra hăng hái sôi nổi. Ngoài việc phải hoàn thành nhiệm vụ công tác ở phòng biên dịch của cố vấn Bôrôđin, lãnh đạo Hội Việt Nam thanh niên cách mạng và trủ trì lớp huấn luyện chính trị đặc biệt, Người còn tham gia các hoạt động của Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức, sát cánh chiến đấu cùng các đồng chí Trung Quốc. Cống hiến sức lực cho cuộc đại cách mạng Trung Quốc” [18;140]. Trong khi nói, Hồ Chí Minh đánh giá cao cuộc bãi công Hương Cảng – Quảng Châu trong mối quan hệ giữa cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân Trung Quốc với cuộc đấu tranh của các nhân dân các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Người tha thiết kêu gọi công nhân bãi công hãy đoàn kết nhất trí, kiên trì đấu tranh, giành thắng

lợi cuối cùng. Giọng nói của Người hùng hồn, có sức lôi cuốn mạnh mẽ, được công nhân bãi công rất hoan nghênh.

Bằng những hoạt động thực tế trong cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc đã thể hiện tinh thần quốc tế vô sản của người chiến sĩ cộng sản.

Một phần của tài liệu Hồ chí minh với cách mạng trung quốc giai đoạn 1920 1945 (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)