CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Quy trình nghiên cứu
3.5.5 Phân tích ANNOVA
Phương pháp phân tích One-way ANNOVA là phương pháp dùng để so sánh giá trị trung bình của các yếu tố và khả năng phạm sai lầm của phương pháp này là 5%. Thực hiện so sánh giữa phân tích Independent Sample T-test và phân tích Phương sai một yếu tố One-way ANOVA để tìm ra sự khác biệt của các nhóm cụ thể là sự khác biệt của nhóm nhân khẩu học đối với nhân tố phụ thuộc là ý định sử dụng.
Đối với kiểm định Independent Sample T-test nếu Sig ≤0,05 thì phương sai của hai nhóm là khác nhau được sử dụng kết quả kiểm định t ở phần phương sai khác. Còn Sig ≥ 0,05 thì được sử dụng cho kết quả kiểm định t ở phần phương sai bằng. Nếu Sig trong kiểm định t lớn hơn 0,05 thì chưa có sự khác biệt về ý nghĩa của hai nhóm này.
Chương 3 chủ yếu mô tả các phương pháp thực hiện nghiên cứu và một bài nghiên cứu hoàn chỉnh cần trải qua hai giai đoạn là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Đối với nghiên cứu định tính tác giả thực hiện phỏng vấn chuyên gia là Thạc sĩ Bùi Huy Khôi, cùng phương pháp thảo luận nhóm với các sinh viên khác. Từ đó thu được kết quả là các biến được xác định và sàng lọc. Và thực hiện thay đổi từ ngữ cho bảng câu hỏi giúp cho quá trình thực hiện khảo sát dễ dàng hơn.
Còn nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua thu thập dữ liệu qua bảng câu hỏi và xử lí dữ liệu bằng phần mềm SPSS 20.0. Quá trình nghiên cứu được thực hiện trên 150 người, sau đó đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronch’s Alpha, EFA, hồi quy, …. kết quả cuộc khảo sát chính thức tác giả thu được kết quả là hợp lệ và sử dụng được để phân tích.
Trên đây là tất cả các bước được thực hiện ở chương 3, các kết quả, phân tích và bình luận được thực hiện ở chương tiếp theo.