Những dấu tích hoạt động của Hồ Chí Minh trên đất Trung Quốc gia

Một phần của tài liệu Hồ chí minh với cách mạng trung quốc giai đoạn 1920 1945 (Trang 78 - 82)

6. Cấu trúc khóa luận

3.4.1. Những dấu tích hoạt động của Hồ Chí Minh trên đất Trung Quốc gia

3.4.1. Những dấu tích hoạt động của Hồ Chí Minh trên đất Trung Quốc giai đoạn 1920-1945 đoạn 1920-1945

Trung Quốc là nơi chủ tịch Hồ Chí Minh sống và hoạt động lâu nhất, tổng số thời gian hơn 10 năm, không kể những lần đi thăm sau này, Người đã qua 11 tỉnh, thành phố của Trung Quốc: Thành phố Quảng Châu (tỉnh Quảng Đông), thành phố Hạ Môn (tỉnh Phúc Kiến), Hồng Kông, thành phố Lan Châu (tỉnh Cam Túc), tỉnh Thiểm Tây, tỉnh Quảng Tây, tỉnh Hồ Nam, tỉnh Quý Châu, tỉnh Tứ Xuyên, tỉnh Vân Nam.

Địa điểm đầu tiên mà Nguyễn Ái Quốc đặt chân tới đó là thành phố Quảng Châu. Trong những năm 1923-1927, nơi đây là thủ đô của chính phủ cách mạng Trung Quốc. Đây cũng là nơi trú chân của những nhà hoạt động yêu nước và cách mạng Việt Nam thuộc nhiều thế hệ, hoặc xuất dương tìm đường cứu nước hoặc thất bại phải lánh ở nước ngoài. Do vậy trên đường trở về gần tổ quốc, Nguyễn Ái Quốc chọn Quảng Châu làm điểm dừng chân để từng bước chuẩn bị

các điều kiện cho cách mạng nước ta, đông thời tìm hiểu và giúp đỡ cách mạng Trung Quốc.

Tại trụ sở của phái đoàn Bôrôđin ở thành phố Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc đã ở đây từ 11-11-1924 đến đầu tháng 5 năm 1927. Đó là một ngôi nhà hai tầng ở gần Đông Hiệu Trường (khu Đông Hiệu), thuộc thành phố Quảng Châu. Tầng trên là nơi ở của gia đình Bôrôđin, tầng dưới là nơi ở và làm việc của hơn mười phiên dịch, trong đó có Nguyễn Ái Quốc lúc này đang lấy tên Lý Thụy.

Bà V.V Visơniacôva – Akimôva làm việc với Nguyễn Ái Quốc lúc đó có nhận xét: Số phận đã đưa tôi làm việc gần gũi với một trong những người kiệt xuất hồi đó đã sống ở Quảng Châu. Đó là người Việt Nam họ Lý. Chúng tôi gọi đùa anh ta là Lý An Nam... Anh nói thông thạo tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Quảng Đông và biết tiếng Nga. Anh dạy tôi những bài vỡ lòng tiếng việt... Trong ngôi nhà của Bôrôđin anh là người nhà.

Một ngôi nhà nữa, đó là ngôi nhà số 13 (nay là số 248 -250), đường Văn Minh, thành phố Quảng Châu. Đây là trụ sở của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên, tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngôi nhà này không phải, là nơi ở chính thức của Nguyễn Ái Quốc.

Đây là nơi ở của các học viên dự lớp huấn luyện chính trị đặc biệt, cũng là nơi học của các học viên khóa 1, khóa 2 của lớp huấn luyện, nơi họp của ban lãnh đạo Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên. Nguyễn Ái Quốc thường xuyên đến họp với ban lãnh đạo Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên hoặc đến giảng bài. Với một địa điểm lịch sử quan trọng như vậy, năm 1971 ngôi nhà số 13 đường Văn Minh được Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quyết định giữ làm di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Di tích thuộc quyền quản lý của bảo tàng lịch sử cách mạng tỉnh Quảng Đông.

Tiếp theo là ngôi nhà số 5-7, phố Nhân Hưng, thành phố Quảng Châu. Đây là địa điểm Trường huấn luyện vận động nông dân Quảng Châu. Tại đây Nguyễn Ái Quốc đã tổ chức lớp huấn luyện chính trị khóa 3, tổ chức vào đầu năm 1927, gồm 50 học viên. Do không thể tổ chức tại nhà 13 đường Văn Minh

nên phải chuyển đến nhà số 5-7 phố Nhân Hưng. Ngôi nhà này hiện nay vẫn được bảo tồn.

