6. Cấu trúc khóa luận
3.3. Đối với cách mạng Việt Nam
3.3.2. Đoàn kết cách mạng Trung Quốc với cách mạng Việt Nam và thế giới
Cả cuộc đời Hồ Chí Minh phấn đấu cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc mình, nhưng song song với đó người luôn đề cao vấn đề đoàn kết cách mạng, giúp đỡ cách mạng các nước trong đó có cách mạng Trung Quốc. Trong thời gian Người hoạt động cách mạng ở Trung Quốc, giúp đỡ cách mạng Trung Quốc, luôn đặt cách mạng Trung Quốc trong bối cảnh cách mạng thế giới.
Trong thời gian ở Liên Xô, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã viết nhiều bài cho báo Sự thật của Đảng Cộng sản Liên Xô, tạp chí thư tín quốc tế của Quốc tế Cộng sản, để tiếp tục trình bày những quan điểm của mình về vấn đề thuộc địa và cách mạng giải phóng dân tộc. Bài “Đông Dương và Thái Bình Dương” đăng trên tạp chí Thư tín quốc tế số 18, năm 1924 là một trong những bài báo đó trong bài báo trên đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã phân tích sâu sắc chính sách phản động, nham hiểm của chủ nghĩa đế quốc ở Đông Dương và Thái Bình Dương cũng như những hậu quả nghiêm trọng của nó sau cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, trong đó có Trung Quốc và Việt Nam.
Mặc dù là nước thắng trận nhưng đế quốc Pháp bị thiệt hại nặng nề, để bù đắp lại bộ phận thuộc địa Pháp đã thả ra một dự án khai thác thuộc địa để làm
lợi cho chính quốc. Nguyễn Ái Quốc chỉ rõ: Nếu dự án được thực hiện thì Đông Dương sẽ lâm vào tình trạng giảm dân số và bần cùng như các thuộc địa khác của Pháp ở tại Thái Bình Dương. Người đã nêu lên một loạt con số có giá trị tố cáo mạnh mẽ chính sách bóc lột vô nhân đạo và sự đối xử tàn tệ của bọn cai trị Pháp ở các thuộc địa, Người còn nhấn mạnh: “Ngày nay chủ nghĩa đế quốc đã tiến tới một trình độ hoàn bị gần như là khoa học”. Chúng không chỉ bóc lột thuộc địa, coi thuộc địa là nơi khai thác nguyên liệu, nơi đầu tư nhiều lời, nơi tiêu thụ hàng hóa ế thừa nơi tuyển công nhân rẻ mạt mà con sử dụng thuộc địa như một thứ công cụ lợi hại công cụ để chia rẽ về chính trị, đàn áp về quân sự. “Nó dùng những người vô sản da trắng để chinh phục những người vô sản các thuộc địa. Sau đó lại tung những người vô sản ở một thuộc địa này đi đánh những người vô sản ở một thuộc địa khác. Sau hết nó dựa vào những người vô sản ở các thuộc địa để thống trị những người vô sản da trắng”. Chính sách phản động nham hiểm của chủ nghĩa đế quốc không những chỉ nguy hiểm riêng cho vận mệnh của giai cấp vô sản Đông Dương và Thái Bình Dương nó còn nguy cho cả vận mệnh của giai cấp vô sản quốc tế nữa [11;245].
Từ những phân tích trên kết hợp với những bài học lịch sử, Nguyễn Ái Quốc kết luận vấn đề Đông Dương và Thái Bình Dương và vấn đề thuộc địa Nói chung có liên quan mật thiết đến phong trào công nhân châu Âu và quốc tế. Giai cấp vô sản quốc tế phải quan tâm phải có trách nhiệm đối với vấn đề Đông Dương, Thái Bình Dương. Đối với vấn đề thuộc địa nói chung và phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản ở các nước tư bản phải kết hợp chặt chẽ với phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa để cùng đánh đổ một kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc.
Trên cơ sở hiểu rõ bản chất của chủ nghĩa đế quốc và phân tích chính xác tình hình, Nguyễn Ái Quốc tiên đoán một cách thiên tài Thái Bình Dương và các nước thuộc địa xung quanh Thái Bình Dương tương lai có thể trở thành một lò lửa của chiến tranh thế giới mới, Người kêu gọi nhắc nhở giai cấp vô sản quốc tế phải cảnh giác. Với những quan điểm trên Nguyễn Ái Quốc đã góp phần sáng tỏ một luận điểm nổi tiếng của Lênin: “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp
bức, đoàn kết lại!”. Nguyễn Ái Quốc kêu gọi: “Vì hòa bình thế giới, vì tự do hạnh phúc của tất cả mọi người, hỡi những ai bị bóc lột thuộc mọi chủng tộc, chúng ta hãy đoàn kết lại và đấu tranh chống bọn áp bức”.
Đặc biệt là trong quan hệ giữa cách mạng Trung Quốc và Việt Nam luôn nêu cao tinh thần đoàn kết đấu tranh chống kẻ thù chung là thực dân Pháp, phát xít Nhật, cùng nêu cao tinh thần đấu tranh vì độc lập dân tộc, vì hòa bình thế giới.
Khi Đảng Cộng sản Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh mới được thành lập đã nhận được sự ủng hộ rất lớn từ Quốc tế Cộng sản, Đảng Cộng sản Pháp, Đảng Cộng sản Nhật Bản và cả Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ngày 15 tháng 10 năm 1933, Đảng Cộng sản Pháp, Đảng Cộng sản Trung Quốc và Đảng Cộng sản Nhật Bản đã gửi chung một bức thư cho Đảng ta. Bức thư nêu cao tinh thần đoàn kết chiến đấu giữa Đảng ta với các đảng nói trên: “Các đảng cộng sản Pháp, Trung Quốc và Nhật Bản gửi lời chào mừng vô sản nồng nhiệt nhất đến những người cộng sản và tất cả những người lao động Đông Dương. Tuy ở các nước khác nhau nhưng chúng ta đều có một sự nghiệp chung. Thưa các đồng chí, chúng tôi ở bên cạnh các đồng chí trong cuộc đấu tranh vĩ đại của các đồng chí...” [3;307].
