2.1. Tổng quan về Công ty Thủy điện Hòa Bình
2.1.2. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
doanh của Công ty giai đoạn 2018-2020
2.1.2.1. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh
Công ty Thủy điện Hòa Bình chỉ được phép hoạt động sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực được EVN quy định tại Quyết định số 215/QĐ-EVN ngày 27/5/2019 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Công ty Thủy điện Hòa Bình, bao gồm:
a) Ngành, nghề kinh doanh chính
- Sản xuất và kinh doanh điện năng; tham gia thị trường điện lực theo lộ trình do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Quản lý vận hành Nhà máy thủy điện Hòa Bình và các nhà máy điện khác khi được EVN giao.
- Thực hiện công tác chuẩn bị sản xuất cho các công trình thủy điện, năng lượng tái tạo mới khi được EVN giao.
- Tư vấn quản lý dự án; tư vấn khảo sát thiết kế, tư vấn lập dự án đầu tư, tư vấn đấu thầu, lập dự toán; tư vấn thẩm tra và giám sát thi công công trình nguồn điện, các công trình đường dây và trạm biến áp.
b) Ngành, nghề liên quan phục vụ trực tiếp ngành, nghề kinh doanh chính - Xây lắp, giám sát lắp đặt thiết bị viễn thông - công nghệ thông tin.
- Sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu, cải tạo, nâng cấp các công trình xây dựng, nhà cửa, kiến trúc, hệ thống công nghệ thông tin của các nhà máy điện và các công trình/thiết bị khác do Công ty Thủy điện Hòa Bình quản lý.
- Tư vấn quản lý dự án; tư vấn lập dự án đầu tư, tư vấn đấu thầu, lập dự toán và giám sát thi công công trình viễn thông-công nghệ thông tin, các công trình công nghiệp và dân dụng.
- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực về quản lý vận hành các nhà máy thủy điện.
- Hướng dẫn thăm quan du lịch trong phạm vi khu vực công trình.
2.1.2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2018-2020
Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, quá trình thực hiện kế hoạch giai đoạn 2018-2020 của Công ty gặp nhiều khó khăn, thách thức; đặc biệt năm 2019 và 2020 lượng nước về thiếu hụt nhiều so với trung bình nhiều năm, dẫn đến sản lượng phát chỉ cao hơn thiết kế từ 2,4 đến 4,5%. Tuy nhiên với sự đồng lòng của tập thể cán bộ công nhân viên, Công ty đã hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu EVN giao, cụ thể như sau:
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2018 – 2020
STT Chỉ tiêu 2018 2019 2020
1 Điện năng sản xuất (tỷ kWh) 12,29 8,347 8,525 2 Tổng chi phí (tỷ đồng), trong đó: 2.224,53 1.715,28 1.660,32 2.1 Chí phí nhân công trực tiếp (tiền lương, phụ
cấp, bảo hiểm) 88,27 62,02 51,21 2.2 Điện mua SX 40,88 96,37 95,08 2.3 Thuế tài nguyên 1.056,77 767,79 794,13 2.4 Phí dịch vụ môi trường 442,2 300,27 306,67 2.5 Phí cấp quyền khai thác tài nguyên nước 93,13 92,65 92,65 2.6 Chi phí khấu hao Tài sản cố định 188,63 170,19 166,01 2.7 Chi phí sửa chữa tài sản cố định 221,66 149,83 81,36 2.8 Chi phí dụng cụ sản xuất 3,09 3,42 1,68 2.9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 65,65 43,73 33,75 2.10 Chi phí khác 24,25 29,01 37,78 3 Giá thành đơn vị (đ/kWh) 181 205,6 194,9 4 Doanh thu (triệu đồng) 5.241,94 8.219,64 3.264,41 5 Lợi nhuận trước thuế (triệu đồng) 621,34 4.421,1 (192,48) 6 Lợi nhuận sau thuế (triệu đồng) 497,07 3.558,91 (167,44)
