Nguyễn Ái Quốc tham gia Bát lộ quân của Giải phóng quân Trung Quốc

Một phần của tài liệu Hồ chí minh với cách mạng trung quốc giai đoạn 1920 1945 (Trang 56 - 61)

6. Cấu trúc khóa luận

2.2. Nguyễn Ái Quốc với cách mạng Trung Quốc thời kỳ 1938-1941

2.2.3. Nguyễn Ái Quốc tham gia Bát lộ quân của Giải phóng quân Trung Quốc

Trong những năm 1938-1941, Nguyễn Ái Quốc hoạt động tại vùng căn cứ cách mạng của Đảng cộng sản Trung Quốc và đảm nhận một số công tác của giải phóng quân Trung Quốc. Người làm Thiếu tá Bát lộ quân, với tên mới Hồ Quang, làm việc tại phòng Cứu vong thuộc văn phòng của Bát lộ quân ở Quế Lâm, phụ trách ủy viên y tế kiêm ủy viên bích báo và tham gia lãnh đạo phòng. Người còn nhận nhận nhiệm vụ biên tập tờ Sinh hoạt tiểu báo của nội bộ cơ quan.

Cuối năm 1938, Nguyễn Ái Quốc đã đến Tây An, trong thành cổ Tây An, tỉnh Thiểm Tây. Người kể lại trong cuốn Vừa đi đường vừa kể chuyện như sau:

“Mùa đông năm 1938, Bác trở lại Trung Quốc...

Lần trước Bác đến Quảng Đông. Lần này Bác đến Thiểm Bắc.

Những ngày ở Tây An, Người ở lại văn phòng Bát lộ quân Tây An, đặt ở Thất Hiền Trang. Đây là một khu nhà bình thường nằm trong thành cổ Tây An. Trong thời kỳ cách mạng, khu nhà này đã từng là trạm giao thông bí mật của Đảng Cộng sản Trung Quốc và là trạm liên lạc của Hồng Quân. Tại đây Người đã gặp gỡ rất nhiều cán bộ cách mạng Trung Quốc và nhiều nhân vật nổi tiếng thế giới như: Chu Ân Lai, Butiun,...

Cuối năm 1938, từ Tây An, Nguyễn Ái Quốc đến Diên An. Lúc này trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đóng tại Diên An. Người đến để liên hệ với những người bạn Trung Quốc đề nghị giúp đỡ để đi về phía nam, gần Việt Nam, nhằm liên hệ với tổ chức Đảng và lực lượng cách mạng trong nước.

Cuối năm 1938, Thiếu tá Hồ Quang đến ở và làm việc tại phòng Cứu vong, thuộc văn phòng Bát lộ quân Quế Lâm, là ủy viên y tế, kiêm ủy viên bích báo. Người viết trong Vừa đi đường vừa kể chuyện như sau: “Ở Quế Lâm có Biện sự xứ và một đơn vị nhỏ của Bát lộ quân. Bác vừa tham gia công việc của Bát lộ quân vừa tìm cách liên lạc về trong nước. Các đồng chí Trung Quốc giúp Bác nhiều trong việc này” [6;162].

Từ tháng 2 đến tháng 6-1939, Nguyễn Ái Quốc tham gia các lớp huấn luyện du kích Nam Nhạc (Hồ Nam), phụ trách việc nghe đài, lấy tin cho lớp huấn luyện. Lớp du kích Nam Nhạc là một lớp huấn luyện do Quốc – Cộng hợp tác tổ chức. Khóa I được mở từ ngày 5-2 đến ngày 15-5-1939, Hồ Quang tham gia lớp huấn luyện khóa II từ ngày 20-6 đến ngày 20-9-1939 với lý lịch: Hồ Quang – phụ trách điện đài - 38 tuổi – thiếu tá – tốt nghiệp đại học Lĩnh Nam. Biết ngoại ngữ, quốc ngữ, tại lớp học này, Người phụ trách việc nghe đài lấy tin cho lớp huấn luyện.

Nguyễn Ái Quốc tìm mọi cách để liên lạc với các lực lượng đồng minh chống phát xít Nhật để cùng nhau đấu tranh. Cuối tháng 6-1940, Người đi Trùng Khánh, sau đó trở lại Côn Minh và đến Quế Lâm tháng 10-1940. Tại Quế Lâm, Nguyễn Ái Quốc tiếp tục có những đóng góp cho cách mạng Trung Quốc. Người tham gia viết bài cho tờ Cứu vong Nhật báo, tờ báo do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo trong thời kỳ chiến tranh chống Nhật. Với bút danh Bình Sơn,

Người viết bài “Con bò và con nhái”, phân tích âm mưu và sự suy yếu của phái phát xít Italia, nêu rõ bản chất bán nước của Chính phủ Visi của Pêtanh trong bài

“Hai chính phủ Vécxây”, nhấn mạnh sự đoàn kết ủng hộ lẫn nhau giữa nhân dân hai nước Việt Nam – Trung Quốc trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù chung qua bài “Ca dao Việt Nam và cuộc kháng chiến của Trung Quốc” [7;99].

Người vạch trần những bịa đặt của thực dân, đế quốc về cách mạng Trung Quốc, trong bài: “Người Nhật muốn khai hóa người Trung Quốc như thế nào?” Nguyễn Ái Quốc đã đưa ra nhiều tội ác của phát xít Nhật gây ra ở trại tị nạn Nam Kịnh. Theo Người những vụ việc, những con số khách quan đó tuy chưa phản ánh đầy đủ tội ác của phát xít Nhật, nhưng cũng đủ cho người ta hiểu về một ý niệm, về những gì người Nhật đã và đang tiến hành ở Trung Quốc. Và cũng như những gì chũng nhất định sẽ tiến hành tại các nước châu Á khác, nếu một khi chúng đã thắng được nhân dân Trung Quốc.

