Cuộc vận động giúp nhân dân Trung Quốc kháng chiến chống phát xít

Một phần của tài liệu Hồ chí minh với cách mạng trung quốc giai đoạn 1920 1945 (Trang 53 - 55)

6. Cấu trúc khóa luận

2.2. Nguyễn Ái Quốc với cách mạng Trung Quốc thời kỳ 1938-1941

2.2.1. Cuộc vận động giúp nhân dân Trung Quốc kháng chiến chống phát xít

Nhật xâm lược

Vượt qua những ngày tháng đầy sóng gió, mùa xuân năm 1934, Nguyễn Ái Quốc lên một chiếc tàu chở hàng Xô Viết ở Thượng Hải để đi Liên Xô. Từ năm 1934 đến năm 1938 Người học tại trường Quốc tế Lênin và công tác tại Viện nghiên cứu các vấn đề dân tộc thuộc địa tại Mátxcơva, trúng tuyển vào lớp nghiên cứu sinh, ngành lịch sử của viện. Tuy nhiên khi chiến tranh thế giới thứ hai ngày càng lan rộng, lò lửa chiến tranh ở khu vực Thái Bình Dương xuất hiện, Nguyễn Ái Quốc không thể yên tâm ngồi học để hoàn thành luận án phó tiến sĩ sử học, Người nóng lòng muốn trở về nước hoạt động cách mạng.

Được sự đồng ý của Quốc tế Cộng sản, tháng 10-1938, Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô đi về phía Trung Quốc, từ đó tìm đường về Việt Nam. Sự kiện này “chấm dứt một thời kỳ hoạt động không chông gai, không thanh thản và mở ra một thời kỳ mới rất sôi động trong công tác cho cách mạng thế giới và dân tộc với tư cách một chiến sĩ quốc tế, một nhà yêu nước. Giai đoạn hoạt động này của Nguyễn Ái Quốc chủ yếu tập chung ở các tỉnh Thiểm Tây, Hồ Nam, Quý Châu, Vân Nam, Quảng Tây [7;89].

Cũng giống như Người đến Quảng Châu thời kỳ Đại cách mạng của Trung Quốc (1924-1927), Nguyễn Ái Quốc vừa tham gia vào hoạt động của Đảng Cộng sản Trung Quốc vừa làm nhiệm vụ chuẩn bị cho cách mạng Việt Nam. Cuối năm 1938, Người dừng chân tại Quế Lâm (Quảng Tây), trong thời gian này, Nguyễn Ái Quốc lấy bí danh Hồ Quang, Người làm việc và ở tại Văn phòng Bát Lộ Quân tại đường Trung Sơn Bắc, Quế Lâm, Quảng Tây.

Từ đầu năm 1939, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhân dân Trung Quốc đang hăng hái đứng dậy kháng chiến chống bọn phát xít Nhật xâm lược. Nguyễn Ái Quốc và nhân dân Việt Nam ta luôn luôn theo dõi và ủng hộ cuộc kháng chiến chính nghĩa và anh dũng của nhân dân Trung Quốc. Từ tháng 2 năm 1939, Hồ Quang đã viết loạt bài dưới tiêu đề Thư từ Trung Quốc, chủ nghĩa anh hùng của nông dân Trung Quốc trong chiến tranh chống Nhật,... với nội dung nêu lên tội ác xâm lược của bọn phát xít Nhật ở Trung Quốc. Ca ngợi tinh thần kháng chiến anh dũng của nhân dân Trung Quốc và hoạt động phá hoại của bọn Tơrốtxkit ở Trung Quốc, qua đó gián tiếp báo động về những hoạt động này ở Việt Nam cũng như để tuyên truyền quốc tế.

Khi đến Trung Quốc thì cũng là lúc phát xít Nhật đang hoành hành ở đây, Người đã chứng kiến tất cả những việc làm vô nhân đạo của phát xít Nhật đối với nhân dân Trung Quốc. Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần tội ác của phát xít Nhật đối với nhân dân Trung Quốc. Người dẫn chứng cụ thể: “17-12-1937. Cả ngày và đêm hôm qua, các cuộc hãm hiếp và tàn sát cứ tăng dần. Trên 1.000 đàn bà con gái đã bị hãm hiếp; một chị bị hiếp đến 37 lần... Bọn Nhật kéo nhau đi thành hàng đàn và chia thành nhóm để hãm hiếp” [13;62].

Nguyễn Ái Quốc còn theo dõi sát sao kỳ họp Hội đồng chính trị quốc gia của Trung Quốc, sau đó viết các báo cáo quan trọng giử về cho Quốc tế Cộng sản. Nguyễn Ái Quốc đã đặt địa vị của mình như một người con của Trung Hoa, dùng ngòi bút của mình để đấu tranh chống lại phát xít Nhật.

Tháng 12 năm 1939, Hội đồng chính trị quốc gia đã họp. Kỳ họp này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Trung Quốc. Kỳ họp đã được tiến hành sau hai cuộc hội nghị rất quan trọng của hai chính đảng lớn: Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc. Kỳ họp đã thông qua: “Nhiệm vụ chủ yếu của nhân dân Trung Quốc là kiên quyết tiến hành chiến tranh, một cuộc chiến tranh lâu dài, phát triển và củng cố mặt trận dân tộc chống Nhật, nhằm khắc phục mọi khó khăn, tăng cường các lực lượng của chúng ta, chặn đứng bước tiến của quân thù, chuyển sang phản công, cuối cùng là đuổi bọn xâm lược ra khỏi đất nước ta và

tổ chức lại nước Trung Hoa tự do, độc lập và hạnh phúc, theo chủ nghĩa tam dân” [13;71].

Nguyễn Ái Quốc cũng phân tích tình hình quân sự giữa các bên, hoạt động của bọn Tơrôtxkit. Người cũng trực tiếp tổng kết kết quả đấu tranh, kinh nghiệm phương pháp đấu tranh của nhân dân Trung Quốc để báo cáo tình hình cụ thể kịp thời cho Quốc tế cộng sản.

Có thể thấy trong giai đoạn này Nguyễn Ái Quốc đã tích cực có các hoạt động thực tiễn cũng như là dùng ngòi bút của mình để kêu gọi sự đồng lòng ủng hộ của Quốc tế cộng sản, của các nước trên thế giới ủng hộ cho cuộc cách mạng ở Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Hồ chí minh với cách mạng trung quốc giai đoạn 1920 1945 (Trang 53 - 55)