TT Phòng, ban/phân xưởng Số người
I Ban giám đốc 3
1 Giám đốc 1
2 Phó Giám đốc 2
II Phòng Kế hoạch và Vật tư 8
1 Trưởng phòng, phó phòng 3 2 Chuyên viên Vật tư thiết bị 2 3 Chuyên viên Kinh tế dự toán 3
III Phòng Kỹ thuật và an toàn 19
1 Trưởng phòng, phó phòng 3 2 Kỹ sư, chuyên viên phụ trách các lĩnh vực 16
IV Phòng Hành chính và Lao động 10
1 Trưởng phòng, phó phòng 4 2 Chuyên viên phụ trách các lĩnh vực 6
V Phòng Tài chính - Kế toán 6
1 Trưởng phòng (Kế toán trưởng), phó phòng 2
2 Kinh tế viên 4
V Phân xưởng Vận hành 3
1 Quản đốc, phó quản đốc 2
2 Kỹ thuật viên 1
VII Phân xưởng Thủy công 5
1 Quản đốc, phó quản đốc 2 3 Tổ trưởng các tổ Công trình, quan trắc, cây xanh 3
Tổng cộng 54
Nguồn: Phòng Hành chính và Lao động
2.3. Thực trạng quản lý mua sắm vật tư tại Công ty Thủy điện Hòa Bình
Ngành nghề sản xuất kinh doanh chính của Công ty Thủy Điện Hòa Bình là Quản lý vận hành Nhà máy Thủy điện Hòa Bình; Sản xuất và kinh doanh điện năng; Tư vấn lập và thẩm định dự án đầu tư xây dựng; Xây lắp các công trình điện và
công trình xây dựng. Vật tư, thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ công tác sửa chữa thiết bị, công trình rất đa dạng, nhiều chủng loại, bao gồm các lĩnh vực, mỗi lĩnh vức có rất nhiều chủng loại vật tư thiết bị thuộc từng hệ thống. Trong phạm vi luận văn, tác giả chỉ thống kê một số loại vật tư thiết bị đặc trưng.
- Vật tư, thiết bị cơ khí: Tua bin; van lấy nước; van xả tràn, trạm bơm nước; van nước; máy nén khí; bộ làm mát máy phát; bộ làm mát máy biến áp; Quạt thông gió; đường ống cấp nước, đường ống cấp dầu, đường ống cấp khí; mặt bích, vòng bi, bạc lót, phanh, má phanh, phin lọc, gioăng cao su, paranhits, Bulong, êcu, dây curoa, que hàn, dầu làm mát máy….
- Vật tư thiết bị điện: Máy phát, máy biến áp, thanh dẫn dòng, máy biến dòng điện, máy biến điện áp, máy cắt, dao cách ly, chống sét van, sứ cách điện, động cơ, điều hòa, cáp điện lực, dây điện, áp to mát, công tắc tơ, khởi động từ, rơ le nhiệt, bóng đèn chiếu sáng, vòng bi động cơ, chổi than máy phát, dây láp san, đầu cốt, hàng kẹp, phíp cách điện, ghen cách điện, sơn cách điện, dây êmay, ổ cắm điện, công tắc điện….
- Vật tư thiết bị điều khiển, bảo vệ: Rơ le bảo vệ, rơ le trung gian, rơ le thời gian, rơ le phân cực, bộ khởi động mềm, PLC, DCS, SCADA, công tơ đo đếm, bộ biến đổi, bộ chỉ thị tín hiệu, khóa điều khiển, tụ, thyristor, sensor, đồng hồ đo…
- Vật tư PCCC: Bình chữa cháy, đầu báo cháy, trung tâm báo cháy, đèn EXIT, - Nguyên vật liệu: giẻ lau, vải mộc, vải phin, cồn y tế, cồng công nghiệp, giấy giáp, pin, dầu, mỡ…
Vật tư, thiết bị đa dạng, nhiều chủng loại; nhiều loại vật tư đặc chủng phải nhập khẩu từ nước ngoài và được các công ty trung gian làm đầu mối mua bán.
Trong phạm vi của luận văn này, em xin đề cập đến thực trạng quản lý mua sắm vật tư hàng năm (kế hoạch năm) tại Công ty Thủy điện Hòa Bình
2.3.1. Lập kế hoạch
Theo Quy chế sản xuất kinh doanh trong Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), ban hành theo quyết định số số 29/QĐ-EVN ngày 11/02/2019 quy định, trước ngày 31/10 hàng năm, các đơn vị trực thuộc phải trình trình Tập đoàn phê
duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh – đầu tư xây dựng của năm tiếp theo. Kế hoạch mua sắm vật tư nằm trong kế hoạch sản xuất kinh doanh - đầu tư xây dựng của Công ty, vì vậy cũng phải tuân thủ các nguyên tắc lập kế hoạch nói chung.