Dự đoán tài tình của Nguyễn Ái Quốc đã đúng khi phát xít Nhật mở rộng xâm lược các nước châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam. Phát xít Nhật và thực dân Pháp đã gây nên nạn đói khiến hơn 2 triệu đồng bào ta bị chết đói. Lúc đó, chính quyền Tưởng Giới Thạch rất hoảng sợ trước sức mạnh của Nhật Bản, nhưng Nguyễn Ái Quốc vẫn tin tưởng: “Do tinh thần yêu nước, chiến đấu anh dũng, nhân dân sẽ được đáp lại một cách đích đáng bằng chủ nghĩa anh hùng vô song của những người Trung Hoa đang chiến đấu cho sinh mệnh và nền độc lập của mình”.

Sau gần 30 năm bôn ba nước ngoài tìm đường giải phóng dân tộc, anh thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã trở thành một người cộng sản Nguyễn Ái Quốc, một lãnh tụ của Đảng Cộng sản Đông Dương và là người chiến sĩ cộng sản quốc tế. Ngày 28-1-1941, Người lên đường trở về Việt Nam, trực tiếp lãnh đạo cách mạng nước ta.

Năm 1942, chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn ác liệt thì Pháp dâng Đông Dương cho Nhật. Ngày 13-8-1942, Nguyễn Ái Quốc lấy tên mới là Hồ Chí Minh, lên đường sang Trung Quốc để tìm liên minh quốc tế, đặc biệt là sự phối hợp cùng nhân dân Trung Quốc chống phát xít Nhật. Sau ba ngày tạm

nghỉ tại nhà ông Từ Vĩ Tam, ở xóm Pà Mông, huyện Tĩnh Tây, Hồ Chí Minh được một thanh niên nông dân tên là Dương Đào dẫn đường đi đến Điền Đông. Tuy nhiên khi đến Túc Vinh, huyện Đức Bảo, Quảng Tây thì bị đội bảo an của Quốc Dân Đảng bắt giam vì tình nghi là gián điệp do những giấy tờ tùy thân của Người đã quá hạn sử dụng.

Sau khi bị bắt, Người bị giải qua hơn 30 nhà lao của 13 huyện của tỉnh Quảng Tây: Thiên Bảo, Tĩnh Tây, Điền Đông, Bình Quả, Long An, Phù Tuy, Ung Ninh, Vũ Minh, Tân Dương, Lai Tân, Liễu Châu, Quế Lâm. Phải trải qua những ngày tháng bị giam cầm thiếu thốn, khổ cực đầy bệnh tật, Hồ Chí Minh đã viết nên tập thơ “Ngục trung nhật ký”. Ngày 10-9-1943, Người được trả tự do, nhưng vẫn bị quản chế đến ngày 9-8-1944 thì được về nước. Cuối tháng 9- 1944, Người về đến Cao Bằng tiếp tục lãnh đạo phong trào trong nước. Tháng 1- 1945, vì tình hình thế giới càng có nhiều thay đổi quan trọng, Người lại quyết định sang Côn Minh – Trung Quốc tìm sự ủng hộ của đồng minh. Đến cuối tháng 4-1945 Người trở về Việt Nam và lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc cách mạng tháng Tám giành thắng lợi, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

* Tiểu kết chương 2

Trong giai đoạn từ 1920-1945, cách mạng Trung Quốc trải qua nhiều thăng trầm với những diễn biến phức tạp. Bằng những hoạt động thực tiễn của mình, Hồ Chí Minh không chỉ tìm ra con đường và lãnh đạo cách mạng Việt Nam giành thắng lợi mà còn giúp đỡ cách mạng Trung Quốc phát triển lực lượng, đoàn kết đấu tranh chống kẻ thù xâm lược.

Trong thời kỳ từ 1920-1945, Người đã có nhiều hoạt động thực tiến giúp đỡ cách mạng Trung Quốc như: giúp đỡ phong trào nông dân Trung Quốc, đặc biệt là ở Quảng Đông. Người tham gia sáng lập Hội liên hiệp các dân tôc bị áp bức. Sự ra đời của hội đánh dấu sự thức tỉnh của các dân tộc châu Á. Nguyễn Ái Quốc sát cánh chiến đấu cùng với giai cấp công nhân Trung Quốc như một chiến sĩ quốc tế, thể hiện tinh thần quốc tế vô sản của ngươi chiến sĩ cộng sản. Kêu gọi Quốc dân đảng thực hiện chính sách của Tôn Trung Sơn, ủng hộ các dân tộc nhược tiểu, chống chủ nghĩa đế quốc. Nguyễn Ái Quốc tham gia vào

cuộc vận động giúp nhân dân Trung Quốc kháng chiến chống phát xít Nhật xâm lược, sát cánh chiến đấu cùng công nhân Trung Quốc trong chiến tranh chống Nhật. Đoàn kết cách mạng cũng được Người rất chú trọng: “Không phân biệt nước nào, dân tộc nào, tất cả hãy đứng lên chống kẻ thù chung của dân tộc chúng ta!”.

Chương 3

Ý NGHĨA NHỮNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỒ CHÍ MINH Ở TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 1920-1945

Một phần của tài liệu Hồ chí minh với cách mạng trung quốc giai đoạn 1920 1945 (Trang 56 - 61)