Tại Hội quán Huệ Châu, ở đường Nam Việt Tú, thành phố Quảng Châu, trụ sở của Tổng công hội toàn quốc Trung Hoa trong thời kỳ đại cách mạng. Nguyễn Ái Quốc thường đến đây gặp Lưu Thiếu Kỳ phụ trách tổng công hội.

Tiếp theo là trụ sở khu Ủy Quảng Đông Đảng Cộng sản Trung Quốc tại đường Văn Minh, thành phố Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc thường đến đây gặp các đồng chí Chu Ân Lai, Trần Diên Nhiên, Trương Thái Lôi. Người đã liên hệ với Khu ủy Quảng Đông Đảng Cộng sản Trung Quốc, gửi một số thiếu niên Việt Nam từ trong nước sang học tại trường Tiểu học và Trung học trực thuộc trường Đại học Quảng Đông (nay là trường đại học Trung Sơn)

Một địa điểm tiếp theo là thành phố Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến. Hạ Môn là một thành phố lớn thuộc tỉnh Phúc Kiến, hải cảng lớn trên đường từ Hồng Kông đi Thượng Hải. Đầu năm 1933, Nguyễn Ái Quốc được Hội đồng nhà vua Anh trả tự do, trên đường từ Hồng Kông đi Thượng Hải, Người dừng chân ở thành phố Hạ Môn. Người viết trong cuốn Vừa đi đường vừa kể chuyện như sau: “Khoảng cuối tháng giêng năm 1933, gần Tết âm lịch “Hội đồng nhà vua” (Anh) xóa án và ra lệnh: cho phép Bác tự do đi đâu thì đi, miễn là ra khỏi Hương Cảng... Tàu đến Hạ môn thì vừa đúng lúc 30 Tết âm lịch, nhận lời mời của bầu bạn, vị thân sĩ Trung Quốc lưu lại ăn tết ở Hạ Môn”. Điều đó cho thấy mảnh đất nơi đây đã để lại nhiều kỷ niệm trong lòng Hồ Chí Minh.

Một thành phố khác cũng để lại nhiều đáu ấn của Hồ Chí Minh đó là thành phố Thượng Hải. Tại đây trong quá trình tránh Quốc dân Đảng khủng bố gắt gao, Bác đã ở trong một khách sạn. Ngày 23 tháng 12 năm 1929, tại Thượng Hải, Người liên hệ với Đảng Cộng sản Trung Quốc để giúp Người tổ chức họp hội nghị hợp nhất ở Hồng Kông. Cũng trong thành phố này, tại Tiên Thi công ty, một của hàng bách hóa vào dạng lớn nhất để gặp đồng chí Nguyễn Lương Bằng bàn một số vấn đề cách mạng. Địa điểm này hiện nay còn nguyên vẹn tên gọi mới là Hoa Liên Thương Hạ. Sau đó hai người tiếp tục những cuộc gặp gỡ khác tại thư viện Nam Kinh của thành phố Thượng Hải. Đồng chí Nguyễn

Lương Bằng kể lại như sau: Tôi còn gặp đồng chí Vương vài lần khác nữa. Một lần đồng chí hẹn đến thư viện Nam Kinh, cuối thư có một câu ngắn gạch đít “Đến thư viện phải ăn mặc tươm tất, đi vào phải cho êm...”

Một địa chỉ khác, với một nhân vật được Nguyễn Ái Quốc rất quý trọng đó là địa chỉ nhà bà Tống Khánh Linh, tại số nhà 29, phố Môlie, Thượng Hải. Sau này một lần sang nghỉ ở Trung Quốc, Người kể lại với những người xung quanh câu chuyện năm xưa: Nhờ sự giúp đỡ của bà Tống mà nối lại liên hệ với tổ chức Đảng. Người vui vẻ nói: “Lúc đó tiền lương trong túi sắp hết, nếu không có bà Tống Khánh Linh giúp đỡ thì thật không biết làm thế nào”.

Hồng Kông là địa điểm ghi dấu nhiều hoạt động quan trọng của Nguyễn Ái Quốc. Tại trụ sở bí mật của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên ở Hồng Kông, tại số nhà 53, phố Uynhêm (phố Văn Hàm), nhà số 136 phố Wanchai (phố Loan Tử), phòng trà Thiên Sinh phố Trường An – Cửu Long, nhà số 186, phố Tam Kung – Cửu Long, nhà ngục Víchtorya, tòa án Hồng Kông ... đây là những nơi đã lưu lại dấu ấn sâu đậm của Nguyễn Ái Quốc trong thời gian hoạt động tại Hồng Kông.

