Phương hướng hoàn thiện quản lý mua sắm vật tư

Một phần của tài liệu Quản lý mua sắm vật tư tại Công ty Thủy điện Hòa bình (Trang 72 - 73)

3.1. Mục tiêu và phương hướng hoàn thiện quản lý mua sắm vật tư tại Công ty

3.1.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý mua sắm vật tư

a) Phương hướng hoàn thiện về công tác lập kế hoạch

- Bổ sung và hoàn thiện nội dung lập kế hoạch mua sắm vật tư vào Quy trình lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của Công ty, trên cơ sở tuân thủ các quy

định của Nhà nước và quy chế quy định của EVN. Nội dung quy trình phải nêu rõ các bước thực hiện; phân giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị, cá nhân thực hiện; tiến độ cho từng bước thực hiện.

- Lập phương án kỹ thuật và dự toán chi tiết áp dụng cho tất cả các công trình thiết bị sửa chữa thường xuyên, giống công trình sửa chữa lớn, để xác định xem mức độ sử dụng chi phí định mức, kịp thời điều chỉnh hoặc bổ sung chi phí phát sinh ngoài định mức.

b) Phương hướng hoàn thiện về công tác tổ chức thực hiện kế hoạch

- Xây dựng và ban hành quy trình tổ chức lựa chọn nhà thầu tuân thủ các quy định của Luật đấu thầu và quy chế đấu thầu của EVN. Quy trình phải nêu rõ các bước thực hiện; phân giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị, cá nhân thực hiện; tiến độ cho từng bước thực hiện.

- Tổ chức lựa chọn nhà thầu các gói thầu mua sắm vật tư đặc chủng, yêu cầu kỹ thuật cao, tiến độ cấp hàng dài, ngay sau khi dự toán chi phí được phê duyệt.

- Áp dụng hình thức đấu thầu qua mạng cho tất các cả gói thầu theo kế hoạch, trừ các gói thầu phát sinh ngoài kế hoạch.

c) Phương hướng hoàn thiện về công tác kiểm soát thực hiện kế hoạch. Cần tách biệt đội ngũ nhân sự kiểm soát mua sắm vật tư khỏi đội ngũ trực tiếp thực hiện mua sắm để đảm bảo minh bạch và hiệu quả. Định kỳ thành lập các tổ công tác chuyên đề kiểm tra, giám sát công tác quản lý mua sắm vật tư.

Một phần của tài liệu Quản lý mua sắm vật tư tại Công ty Thủy điện Hòa bình (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w