6. Cấu trúc khóa luận
3.1. Bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin
“Muốn xóa bỏ tất cả những điều đó, các đồng chí Trung Quốc của chúng ta phải tiến hành mạnh mẽ một cuộc vận động khẩn trương để giáo dục quần chúng, làm cho quần chúng thấy thật rõ sức mạnh của mình, quyền lợi của mình và có đủ khả năng thực hiện được khẩu hiệu “Tất cả ruộng đất về tay nông dân”” [3;68], đó là những định hướng dúng đắn của Hồ Chí Minh cho cách mạng Trung Quốc giai đoạn 1924-1930. Trước những diễn biến phức tạp của cách mạng Trung Quốc, Hồ Chí Minh đều theo dõi sát sao và có những phân tích cụ thể, định hướng đúng đắn cho cách mạng nước bạn.
Cùng với các trí sĩ cộng sản yêu nước ở Trung Quốc, Hồ Chí Minh đã góp phần không nhỏ vào việc đem ánh sáng chủ nghĩa Mác – Lênin soi sáng phong trào yêu nước Trung Quốc, làm cho chủ nghĩa yêu nước vươn lên tầm thời đại. Theo nhận thức của Hồ Chí Minh: nếu không được chủ nghĩa Mác – Lênin soi sáng thì chủ nghĩa yêu nước truyền thống sẽ rơi vào tình trạng bất cập trước kẻ thù mới và thời đại mới. Điều này không chỉ đúng với cách mạng Việt Nam mà còn đúng với cách mạng của tất cả các nước thuộc địa trên thế giới.
Nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và kinh nghiệm các cuộc cách mạng trên thế giới, nhất là cách mạng Tháng Mười Nga 1917, Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa không hoàn toàn phụ thuộc vào cách mạng vô sản chính quốc, nhân dân các dân tộc ở các nước thuộc địa có thể đứng lên tự giải phóng chính mình và cuộc cách mạng có thể giành thắng lợi trước. Người ví chủ nghĩa tư bản thực dân như con đỉa hai vòi hút máu nhân dân lao động ở cả chính quốc và thuộc địa, do vậy giai cấp công nhân và những người lao động ở chính quốc và thuộc địa cần phải đoàn kết làm cách mạng, chặt cả hai đầu con đỉa thực dân khi đứng lên đấu tranh tự giải phóng mình. Các dân tộc thuộc địa ở phương Đông có thể giúp đỡ những người anh em mình ở phương Tây và các cách mạng ở chính quốc.
Do đó cách mạng thuộc địa không chỉ chông chờ vào kết quả của cách mạng vô sản ở chính quốc mà phải tiến hành song song với cách mạng ở chính quốc, hơn nữa nó có thể chủ động và giành thắng lợi trước và bằng thắng lợi của mình nó có thể góp phần giải phóng vô sản ở phương Tây. Người viết:
“Ngày mà hàng trăm triệu nhân dân châu Á bị tàn sát và áp bức thức tỉnh để gạt bỏ sự bóc lột đê tiện của một bọn thực dân lòng tham không đáy, họ sẽ hình thành một lực lượng khổng lồ, và trong khi thủ tiêu một trong những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa đế quốc, họ có thể giúp đỡ những người anh em mình ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn”.
Những luận điểm sáng tạo đó của Nguyễn Ái Quốc có tầm quan trọng to lớn, bổ sung, phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa và phụ thuộc.
Không giống như các nước tư bản phương Tây, ở các nước thuộc địa và phụ thuộc phương Đông, mà Trung Quốc và Việt Nam là trường hợp điển hình, nổi bật lên mục tiêu trước mắt là giành độc lập dân tộc nhiệm vụ giành độc lập dân tộc, giải phóng nhân dân khỏi ách áp bức nô lệ là nhiệm vụ mang ý nghĩa cấp bách, sống còn được đặt trước nhiệm vụ đấu tranh giai cấp. Giành được độc lập giải phóng dân tộc sẽ tạo tiền đề để giải phóng giai cấp, giải phóng con người trong cuộc đấu tranh này, lực lượng lãnh đạo cách mạng cần tập hợp được khối lực lượng đông đảo nhất huy động được sức mạnh đoàn kết to lớn nhất mới đảm bảo giành được thắng lợi. Đây chính là sự vận dụng sáng tạo đường lối của Quốc tế Cộng sản khi đó vào điều kiện cụ thể tình hình cách mạng Trung Quốc của Nguyễn Ái Quốc.
Đồng thời với việc giải quyết thành công vấn đề dân tộc và giai cấp trong việc xây dựng khối đoạn đại đoàn kết, Hồ Chí Minh cũng đã thành công trong chiến lược đoàn kết quốc tế kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những người có công lao to lớn trong việc đặt nền móng xây dựng tình đoàn kết hữu nghị của nhân dân Trung Quốc với nhân dân các nước và nhân loại tiến bộ.
Đến với cách mạng Trung Quốc với vai trò là một người chiến sĩ cộng sản hoạt động trong Quốc tế Cộng sản, Người luôn đặt cuộc đấu tranh của nhân dân Trung Quốc trong dòng chảy chung của cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức, của giai cấp vô sản và loài người tiến bộ trên toàn thế giới. Người vẫn tìm mọi cơ hội tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế giữa vòng vây của kẻ thù trong kháng chiến chống thực dân. Chủ trương đoàn kết, tranh thủ mọi sự ủng hộ của phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc phong trào hòa bình thế giới đã tập hợp được mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ.
Ngày 2-3-1930, dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập. Đó là thành quả tất yếu của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, mà lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc giữ vai trò là người kiến tạo và sáng lập. Điều đó càng làm sáng tỏ thêm vai trò to lớn của tầm cao tư tưởng và phương pháp hoạt động thực tiễn của Người trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
Sự ra đời của Đảng Cộng sản không chỉ có ý nghĩa to lớn đối với cách mạng Việt Nam mà còn có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với cách mạng Trung Quốc nói riêng và Quốc tế cộng sản nói chung. Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập là nguồn cổ vũ động viên to lớn cho cách mạng Trung Quốc, là một minh chứng thiết thực cho sự đúng đắn của chủ nghĩa Mác - Lênin. Kể từ khi ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc đã trở thành những người bạn sát cánh chiến đấu chống quân xâm lược.