Đảng ta cũng luôn thể hiện rõ sự quan tâm giúp đỡ của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam luôn ủng hộ cách mạng Trung Quốc. Hội nghị Ban lãnh đạo của Đảng ta ở ngoài nước và các đại biểu của Đảng bộ ở trong nước họp từ ngày 14 đến ngày 26 tháng 6 năm 1934, đã gửi tới Đảng Cộng sản Trung Quốc lời chào cộng sản nồng nhiệt. Nội dung bức thư như sau: “Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhân dân Trung Quốc đã và đang giành được những thắng lợi to lớn trong các khu Xô Viết, khu Xô Viết Trung Quốc ngày càng được củng cố và mở rộng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc và được sự giúp đỡ của nhân dân lao động Trung Quốc, Hồng Quân Trung Hoa đang đánh bại các cuộc tiến công của bọn Quốc dân Đảng bảo vệ vùng giải phóng một cách vững chắc. Những thành quả đó không những đã cổ vũ nhân dân Trung Quốc hăng hái tiến lên giành những thắng lợi lớn mới, to lớn hơn nữa mà còn làm cho những người cộng sản và nhân dân lao
động Đông Dương hết sức vui mừng và phấn khởi, coi đó như là thắng lợi của bản thân mình.
Thay mặt cho Đảng Cộng sản Đông Dương, Hội nghị hứa sẽ dùng hết sức mình để bảo để đưa quần chúng Đông Dương ra đấu tranh bảo vệ các Xô Viết Trung Quốc và phong trào cách mạng Trung Quốc, đồng thời tin tưởng chắc chắn rằng tình đoàn kết chiến đấu giữa hai đảng anh em ngày càng thêm củng cố và phát triển” [3;322].
Bức thư đã khẳng định niềm tin sắt đá vào ý chiến dấu của nhân dân Trung Quốc, cổ vũ mạnh mẽ tinh thần cách mạng của Trung Quốc. Qua đây cũng thể hiện tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân hai nước và người có đóng góp không nhỏ cho tình đoàn kết đó không thể không kể đến công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bằng những hoạt động thực tiễn của mình trong quãng thời gian hoạt động ở Trung Quốc, rồi thông qua các tác phẩm lý luận và trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng Việt Nam, Người đã giúp đỡ, cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc, gắn kết tình đoàn kết chiến đấu của hai nước vì mục tiêu đánh đuổi thực dân xâm lược.
Đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống phát xít Nhật xâm lược Trung Quốc năm 1938, Đảng ta đã có cuộc vận động giúp nhân dân Trung Quốc chống phát xít Nhật xâm lược. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhân dân Trung Quốc hăng hái đứng dậy kháng chiến chống bọn phát xít Nhật xâm lược. Đảng ta và nhân dân ta luôn luôn theo dõi và ủng hộ cuộc kháng chiến chính nghĩa và anh dũng của nhân dân Trung Quốc. Trong thời gian này, báo chí của Đảng ta và của mặt trận dân chủ Đông Dương hàng ngày cổ vũ cuộc kháng chiến của nhân dân Trung Quốc và phản đối những hành động tiếp tay cho giặc Nhật của bọn cầm quyền phản động Pháp ở Đông Dương. Đảng ta nêu khẩu hiệu “Giúp đỡ Trung Quốc” và cho phổ biến rộng rãi bài hát: “Giúp Trung Quốc tức là giúp mình”.
Thực hiện chủ trương đúng đắn của Đảng ta, bộ phận hoạt động công khai của Đảng đã vận động chi nhánh Đảng xã hội Pháp ở Bắc Kỳ, cùng với đoàn thể quần chúng đứng ra tổ chức chợ phiên ở Hà Nội và một số nơi khác để lấy tiền
mua thuốc men gửi sang giúp đỡ nhân dân Trung Quốc chống phát xít Nhật. Từ tháng 3 năm 1938 đến tháng 2 năm 1939 đã quên được 579 đồng, ở Nam Bộ, Trung bộ đều dấy lên phong tròa thi đua, quyên góp để ủng hộ cách mạng Trung Quốc. Nhân dân Thanh Hóa đã quên góp được 100 đồng gửi các chiến sĩ du kích Trung Quốc, kèm theo một bức thư gồm có 2330 chữ ký nói lên tình đoàn kết chiến đấu giữa hai dân tộc Việt Nam và Trung Quốc.
Thực tiễn cách mạng Trung Quốc cũng đã giúp đỡ to lớn cho cách mạng Việt Nam và ngược lại cách mạng Việt Nam có những giúp đỡ thiết thực cho cách mạng Trung Quốc. Mối quan hệ tương trợ hai chiều đó đã được định hình sâu sắc từ những năm 20 của thế kỷ XX, và về cơ bản duy trì từ đó cho đến nay. Đó là ý nghĩa lớn và lâu dài của hai dân tộc, do vậy cần được duy trì và nhân lên trong bối cảnh quốc tế nhiều biến động và phức tạp hiện nay. Qua đó cho thấy, Hồ Chí Minh đã có những đóng góp cụ thể đối với cách mạng Trung Quốc và là người đặt nền móng cho quan hệ Việt – Trung.
3.4. Bảo tồn và phát huy giá trị những di tích lịch sử gắn với hoạt động của