Bộ máy tổ chức của Công ty

Một phần của tài liệu Quản lý mua sắm vật tư tại Công ty Thủy điện Hòa bình (Trang 37 - 42)

2.1. Tổng quan về Công ty Thủy điện Hòa Bình

2.1.3. Bộ máy tổ chức của Công ty

2.1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức tại công ty Công ty Thủy Điện Hòa Bình được tổ chức theo sơ đồ sau:

Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức Công ty Thủy Điện Hòa Bình

Nguồn: Phòng Hành chính và Lao động Chức năng các phòng ban

a) Ban Giám Đốc:

* Giám đốc lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động và công tác của Công ty theo quy định của Pháp luật, của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (Tập đoàn) và Quy chế tổ chức, hoạt động của Công ty. Trực tiếp điều hành các công việc quan trọng, các vấn đề lớn và có tính chiến lược trong tất cả các lĩnh vực công tác của Công ty. Trực tiếp phụ trách các công tác: tổ chức nhân sự, lao động – tiền lương, kế hoạch, tác đấu thầu, ký kết các Hợp đồng.

* Các Phó giám đốc: Chịu trách nhiệm trước pháp luật, Tập đoàn và Giám đốc về các quyết định của mình liên quan đến công tác quản lý, điều hành của mình; chịu trách nhiệm trước Giám đốc về lĩnh vực, nhiệm vụ được phân công. Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các phân xưởng, phòng về tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của Tập đoàn thuộc lĩnh vực mình phụ trách; phát hiện kịp thời những tồn tại, sai phạm trong quản lý để uốn nắn và đề xuất các giải pháp, phòng ngừa, chỉ đạo, chấn chỉnh xử lý những vi phạm.

b) Phòng Kỹ thuật và An toàn: Là đơn vị tham mưu cho Ban giám đốc thực hiện: Công tác điều hành sản xuất, công tác quản lý kỹ thuật và sửa chữa các thiết bị, công trình phục vụ sản xuất; công tác quản lý, giám sát an toàn và bảo hộ lao động; công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ; công tác môi trường.

c) Phòng Kế hoạch và Vật tư: Tham mưu cho ban giám đốc thực hiện kế hoạch sản xuất dài hạn, trung hạn, ngắn hạn; thực hiện quản lý đấu thầu, mua sắm, mua sắm vật tư phục vụ sản xuất kinh doanh, sửa chữa; công tác đầu tư xây dựng; đầu tư phát triển theo phân cấp của EVN.

d) Phòng Hành chính và Lao động: Tham mưu cho ban giám đốc công tác lao động, tiền lương; tổ chức cán bộ; đào tạo phát triển nguồn nhân lực; thi đua khen thưởng, văn hóa doanh nghiệp; hành chính, quản trị, văn thư, lưu trữ; vệ sinh lao động và y tế cơ quan; công tác pháp chế; thanh tra bảo vệ, quốc phòng, an ninh; quan hệ cộng đồng, thông tin truyền thông.

e) Phòng Tài chính kế toán: Thực hiện chức năng nhiệm vụ về kinh tế tài chính và hạch toán kế toán theo phân giao của EVN

f) Phân xưởng Vận hành: Thực hiện chức năng nhiệm vụ Quản lý vận hành toàn bộ các hệ thống thiết bị trong dây chuyền sản xuất và trạm lọc sạch, trạm nước thải sinh hoạt (KHC2) của Công ty.

g) Phân xưởng Thủy công: Có chức năng, nhiệm vụ chính là quan trắc đập, hồ chứa nước và các công trình thủy công; theo dõi, duy tu bảo trì các công trình thủy công, công trình xây dựng kiến trúc thuộc tổ hợp; Vệ sinh toàn bộ mặt bằng các khu vực, quản lý chăm sóc hệ thống khuôn viên cây xanh, vườn hoa, rừng phong cảnh trên tổ hợp công trình.

h) Trung tâm dịch vụ: Tham mưu cho Giám đốc dịch vụ tham quan công trình và các dịch vụ khác có liên quan; quản lý có hiệu quả các tài sản được phân giao.

