6. Cấu trúc khóa luận
3.3. Đối với cách mạng Việt Nam
3.3.1. Vận dụng những kinh nghiệm từ thực tiễn cách mạng Trung Quốc vào
3.3.1. Vận dụng những kinh nghiệm từ thực tiễn cách mạng Trung Quốc vào cách mạng Việt Nam cách mạng Việt Nam
Từ thực tiễn cách mạng Trung Quốc và từ chính những hoạt động cách mạng trực tiếp của Hồ Chí Minh tại đây, Người đã rút ra được nhiều bài học quan trọng như: vấn đề tổ chức các lực lượng vũ trang trong nhân dân, vấn đề xây dựng căn cứ địa, những nguyên tắc trong việc tổ chức du kích và lãnh đạo chiến tranh du kích..., từ những bài học của cách mạng Trung Quốc kết hợp với những bài học của cách mạng thế giới, Nguyễn Ái Quốc đã sớn đi tới một luận điểm nổi tiếng: “Cuộc cách mạng vô sản không thể thắng lợi ở các nước nông nghiệp và nửa nông nghiệp nêu như giai cấp vô sản không được quần chúng nhân dân ủng hộ tích cực. Đó là một sự thực hiển nhiên đối với carhai cuộc cách mạng – cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng vô sản” [18;162].
Từ thực tiễn cách mạng của cuộc khởi nghĩa ở Quảng Châu năm 1927 thất bại, HCm đã phân tích các nguyên nhân thất bại và rút ra bài học cho cách mạng nước ta. Theo Người do chính sách kém cỏi về vấn đề nông dân của Đảng Cộng sản là một trong những nguyên nhân quyết định làm cho cuộc cách mạng Trung
Quốc năm 1927 thất bại. Vào lúc giai cấp vô sản Trung Quốc trong thành phố nổi dậy thì ở những vùng ngoại vi không có một phong trào nông dân cách mạng quan trọng nào nổi lên phối hợp cả. Người rút ra bài học: đảng của giai cấp vô sản, trước hêt ở tất cả các nước nông nghiệp và nửa nông nghiệp, phải quan tâm đến công tác chính trị và tổ chức (cả về công tác quân sự) trong nông dân. Công tác này không được phó thác cho sự may rủi hay tiến hành gặp chăng hay chớ, một kiểu giống nhau trên khắp cả nước. Việc tuyên truyền, cổ động, công tác tổ chức làm một cách cứng nhắc, rập khuôn, chắc chắn sẽ làm phân tán sức người, sức của.
Do vậy mà công tác tuyên truyền, tổ chức của Đảng tại các địa phương có tầm quan trọng đặc biệt: “Cách mạng chỉ có thể thắng lợi nếu như làn sóng cách mạng có thể lay động được quần chúng nông dân dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản”. Thực tế cách mạng Việt Nam sau năm 1930 đã minh chứng cho điều đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, cách mạng nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc: từ phong trào Xô Viết – Nghệ Tĩnh cho đến cuộc vận động dân chủ 1936-1939 và tiến hành Tổng khỏi nghĩa tháng Tám năm 1945 với sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Trong công tác chăm lo xây dựng phát triển lực lượng cách mạng quần chúng cũng được Hồ Chí Minh rất quan tâm, học hỏi kinh nghiệm từ các phong trào Trung Quốc. Bằng việc tham gia các phong trào nông dân, công nhân Trung Quốc, học hỏi kinh nghiệm tập hợp quần chúng nhân dân trong Hội nông dân, tiến hành các Ủy ban bãi công để tổ chức cho cách mạng Việt Nam. Người nhân thấy, đối với cách mạng Việt Nam lúc này cần phải xây dựng, tập hợp quần chúng nhân dân yêu nước trong một mặt trận dân tộc thống nhất,. Năm 1941, ngay sau khi trở về nước, Người đã gấp rút thực hiện công việc đó. Tháng 5- 1941, Hội nghị trung ương Đảng lần thứ tám quyết định thành lập Việt Nam độc lập đồng minh gọi tắt là Việt Minh. Sau đó là hàng loạt các hội: Công nhân cứu quốc, Nông dân cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc,...dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng được thành lập, thu hút đông đảo quần chúng tham gia.
Trong công tác đoàn kết Đảng và tổ chức xây dựng căn cứ địa cách mạng cũng được Hồ Chí Minh quan tâm nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm từ thực tiễn cách mạng Trung Quốc. Người biết đến cách mạng Trung Quốc từ những năm 1920, khi gặp gỡ những người bạn cách mạng Trung Quốc tại Pháp, nhưng phải cho đến năm 1924, Hồ Chí Minh mới có cơ hội đến Trung Quốc. Khi Người đến đây, cách mạng Trung Quốc đang rất căng thẳng, mâu thuẫn nội bộ xảy ra. Cách mạng Trung Quốc lúc này có tới hai chính đảng là: Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong nội bộ Quốc dân đảng lại tiếp tục bị chia rẽ làm hai phe cánh tả và cánh hữu. Cùng với đó là tồn tại tới 3 thủ đô: Thủ đô Bắc Kinh được quốc tế công nhận, phe Cộng sản và phe cánh tả thuộc Quốc dân đảng đóng thủ đô tại Quảng Châu sau đó chuyển về Vũ Hán, còn phe cánh hữu Quốc dân đảng đóng đô tại Nam Kinh. Chính việc cách mạng Trung Quốc bị mâu thuẫn nội bộ này đã dẫn đến các cuộc nội chiến kéo dài trong suốt thời gian từ: 1927-1937 và từ 1946-1950. Nhận thấy những vấn đề trong việc thống nhất lực lượng lãnh đạo cách mạng và chọn căn cứ cách mạng là vô cùng quan trọng, vì vậy ngay khi nhận thấy ở Việt Nam xuất hiện ba tổ chức cộng sản tranh dành ảnh hưởng và quyền lợi lẫn nhau, Người đã lập tức chủ chì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản, đưa đến sự thành lập của Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 1940, khi còn ở Trung Quốc, Người đã chuẩn bị kế hoạch thành lập căn cứ địa cách mạng ở Cao Bằng và ngay sau khi về nước Người đã trực tiếp chỉ đạo công tác này. Theo Võ Nguyên Giáp, Người đã “ vạch ra một cách chính xác tính quan trọng của căn cứ địa Việt Bắc sau này” [19;68].
Trực tiếp tham gia, nghiên cứu về cách mạng Trung Quốc và được tham gia trong Bát lộ quân của Trung Quốc đã giúp cho Hồ Chí Minh có dược nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về công tác xây dựng, phát triển lực lượng vũ trang cách mạng. Khi về nước, Người tích cực mở lớp đào tạo cán bộ quân sự, viết các tài liệu lý luận quân sự, biên dịch và viết các tài liệu: Chiến thuật du kích, Kinh nghiệm du kích Nga, Kinh nghiệm du kích Tàu,... Người chỉ thị thành lập các đội du kích, sau đo là các đội cứu quốc và đến ngày 22-12-1944 thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.
Từ sự thay đổi thực tiễn cách mạng của Trung Quốc và thế giới, Hồ Chí Minh cũng đã có những chỉ đạo sát sao, kịp thời về trong nước. Trong thời kỳ 1936-1939, Người viết những bài viết giử về trong nước có nội dung chính là góp ý kiến về đường lối , chủ chương của Đảng ta trong thời kỳ mặt trận dân chủ Đông Dương. Qua bài “Những chỉ thị tôi nhớ và truyền đạt”, Nguyễn Ái Quốc chỉ rõ sự cần thiết phải thay đổi chủ chương cho phù hợp với tình hình mới, để tập hợp mọi lực lượng yêu nước, tiến bộ chống chủ nghĩa phát xít và ngăn ngừa chiến tranh thế giới.
Những kinh nghiệm quý báu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã học hỏi từ cách mạng Trung Quốc nói riêng và từ cách mạng thế giới nói chung có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Từ những kinh nghiệm đó và căn cứ vào tình hình cụ thể của cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã đưa ra các đường lối, chủ chương lãnh đạo cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.