Tổng quan về thị trường đặt thức ăn trực tuyến tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ đặt thức ăn trực tuyến của now đối với người tiêu dùng tại thành phố hồ chí minh (Trang 42 - 44)

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU 4.1 Phân tích thông tin dữ liệu thứ cấp

4.1.1 Tổng quan về thị trường đặt thức ăn trực tuyến tại Việt Nam

Dưới sự phát triển của nền công nghiệp 4.0 và để nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người, các ứng dụng đặt thức ăn đã được ra đời. Mỹ chính là quốc gia tiên phong trong xu thế này, vào năm 2014 tức là năm đầu tiên mà hình thức đặt thức ăn trực tuyến chỉ mới manh nha thì Mỹ đã chứng kiến việc tăng đến 300% lượng đơn hàng trực tuyến so với dịch vụ ăn uống tại chỗ. Tuy nhiên, quốc gia đi đầu trong hình thức này không phải Mỹ mà là Trung Quốc - quốc gia tỷ dân đã nắm 55% thị phần toàn cầu.

Theo số liệu mới đây của công ty nghiên cứu thị trường IMARC Group (2018) thì giá trị thị trường giao đồ ăn trực tuyến trên thế giới đạt 84,6 tỷ USD vào năm 2018. Và theo các chuyên gia đầu ngành sự đoán thì con số này sẽ tăng đến 200 tỷ USD vào năm 2025. Còn theo ước tính của Adroit Market Research, thị trường giao đồ ăn trực tuyến toàn cầu dự kiến đạt giá trị lên tới 161,74 tỉ USD năm 2023. Trong đó, giá trị thị trường giao đồ ăn trực tuyến châu Á-Thái Bình Dương dự kiến đạt 90,95 tỉ USD. Châu Mỹ là thị trường giao đồ ăn trực tuyến đầy tiềm năng và dự kiến có mức tăng trưởng 11,7% trong giai đoạn 2018-2023. Các nền kinh tế lớn trong khu vực như Mỹ, Canada và Mexico sẽ là động lực chính thúc đẩy sự phát triển của thị trường này (Vietnambiz.vn).

Từ các con số nói trên có thể thấy khu vực Đông Nam Á sẽ là động lực phát triển trong thời gian sắp tới. Và Việt Nam cũng được xem là một thị trường tiềm năng với dân số hơn 90 triệu dân và thế hệ trẻ thuộc Gen Z (sau năm 1995) đang dần thay đổi thói quen ăn uống của mình (Kênh 14, 2020). Nghiên cứu của Kantar TNS cũng chỉ ra rằng, doanh thu thị trường này sẽ có tốc độ tăng trưởng trung bình 28,5%/ năm, lên tới 449 triệu USD vào năm 2023 (Bích Thảo, 2020).

Không phụ sự kì vọng của mọi người trong những năm gần đây các ứng dụng đặt thức ăn trực tuyến tại Việt Nam xuất hiện liên tục, cung cấp tiện ích cho người Việt. Trong đó, phải kể đến các ông lớn như GrabFood, Now, Baemin, Go-Food, Loship. Tại thị trường giao nhận thức ăn trực tuyến của Việt Nam trong thời gian đầu, Now chính là ứng dụng đầu tiên xuất hiện và vận hành, trong những năm từ sau 2015 khi nhắc về thị trường này người ta luôn nhớ đến Now đầu tiên. Tuy nhiên, sau đó sau khi thâu đó Uber thành công Grab tiếp tục mở rộng sang lĩnh vực này. Tuy chỉ mới xuất hiện lần

đầu vào tháng 06/2018 nhưng khoảng thời gian là 6 tháng GrabFood đã xuất hiện rộng rãi ở 3 thành phố lớn: Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng và 15 tỉnh thành khác đã đạt mức tăng trưởng gấp 30 lần. Theo sau đó là sự gia nhập của Go-Food ứng dụng được phát triển bởi Go-Việt và có sự hỗ trợ kĩ thuật đến từ Go-Jek, ngay sau đó là sự xuất hiện của Loship-ứng dụng của start up Lozi và tân binh Baemin-ứng dụng giao đồ ăn của kỳ lân Hàn Quốc Woowa Brothers (Woowa Brothers đã mua lại ứng dụng Vietnammm vào năm 2019).

Cho đến nay theo Báo cáo thị trường dịch vụ giao thức ăn trực tuyến Việt Nam 2020 vừa được Reputa-Social Listening Platform (2020) phân tích cho thấy, GrabFood là thương hiệu dẫn đầu thị trường khi chiếm đến 33,38% thị phần thảo luận, theo sau là Now với 23,16% lượng thảo luận trên social, thứ 3 là Baemin với 21,95%. Loship và GoFood lần lượt chiếm tỷ lệ thị phần thảo luận là 15,14% và 6,37% (Reputa, 2021). Tháng 05/2020, Baemin đạt lượng thảo luận tương đương GrabFood ở cùng thời điểm khi thương hiệu này bắt đầu đẩy mạnh hoạt động truyền thông. Kênh Fanpage vẫn đang là nơi đem lại các thảo luận nhiều nhất cho các thương hiệu (55,48%), tiếp theo đó là ở các FB group chuyên về review thức ăn, quán ăn (22,90%).

Hình 4. 1: Diễn biến xu hướng thảo luận về dịch vụ giao đồ ăn trên Social Media năm 2020.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ đặt thức ăn trực tuyến của now đối với người tiêu dùng tại thành phố hồ chí minh (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)