Nguồn: Phòng Tài chính kế toán
Nhận xét: Dựa vào kết quả bảng 2.1 ta thấy, trong giai đoạn 2018 – 2020, hoạt động kinh doanh của Công ty Thủy điện Hòa Bình 2018 – 2020 có nhiều biến động do ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể:
- Về điện năng sản xuất: Là nhà máy thủy điện đa mục tiêu, nhiệm vụ sản xuất điện không phải là nhiệm vụ hàng đầu. Sản lượng điện sản xuất hàng năm phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên (khí tượng, thủy văn trên lưu vực sống Đà), phụ thuộc vào chế độ vận hành và khai thác của các bậc thang thủy điện phía thượng nguồn (Sơn La, Lai Châu, ….), phụ thuộc vào khả năng huy động các tổ máy của Thủy điện Hòa Bình trong mùa lũ. Kết quả cho thấy năm 2018, tình hình thủy văn rất thuận lợi, lượng nước về hồ lớn, dẫn đến sản lượng điện sản xuất đạt 12,29 tỷ kWh, đạt 150,6% so với sản lượng điện thiết kế. Các năm 2019, 2020 sản lượng điện phát chỉ bằng 102,29% và 104,47% so với sản lượng thiết kế, nguyên nhân là do hiện tượng el nino, mưa ít, lưu lượng nước về hồ Hòa Bình thấp.
- Về thực hiện các kế hoạch chi phí: Giá trị thực hiện kế hoạch chi phí phụ thuộc hoàn toàn vào sản lượng điện sản xuất hàng năm, giá trị cho phí tập trung chủ yếu vào thuế tài nguyên và phí dịch vụ môi trường rừng. Các chi phí này tính theo sản lượng điện theo quy định của Nhà nước và nộp cho ngân sách nhà nước các tỉnh có liên qun đến hồ thủy điện (Sơn La và Hòa Bình), sản lượng điện sản điện sản xuất càng lớn, thuế tài nguyên và phí dịch vụ môi trường rừng càng cao (năm 2018: 1.499 tỷ đồng; năm 2019: 1.068 tỷ đồng; năm 2020:1.100 tỷ đồng).
Chi phí điện mua sản xuất là chi phí mua điện từ lưới về để phục vụ chạy bù, điều chỉnh điện áp, điều chỉnh tần số cho Hệ thống điện điện Quốc gia. Các chi phí này hoàn toàn phụ thuộc vào chế độ vận hành Hệ thống điện Quốc gia.
Chi phí sửa chữa tài sản cố định phụ thuộc vào tình trạng thiết bị, công trình hàng năm. Chi phí này có thể rất lớn nếu thực hiện sửa chữa, thay thế các thiết bị thuộc Tổ máy. Các chi phí còn lại thường thay đổi giữa các năm.
- Về doanh thu và lợi nhuận sau thuế:
Công ty Thủy điện Hòa Bình là đơn vị hạch toán phụ thuộc Công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam, vì vậy đơn vị không thực hiện hạch toán doanh thu sản xuất kinh doanh. Doanh thu trong bảng 2.1 là doanh thu từ hoạt động hướng dẫn tham quan du lịch trong phạm vi công trình, doanh thu từ hoạt động này chủ yếu phục vụ chi trả cho lực lượng trực tiếp tham gia công tác hướng dẫn khách tham quan du lịch công trình. Doanh thu hàng từ hoạt động này phụ thuộc vào nhu cầu
của nhân dân trên địa bàn và các tỉnh lân cận tham quan công trình.
Năm 2018 lợi nhuận sau thuế từ hướng dẫn tham quan du lịch là 497 triệu đồng; đến năm 2019 tăng lên 3.558 triệu đồng; đến năm 2020 là – 167 triệu đồng. Nguyên nhân của sự sụt giảm năm 2020 là do tình hình dịch bệnh covid-19 đã ảnh hưởng đến hoạt động du lịch cả nước nói chung và Công ty Thủy điện Hòa Bình cũng không ngoại lệ.