2.3.1.1. Lập nhu cầu vật tư.
Căn cứ để lập nhu cầu vật tư gồm các quy chế, quy định do Tập đoàn Điện lực Việt Nam ban hành thống nhất trong toàn Tập đoàn: Quy chế về công tác sản xuất kinh doanh điện, ban hành theo Quyết định số 29/QĐ-EVN ngày 11/02/2019; Quy chế sửa chữa lớn tài sản cố định, ban hành theo Quyết định số 447/QĐ-EVN- HĐQT ngày 07/12/2004; Quy định quản lý vật tư ban hành theo Quyết định số 691/QĐ-EVN ngày 22/7/2011. Nhu cầu vật tư bao gồm vật tư sửa chữa lớn và và vật tư sửa chữa thường xuyên.
a) Nhu cầu vật tư sửa chữa lớn.
Căn cứ quy chế sửa chữa lớn tài sản cố định, danh mục thiết bị, công trình quản lý, Công ty lập phương án kỹ thuật sửa chữa lớn các danh mục thiết bị công trình của năm kế hoạch, trình EVN phê duyệt hoặc phê duyệt theo phân cấp.
- Đối với các danh mục thiết bị, công trình thuộc dây chuyền sản xuất chính (tổ máy, máy biến áp, cáp dầu, thiết bị trạm phân phối 220kV, hồ, đập, công trình thủy công).
+ Trước ngày 01/01 hàng năm, phòng Kỹ thuật và an toàn chủ trì, phối hợp với các phân xưởng liên quan rà soát, lập danh mục và phương án kỹ thuật sơ bộ sửa chữa lớn các thiết bị, công trình năm tiếp theo. Lãnh đạo Công ty tổ chức họp rà soát và trình EVN phê duyệt.
+ Trên cơ sở danh mục và phương án kỹ thuật sơ bộ được EVN phê duyệt, phòng Kỹ thuật và An toàn chủ trì, các phân xưởng liên quan phối hợp khảo sát hiện trạng, lập hương án kỹ thuật chi tiết cho từng danh mục thiết bị, công trình; trong đó từng danh mục thiết bị sửa chữa lớn có đầy đủ danh mục, chủng loại, thông số kỹ của vật tư thay thế. Phương án kỹ thuật trình Tập đoàn phê duyệt xong trước ngày 30/6.
(hệ thống điện tự dùng, nước kỹ thuật, thông gió điều nhiệt, chiếu sáng, hệ thống cầu trục nâng, phương tiện vận chuyển, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống mạng máy tính, công trình xây dựng…).
+ Trước ngày 30/3 hàng năm, phòng Kỹ thuật và an toàn chủ trì, các phân xưởng liên quan phối hợp rà soát, lập danh mục và phương án kỹ thuật sơ bộ sửa chữa lớn các thiết bị năm tiếp theo. Giám đốc Công ty chủ trì rà soát và phê duyệt.
+ Trên cơ sở danh mục và phương án kỹ thuật sơ bộ được Giám đốc Công ty phê duyệt, phòng Kỹ thuật và An toàn chủ trì, các phân xưởng liên quan phối hợp khảo sát hiện trạng, lập phương án kỹ thuật chi tiết cho từng danh mục thiết bị, công trình; trong đó từng danh mục thiết bị sửa chữa lớn có đầy đủ danh mục, chủng loại, thông số kỹ của vật tư thay thế. Phương án kỹ thuật trình Giám đốc Công ty phê duyệt xong trước ngày 30/6.
- Trên cơ sở phương án kỹ thuật chi tiết được EVN và Giám đốc Công ty phê duyệt, phòng Kế hoạch và Vật tư chủ trì, phòng Tài chính kế toán và các đơn vị liên quan phối hợp lập dự toán chi phí sửa chữa lớn cho từng danh mục thiết bị, công trình. Trình phê duyệt hoặc phê duyệt theo phân cấp xong trước ngày 30/9.
Các danh mục sửa chữa lớn có giá trị dự toán ≥ 30 tỷ đồng, trình EVN phê duyệt.
