6. Cấu trúc khóa luận
3.4.2. Phát huy giá trị các di tích, thúc đẩy đoàn kết Việt Nam – Trung Quốc gia
giai đoạn hiện nay
Từ sau khi Việt Nam - Trung Quốc bình thường hóa quan hệ (tháng 11- 1991), thành tựu lớn nhất, nổi bật nhất là hai nước đã không ngừng củng cố,
phát triển quan hệ chính trị - ngoại giao. Thông qua các chuyến thăm hữu nghị, các cuộc hội đàm song phương, các cuộc gặp gỡ tại các diễn đàn thế giới, khu vực… Việt Nam và Trung Quốc đã định ra khuôn khổ hợp tác, từ “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” (năm 1999) đến “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” (năm 2005) và cuối cùng là “đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” (năm 2008).
Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc tiến những bước dài với các hoạt động ngoại giao nhân dân, các cuộc gặp gỡ giữa các ban, ngành, các bộ… với nội dung trao đổi, hợp tác đa diện, nhiều chiều, nhiều tầng nấc. Điểm đặc biệt trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc là hai nước không ngừng mở rộng không gian hợp tác thông qua kênh đa phương, thông qua các tổ chức quốc tế cũng như khu vực.
Một trong những bằng chứng nổi bật về thành tựu trong quan hệ chính trị - ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc là hai nước đã giải quyết được hai trong ba vấn đề bất đồng quan trọng liên quan đến biên giới - lãnh thổ: Ký kết Hiệp định biên giới trên đất liền vào năm 1999 và đã hoàn thành công tác phân giới cắm mốc trên đất liền (năm 2008); ký Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ (năm 2000); ký Hiệp định Hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ (năm 2004)…
Thành tựu trong quan hệ chính trị - ngoại giao trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc là khởi đầu tốt và tiền đề có tính nền tảng cho sự phát triển của quan hệ kinh tế - thương mại. Với hơn 50 hiệp định hợp tác về kinh tế hoặc có liên quan đến kinh tế và khá nhiều thỏa thuận cấp nhà nước, quan hệ kinh tế Việt Nam - Trung Quốc không chỉ khởi sắc mà còn phát triển một cách mạnh mẽ.
Song song với những phát triển vượt bậc trong quan hệ kinh tế, các hoạt động trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học - công nghệ và du lịch cũng diễn ra không kém phần sôi động. Sự hợp tác, giao lưu văn hóa góp phần đắc lực để hai dân tộc Việt, Hoa thấu hiểu nhau hơn, thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ chính trị, kinh tế, ngoại giao, là cầu nối vững chắc cho các mối quan hệ khác không ngừng nâng cao cả về chất và lượng.
Cũng như quan hệ với nhiều quốc gia khác, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc bên cạnh những thành tựu to lớn vẫn không tránh khỏi những khúc mắc, bất đồng, những thách thức không nhỏ, đòi hỏi nỗ lực giải quyết cả từ hai phía.
Hiện nay, trở ngại lớn nhất trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc liên quan đến các vấn đề trên Biển Đông. Tuyên bố về “Đường lưỡi bò” của Trung Quốc, việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, tiếp tục khẳng định sự hiện diện của mình tại Biển Đông để hiện thực hóa tuyên bố về “Đường lưỡi bò”, tiến hành xây dựng các đảo nhân tạo... không chỉ khiến tình hình Biển Đông trở nên căng thẳng, dư luận quốc tế lên tiếng mà còn làm cho Việt Nam và các nước trong khu vực hết sức quan ngại.
Trong lĩnh vực kinh tế, cán cân thâm hụt thương mại đang nghiêng rất lớn về phía Việt Nam, là thách thức mang tính báo động. Thặng dư thương mại nghiêng lệch về phía Trung Quốc cộng với nhiều mặt hàng nhập vào Việt Nam từ Trung Quốc chưa bảo đảm chất lượng,… sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực đối với kinh tế Việt Nam, tới dư luận và qua đó ảnh hưởng lâu dài đối với quan hệ kinh tế song phương Việt Nam - Trung Quốc.
Những thách thức nêu trên dẫn tới một hệ lụy to lớn, đó là làm xói mòn niềm tin, tác động tiêu cực đến sự tin cậy mà hai nước đã nỗ lực xây dựng trong nhiều năm qua, đòi hỏi phải có những biện pháp, giải pháp tích cực, phù hợp và hiệu quả để Việt Nam và Trung Quốc thực sự là “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” trong bối cảnh khu vực và quốc tế đầy biến động hiện nay.
Để mối quan hệ luôn ổn định và phát triển, Việt Nam và Trung Quốc cần giải quyết mọi vấn đề dựa trên các nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình; thúc đẩy hợp tác bình đẳng cùng có lợi; giải quyết những vấn đề tranh chấp thông qua thương lượng hòa bình; tiến hành quan hệ hai nước không nhằm vào nước thứ ba và cũng không làm ảnh hưởng đến quan hệ mỗi nước với các nước khác.
Những nút thắt trong quan hệ hai nước khi dần dần được tháo gỡ, được giải quyết phù hợp với thực tiễn, với luật pháp và thông lệ quốc tế, sẽ tiếp tục tạo đà cho quan hệ Việt Nam - Trung Quốc phát triển, đáp ứng yêu cầu và lợi ích của
mỗi nước. Lịch sử cho thấy, nếu giải quyết đúng hướng, đúng cách những nút thắt đó sẽ mang lại cho hai nước, hai dân tộc nhiều cơ hội mới để cùng phát triển trong hữu nghị, hòa bình và thịnh vượng
Một trong những cách thức quan trọng phát huy tình hữu nghị Việt – Trung đó là tuyên truyền giáo dục cho các thế hệ trẻ Việt Nam và Trung Quốc về những mối quan hệ, hành động tốt đẹp giữa hai nước mà cha ông ta đã gây dựng.
Hồ Chí Minh với cách mạng Trung Quốc là một trong những mối quan hệ tốt đẹp mà chúng ta cần phải được bảo tồn và phát huy. Đặc biệt là những di tích lịch sử gắn liền với hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh trên đất nước Trung Quốc. Những di tích lịch sử đó là những minh chứng cho hành trình tìm đường cứu nước của Người, đồng thời cũng là những nhân chứng cho những đóng góp của Hồ Chí Minh với cách mạng Việt Nam và Trung Quốc. Việc bảo tồn và phát huy những giá trị các di tích và mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Trung Quốc là rất quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh đầy biến động hiện nay.
Để tránh cho mối quan hệ tốt đẹp ấy và các di tích lịch sử không đi vào quên lãng, Đange và nhà nước ta cần phải tổ chức tốt công tác tuyên truyền. Cần phải nâng cao sự hiểu biết của nhân dân hai nước, đặc biệt là nhân dân Việt Nam về những hoạt động của Hồ Chí Minh và các di tích gắn với Hồ Chí Minh ở Trung Quốc. Quan tâm giáo dục thế hệ trẻ lòng yêu nước, biết ơn những người anh hùng vì dân, vì nước trong đó có Chủ tịch Hồ Chí Minh – người chiến sĩ cộng sản lỗi lạc của dân tộc và thế giới.
Để thực hiện tốt công tác tuyên truyền, chúng ta có thể thực hiện các biện pháp sau: Tuyên truyền trên các đài phát thanh, truyền hình Việt Nam, đưa các nội dung về Hồ Chí Minh với cách mạng Trung Quốc vào nội dung các tư liệu tham khảo cho học sinh, sinh viên tìm hiểu. Bên cạnh đó, chúng ta có thể tổ chức các triển lãm tranh, ảnh, những tư liệu về hoạt động của Hồ Chí Minh ở Trung Quốc và những hoạt động, đóng góp của Người đối với cách mạng Trung Quốc.
Tiến hành các hoạt động giao lưu, tìm hiểu tham quan các di tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đất Trung Quốc cho nhân dân, các di tích cần được kết nối du lịch. Các cơ quan ngoại giao, đại sứ quán của hai nước cần tăng cường
hơn nữa sự liên kết, đoàn kết tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân hai nước giao lưu gắn kết tình hữu nghị giữa hai nước. Đối với du lịch Việt Nam, đưa các hệ thống di tích về Hồ Chí Minh trên đất nước Trung Quốc vào các tua du lịch, vừa tạo điều kiện cho nhân dân tham quan du lịch, vừa có điều kiện tìm hiểu về lịch sử các hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh vừa tìm hiểu về tình đoàn kết giữa cách mạng hai nước Việt Nam và Trung Quốc.
Việc giáo dục cho thế hệ trẻ Việt Nam về những hoạt động của Hồ Chí Minh với cách mạng Việt Nam và Trung Quốc sẽ góp phần quan trọng vào việc tăng cường nhận thức cho nhân dân về mối quan hệ tốt đẹp, về tình đoàn kết giữa hai nước. Nâng cao trách nhiệm của nhân dân hai nước về việc giữ gìn và phát huy tinh thần đoàn kết, hợp tác cùng có lợi trên tất cả các lĩnh vực.
* Tiểu kết chương 3
Thông qua các tác phẩm lý luận và hoạt động thực tiễn của mình trong giai đoạn 1920-1945, Hồ Chí Minh đã có những đóng góp không nhỏ cho cách mạng Trung Quốc, cách mạng Việt Nam và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Những lý luận của Người đã bổ sung và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin, truyền bá chủ nghĩa cộng sản đến cách mạng và nhân dân hai nước Trung Quốc, Việt Nam.
Những hoạt động của Hồ Chí Minh, góp phần ủng hộ, cổ vũ cách mạng Trung Quốc không ngừng phát triển, phát huy vai trò của Quốc tế Cộng sản đối với cách mạng Trung Quốc. Từ đó bước đầu xây đắp tình hữu nghị thân thiết giữa những người đồng chí quốc tế. Đối với cách mạng Việt Nam, hoạt động của Người ở Trung Quốc đã trợ giúp và vận dụng những kinh nghiệm vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Đồng thời, đoàn kết cách mạng Trung Quốc với Việt Nam và thế giới. Trong bối cảnh tình hình thế giới phức tạp như hiện nay, việc bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử gắm liền với hoạt động của Hồ Chí Minh ở Trung Quốc là rất quan trọng, góp phần thúc đẩy hơn nữa tình hữu nghị giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc.
KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ
Trong giai đoạn 1920-1945, Hồ Chí Minh đã có những tác phẩm lý luận quan trọng, gây nên tiếng vang lớn và thúc đẩy cách mạng Trung Quốc phát triển. Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc được Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin, tham gia sáng lập Đảng Xã hội Pháp, bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế thứ ba, kể từ đây Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra đường lối cứu nước, con đường giải phóng dân tộc cho cách mạng ở các nước thuộc địa trong đó có Việt Nam và Trung Quốc.
Nguyễn Ái Quốc trở thành người cộng sản, Quốc tế Cộng sản đã trở thành hậu thuẫn vững chắc cho cách mạng Trung Quốc dưới sự giúp đỡ của một chi bộ Quốc tế Cộng sản và Nguyễn Ái Quốc.
Một số tác phẩm tiêu biểucủa Hồ Chí Minh như: Chủ nghĩa cộng sản và thanh niên Trung Quốc, Tình hình ở Trung Quốc, Tình cảnh nông dân Trung Quốc, Các nước đế quốc chủ nghĩa và Trung Quốc, Người Nhật Bản muốn khai hóa người Trung Quốc như thế nào, Chủ nghĩa anh hùng của công nhân Trung Quốc,...các tác phẩm đã góp phần truyền bã chủ nghĩa Mác – Lênin vào Trung Quốc, nêu lên tình cảnh người dân, thực tiễn cách mạng ở Trung Quốc, vạch trần tội ác của kẻ xâm lược, từ đó Hồ Chí Minh kêu gọi sự ủng hộ đoàn kết chiến đấu giúp đỡ cách mạng Trung Quốc, cổ vũ, đặt niềm tin thắng lợi vào cách mạng Trung Quốc.
Trong giai đoạn từ 1920-1945, cách mạng Trung Quốc trải qua nhiều thăng trầm với những diễn biến phức tạp. Bằng những hoạt động thực tiễn của mình, Hồ Chí Minh không chỉ tìm ra con đường và lãnh đạo cách mạng Việt Nam giành thằng lợi mà còn giúp đỡ cách mạng Trung Quốc phát triển lực lượng, đoàn kết đấu tranh chống kẻ thù xâm lược. Hồ Chí Minh đến đây với danh nghĩa làm việc trong phái bộ Bôrôđin, Người đã có nhiều việc làm thiết thực như: giúp đỡ phong trào nông dân Trung Quốc, đặc biệt là ở Quảng Đông. Người tham gia sáng lập Hội liên hiệp các dân tôc bị áp bức. Sự ra đời của hội đánh dấu sự thức tỉnh của các dân tộc châu Á.
Nguyễn Ái Quốc sát cánh chiến đấu cùng với giai cấp công nhân Trung Quốc như một chiến sĩ quốc tế, thể hiện tinh thần quốc tế vô sản của ngươi chiến sĩ cộng sản. Kêu gọi Quốc dân đảng thực hiện chính sách của Tôn Trung Sơn, ủng hộ các dân tộc nhược tiểu, chống chủ nghĩa đế quốc. Nguyễn Ái Quốc tham gia vào cuộc vận động giúp nhân dân Trung Quốc kháng chiến chống phát xít Nhật xâm lược, sát cánh chiến đấu cùng công nhân Trung Quốc trong chiến tranh chống Nhật
Đến năm 1930, dưới sự chỉ đạo của Hồ Chí Minh, Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập không chỉ có ý nghĩa to lớn đối với cách mạng Việt Nam mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với Cách mạng Trung Quốc nói riêng và Quốc tế cộng sản nói chung. Đây là nguồn cổ vũ động viên to lớn đối với cách mạng Trung Quốc, khẳng định sự đúng đắn của chủ nghĩa Mác – Lênin.
Cách mạng Trung Quốc và Cách mạng Việt Nam luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong quá khứ, nhân dân hai nước đều chịu cảnh bị thực dân đô hộ và áp bức, do đó có cùng mục tiêu, con đường và lý tưởng đấu tranh. Trong quá trình đấu tranh cách mạng, Hồ Chí Minh đã rất nhiều lần gặp gỡ, tiếp xúc và có tình cảm rất sâu sắc với những người cộng sản Trung Quốc, nhất là trong thời gian hoạt động tại Pari (Pháp) và Mátxcơva (Liên Xô). Năm 1924, Hồ Chí Minh đến Quảng Châu (Trung Quốc) lại càng có nhiều cơ hội hoạt động và gắn bó cùng các lãnh đạo của Đảng Cộng sản cũng như người dân Trung Quốc. Trong những năm 30 của thế kỷ trước, Hồ Chí Minh hoạt động tại Hồng Kông, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, thường xuyên có quan hệ thân thiết với các tổ chức của Đảng Cộng sản Trung Quốc đang hoạt động tại đây.
Chủ tịch Hồ Chí Minh xứng đáng là chiến sỹ kiên cường và xuất sắc của phong trào cộng sản quốc tế, là người bạn thân thiết của các dân tộc trên thế giới đang đấu tranh cho độc lập tự do. Từ hơn nửa thế kỷ nay tên tuổi, đạo đức và sự nghiệp cách mạng của Người gắn bó mật thiết với cuộc sống và chiến đấu của nhân dân Việt Nam. Người mất đi là một tổn thất vô cùng to lớn cho Đảng và dân tộc ta. Bức điện chia buồn của ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khẳng định: “Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng vô sản
lỗi lạc,... Chủ tịch Hồ Chí Minh mất đi nhưng phẩm chất cách mạng cao cả và tinh thần chiến đấu không sợ cường bạo của đồng chí vẫn sống mãi trong lòng nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc, sống mãi trong lòng nhân dân cách mạng các nước trên thế giới”.
Những di tích lịch sử gắn liền với hoạt động của Hồ Chí Minh ở Trung Quốc, là những minh chứng cho hành trình tìm đường cứu nước của Người, đồng thời cũng là những nhân chứng cho những đóng góp của Hồ Chí Minh với cách mạng Việt Nam và Trung Quốc. Việc bảo tồn và phát huy những giá trị các di tích cần đặc biệt chú trọng quan tâm hơn nữa, nhằm tăng cường tình hữu nghị tốt đẹp giữa Việt Nam và Trung Quốc, đặc biệt là trong bối cảnh đầy biến động hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bác Hồ (1960), Nhà xuất bản Văn học.
2. Bác Hồ ở Hoa Nam (2004), Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội.
3. Ban nghiên cứu lịch sử Đảng trung ương (1976), Những sự kiện lịch sử Đảng (tập 1), Nhà xuất bản Sự thât, Hà Nội.
4. Ban nghiên cứu lịch sử ngoại giao – Bộ Ngoại giao (2008), Bác Hồ và hoạt 5.
Bác Hồ trong trái tim các nhà ngoại giao (1999), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.