Đến tháng 10 năm 1938, Nguyễn Ái Quốc rời Mátxcơva đi về phương Đông. Vì các tỉnh miền ven biển Trung Quốc đã bị Nhật chiến đóng nên Nguyễn Ái Quốc đã di chuyển đến hai tỉnh Lan Châu và tỉnh Cam Túc. Tại đây Người đã làm việc và sinh hoạt tại văn phòng Bát lộ quân. Đồng chí Ngũ Tu Quyền, trong cuốn hồi ký của mình mang tựa đề “Ngã đích lịch trình”, viết: “Văn phòng chúng tôi đã đón tiếp Chủ tịch Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Đảng Cộng sản Nhật Bản Katayama Xen. Hồ Chí Minh từ Liên Xô qua Trung Quốc về nước, trước đến Lan Châu” [6;157].

Sau đó đến cuối năm 1938, Nguyễn Ái Quốc đã đến Tây An, thủ phủ của tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Những ngày ở Tây An, Người ở tại văn phòng Bát lộ quân Tây An. Văn phòng Bát lộ quân ở Tây An đặt ở Thất Hiền Trang. Đây là một khu nhà bình thường nằm trong thành cổ Tây An. Trong thời kỳ cách mạng, khu nhà này đã từng là trạm giao thông bí mật của Đảng Cộng sản Trung Quốc và là trạm liên lạc của Hồng Quân. Khi cuộc kháng chiến chống Nhật bùng nổ,

khu nhà này trở thành văn phòng Bát lộ quân đóng tại Thiểm Tây. Nhiều nhân vật nổi tiếng của Trung Quốc và thế giới cũng đã từng đến đây trong thời kỳ Trung Quốc chống Nhật như: Chu Ân Lai, Lưu Thiếu Kỳ, bác sĩ người Canada Bitiun,... Năm 1988, Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quyết định xếp hạng Di tích lịch sử trọng điểm toàn quốc.

Cuối năm 1938, Nguyễn Ái Quốc trong vai thiếu tá Hồ Quang đến ở và làm việc tại phòng Cứu vong, thuộc văn phòng Bát lộ quân Quế Lâm, là ủy viên y tế, kiêm ủy viên bích báo. Người còn phụ trách biên tập tờ Sinh hoạt tiểu báo, tờ báo nội bộ của cơ quan, Nguyễn Ái Quốc cũng thường đến phòng Cứu vong đọc sách báo. Tại tỉnh Thiểm Tây, Người còn thường xuyên lui tới tòa sạn Cứu vong nhật báo ở nhà số 12, đường Thái Bình, Quế Lâm.

Tháng 10 năm 1939, Nguyễn Ái Quốc rời Quế Lâm qua Liễu Châu, Nam Ninh đi Long Châu thuộc tỉnh Quảng Tây để bắt liên lạc với các đồng chí Việt Nam ở Trung Quốc. Long Châu là một huyện giáp Cao Bằng của nước ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Long Châu lần đầu tiên vào tháng 10-1939, sau đó Người cũng đến vào các năm 1941, 1942, 1944, 1950, 1951. Ở đây nhiều gia đình còn giữ được những kỷ vật về chủ tịch Hồ Chí Minh. Tại ngôi nhà số 99-101 đã được chuyển thành Nhà trưng bày Chủ tịch Hồ Chí Minh với Trung Quốc và Long Châu, để trân trọng những kỷ niệm về nhà cách mạng Việt Nam.

Tại Quảng Tây, Người có rất nhiều dấu ấn tại địa danh này, tại ngôi nhà số 2, đường Liễu Thạch, thành phố Liễu Châu, tỉnh Quảng Tây đã được giữ lại làm Nhà lưu niệm Hồ Chí Minh. Trước ngôi nhà có khắc dòng chữ Trung Quốc Hồ Chí Minh cựu cư (nghĩa là: Nơi ở cũ của Hồ Chí Minh).

Sau đó Hồ Chí Minh tiếp tục hành trình của mình tại các tỉnh Hồ Nam, Quý Châu, Tứ Xuyên, Vân Nam. Tại mỗi nơi mà Hồ Chí Minh đi qua đều để lại những dấu ấn sâu đậm cho mảnh đất và con người nơi đây.

Một phần của tài liệu Hồ chí minh với cách mạng trung quốc giai đoạn 1920 1945 (Trang 78 - 82)