Ủng hộ phong trào công nhân Trung Quốc trong chiến tranh chống Nhật

Một phần của tài liệu Hồ chí minh với cách mạng trung quốc giai đoạn 1920 1945 (Trang 55 - 56)

6. Cấu trúc khóa luận

2.2. Nguyễn Ái Quốc với cách mạng Trung Quốc thời kỳ 1938-1941

2.2.2. Ủng hộ phong trào công nhân Trung Quốc trong chiến tranh chống Nhật

Trong quá trình hoạt động cách mạng của mình, Nguyễn Ái Quốc đã luôn ủng hộ, cổ vũ, động viên tinh thần chiến đấu giai cấp công nhân ở Trung Quốc, Người trực tiếp tham gia và cổ vũ động viên anh em chiến đấu. Trong chiến tranh chống Nhật, công nhân Trung Quốc là những người yêu nước ưu tú nhất, trong vùng Mãn Châu những người thất nghiệp và công nhân đều được tuyển mộ hàng loạt vào quân đội nhân dân. Công nhân mỏ biến thành du kích. Hàng ngày anh em công nhân đường sắt, không sợ nguy hiển đến tính mệnh, đã hợp sức với các lực lượng chống Nhật để cướp đoạt vũ khí và làm trật bánh những đoàn tàu của địch.

Người ca ngợi những người anh hùng không tên của Trung Quốc. Các thủy thủ đã từ chối không chịu làm việc cho những tàu chở hàng hóa của Nhật, còn các thợ rèn thì làm việc ngày đêm để cung cấp mã tấu cho quân đội kháng chiến. Với đồng lương ít ỏi của mình, anh em công nhân Trung Quốc đã làm việc ở nước ngoài đã chịu thiếu thốn mọi thứ để góp tiền mua thuốc men về các bệnh viện dã chiến trong quân đội và gửi những thanh niên tình nguyện về nước để bảo vệ tổ quốc. Đằng sau phòng tuyến quân thù và trên hai bờ sông Dương Tử, hàng ngìn và hàng triệu công nhân Hán Khẩu và Thượng Hải đã chiến đấu anh dũng.

Đảng và nhân dân Việt Nam ta luôn theo dõi và ủng hộ cách mạng Trung Quốc. Trong thời gian này, báo chí của Đảng ta và của Mặt trận dân chủ Đông Dương hàng ngày cổ vũ cuộc kháng chiến của nhân dân Trung Quốc và phản đối những hành động tiếp tay cho giặc Nhật của bọn cầm quyền phản động Pháp ở Đông Dương. Đảng ta nêu khẩu hiệu “Giúp đỡ Trung Quốc” và cho phổ biến rộng rãi bài hát “Giúp Trung Quốc tức là giúp mình”. Thực hiện chủ chương đúng đắn của Đảng ta, bộ phận hoạt động công khai của Đảng đã vận động chi nhánh Đảng xã hội Pháp ở Bắc kỳ cùng với các đoàn thể quần chúng đứng ra tổ chức chợ phiên ở Hà Nội và một số nơi khác để lấy tiền mua thuốc men gửi sang giúp nhân dân Trung Quốc chống phát xít Nhật.

Từ tháng 3-1938 đến tháng 2-1939, nhân dân ta đã quyên được 579 đồng. Ở Nam bộ, các đồng chí ở tòa báo Dân chúng đã đặt ở chợ Bến Thành (Sài Gòn) một tủ sắt với dòng chữ “Ủng hộ du kích và cuộc kháng chiến Trung Hoa”. Ở Trung bộ chị em phụ nữ Nghệ An có sáng kiến tổ chức ra “gánh hàng ngày xuân” mang sách báo, hàng hóa về các chợ bán để quyên góp tiền bạc gửi giúp nhân dân Trung Quốc. Nhân dân Thanh Hóa đã quyên góp được 100 đồng gửi các chiến sĩ du kích Trung Quốc kèm theo một bức thư gồm có 2230 chữ ký nói lên tình đoàn kết chiến đấu giữa hai dân tộc Việt Nam và Trung Quốc [13;140].

Một phần của tài liệu Hồ chí minh với cách mạng trung quốc giai đoạn 1920 1945 (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)