Các danh mục sửa chữa lớn có giá trị dự toán < 30 tỷ đồng, trình lãnh đạo Công ty phê duyệt.
b) Nhu cầu vật tư sửa chữa thường xuyên.
Hàng năm chi phí cho nhu cầu vật tư sửa chữa thường xuyên được EVN cấp theo định mức. Chi phí này đảm bảo thực hiện mua sắm toàn bộ vật tư vật liệu cho các danh mục thiết bị sửa chữa thường xuyên (ngoài các danh mục sửa chữa lớn phê duyệt tại phần a nêu trên), mua sắm công cụ dụng cụ, mua sắm trang thiết bị an toàn, phòng cháy chữa cháy, mua sắm nguyên liệu xăng dầu cho phương tiện vận chuyển, chi phí văn phòng phẩm, mua sắm lẻ đột xuất….
trong Công ty thực hiện lập khối lượng và dự toán chi phí cho các hạng mục. - Nhu cầu vật tư cho các danh mục thiết bị sửa chữa thường xuyên.
Trước ngày 30/8 hàng năm, Phòng Kỹ thuật và An toàn chủ trì, các đơn vị liên quan phối hợp lập danh mục, khối lượng, chủng loại, thông số kỹ thuật vật tư cho từng danh mục thiết bị sửa chữa thường xuyên năm tiếp theo. Phòng Kỹ thuật và An toàn tổng hợp trình Lãnh đạo Công ty phê duyệt.
- Nhu cầu về công cụ dụng cụ.
Căn cứ định mức sử dụng công cụ dụng cụ của các đơn vị trong Công ty, trước ngày 30/8 hàng năm, phòng Kế hoạch và Vật tư chủ trì, các đơn vị liên quan phối hợp lập danh mục, khối lượng, thông số kỹ thuật của công cụ dụng cụ phục vụ sản xuất của đơn vị mình cho năm tiếp theo. Phòng Kế hoạch và Vật tư tổng hợp trình lãnh đạo Công ty phê duyệt.
- Trang thiết bị, phương tiện an toàn bảo hộ lao động, phòng cháy chữa cháy. Căn cứ định mức trang bị phương tiện an toàn bảo hộ lao động, phòng cháy chữa cháy; căn cứ vào tình hình thực tế các trang thiết bị được trang bị, trước ngày 30/8 hàng năm, phòng Kỹ thuật và An toàn chủ trì, các đơn vị liên quan lập nhu cầu trang thiết bị phương tiện an toàn bảo hộ lao động, phòng cháy chữa cháy thuộc đơn vị mình quản lý cho năm tiếp theo. Phòng Kỹ thuật và An toàn tổng hợp trình Lãnh đạo Công ty phê duyệt.
- Nhu cầu về xăng dầu cho phương tiện vận chuyển
Căn cứ định mức tiêu hao nhiên liệu của từng loại phương tiện, trước ngày 30/9 hàng năm, phòng Hành chính và Lao động lập khối lượng xăng dầu dự kiến sử dụng cho phương tiện vận chuyển năm tiếp theo. Tổng hợp trình Lãnh đạo Công ty phê duyệt.
- Nhu cầu về văn phòng phẩm
Căn cứ định mức tiêu hao và trang bị văn phòng phẩm, thực tế trang thiết bị vă phòng tại các đơn vị, trước ngày 30/9 hàng năm, phòng Hành chính và Lao động chủ trì, các đơn vị liên quan dự trù khối lượng văn phòng phẩm, trang thiết bị văn
phòng của đơn vị mình cho năm tiếp theo. Phòng Hành chính và Lao động tổng hợp trình Lãnh đạo Công ty phê duyệt.
- Trên cơ sở khối lượng vật tư mua sắm cho sửa chữa thường xuyên được phê duyệt, phòng Kế hoạch và Vật tư chủ trì, phòng Tài chính Kế toán phối hợp lập dự toán mua sắm cho các hạng mục. Trình lãnh đạo công ty phế duyệt xong trước ngày 30/10 hàng năm.
2.3.1.2. Lập nhu cầu mua sắm vật tư
Sau khi có dự toán mua sắm vật tư cho năm kế hoạch, căn cứ khối lượng vật tư tồn kho dự kiến cuối kỳ, phòng Kế hoạch và vật tư chủ chì, các đơn vị liên quan phối hợp rà soát, lập nhu cầu mua sắm vật tư cho năm kế hoạch.
Kế hoạch mua sắm vật tư giai đoạn 2018 – 2020 của Công ty Thủy điện Hòa Bình như sau: