CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Quy trình nghiên cứu
3.3.2 Xác định kích thước mẫu
Kích thước mẫu phụ thuộc vào kỹ thuật phân tích. Có rất nhiều công thức để tính ra kích thước mẫu. Tuy nhiên đối với đề tài này có sử dụng phân tích nhân tố khám phá EFA, theo Hair và cộng sự cho rằng kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát trong thang đo, tức là tỉ lệ 5:1 còn tốt nhất là tỉ lệ 10:1 (Hair và cộng sự, 1998). Đối với phương pháp hồi quy thì kích thước mẫu tối thiểu được tính theo, công thức sau:
n = 50 + 8 * m
Trong đó: m là tổng số biến độc lập trong nghiên cứu. (Tabachnick và Fidell, 1996) Kích thước mẫu nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp thuận tiện và phương pháp phân tích dữ liệu chủ yếu là phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy. Nên kích thước cần có khi thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA là:
n = 10 * m Trong đó: m là tổng số biến quan sát trong nghiên cứu
Từ đó suy ra số mẫu cần có để phân tích nhân tố EFA là 10 * 21 = 210 mẫu. Trong khi đó khi phân tích hồi quy ta cần số lượng mẫu là 50 + 8*5 = 90 mẫu.
Như vậy nghiên cứu này cần kích thước mẫu ít nhất là 210 mẫu. Để đạt được kích mẫu đề ra tác giả thực hiện khảo sát trực tuyến qua công cụ Google form để khảo sát người tiêu dùng có kinh nghiệm sử dụng dịch vụ ĐTĂTT. Tác giả đã phát đi hơn 265 mẫu khảo sát tuy nhiên sau khi thu về và chọn lọc kết quả chất lượng phù hợp với nghiên cứu được 245 mẫu.