2.1.3.2. Nguồn nhân lực của cả Công ty

Kể từ khi thành lập đến nay, nguồn nhân lực của Công ty giảm rất nhiều từ 1.352 người khi thành lập xuống còn 305 người. Nguồn nhân lực giảm dần do nhiều yếu tố như: Yêu cầu tinh giảm biên chế, tăng năng suất lao động của Tập đoàn; năng lực quản lý vận hành của cán bộ công nhân viên tăng lên; đặc biệt là do thay đổi mô hình tổ chức của Tập đoàn, từ tháng 4/2019 tách bộ phận sửa chữa, thành lập Trung tập dịch vụ sửa chữa EVN (EVNPSC), số lượng cán bộ công nhân viên điều chuyển sang EVNPSC trên 200 người. Nguồn nhân lực của Công ty hiện tại như sau:

Bảng 2.2. Thống kê nguồn nhân sự Công ty Thủy Điện Hòa Bình

STT Cơ cấu Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

1 Tổng số lao động 305

2 Phân theo đơn vị

2.1 Ban giám đốc 03 0,98 2.2 Phòng Kỹ thuật và An toàn 20 6,56 2.3 Phòng Kế hoạch và Vật tư 15 4,92 2.4 Phòng Hành chính và Lao động 73 23,93 2.5 Phòng Tài chính kế toán 9 2,95 2.6 Phân xưởng Vận Hành 118 38,69 2.7 Phân xưởng Thủy công 41 13,44 2.8 Trung tâm dịch vụ 26 8,53

3 Theo trình độ chuyên môn

3.1 Tiến sĩ 0 0 3.2 Thạc sĩ 6 1,97 3.3 Đại học 135 44,26 3.4 Cao đẳng 12 3,93 3.5 Trung cấp 110 36,07 3.6 Khác 42 13,77

4 Theo kinh nghiệm làm việc

4.1 Trên 10 năm 260 85,25 4.2 Từ 5 – dưới 10 năm 36 11,8 4.2 Dưới 5 năm 9 2,95

Nguồn: Phòng Hành chính và Lao động

2.2. Thực trạng bộ máy quản lý mua sắm vật tư tại Công ty Thủy điện Hòa Bình

Sơ đồ tổ chức.

Hình 2.2: Sơ đồ bộ máy quản lý mua sắm vật tư tại Công ty

Nguồn: Phòng Hành chính và Lao động

Phân công nhiệm vụ.

- Giám đốc: Chịu trách nhiệm chung quản lý điều hành các hoạt động mua sắm vật tư. Trực tiếp chỉ đạo, điều hành, quản lý các công tác lập kế hoạch và triển khai thực công tác kế hoạch, công tác đấu thầu, ký kết các hợp đồng.

- Phó giám đốc kỹ thuật: Được Giám đốc giao nhiệm vụ chỉ đạo công tác lập phương án kỹ thuật sửa chữa thiết bị, danh mục, khối lượng vật tư thay thế trong sửa chữa. Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo công tác mua sắm các gói thầu cung cấp vật tư, thiết bị có dịch vụ lắp đặt thuộc dây chuyền sản xuất; các gói thầu mua sắm vật tư thiết bị công nghệ thông tin, môi trường, thủy văn, quan trắc… Trực tiếp phụ trách Phòng Kỹ thuật và An toàn, các phân xưởng.

- Phó giám đốc vật tư: Được Giám đốc giao nhiệm vụ chỉ đạo công tác lập, phê duyệt dự toán sửa chữa các thiết bị công trình, trên cơ sở phương án kỹ thuật được phê duyệt. Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo công tác mua sắm các gói thầu cung cấp vật tư, thiết bị (nhập kho) thuộc dây chuyền sản xuất; các gói thầu mua sắm vật tư thiết bị an toàn, bảo hộ lao động, phòng cháy chữa cháy, công cụ dụng cụ….Trực tiếp phụ trách mảng vật tư, dự toán thuộc Phòng Kế hoạch và Vật tư; mảng xây dựng kiến trúc thuộc phòng Kỹ thuật và An toàn, phân xưởng Thủy công.

- Các phân xưởng: Phối hợp lập danh mục, số lượng, yêu cầu kỹ thuật vật tư phục

GIÁM ĐỐC P.GIÁM ĐỐC KT P.GIÁM ĐỐC VT PHÒNG KỸ THUẬT VÀ AN TÒAN PHÒNG KẾ HOẠCH VÀ VẬT TƯ CÁC PHÒNG NGHIỆP VỤ KHÁC CÁC PHÂN XƯỞNG

vụ vận hành, sửa chữa cho các hệ thống thiết bị thuộc quản lý của phân xưởng trong các kỳ kế hoạch. Lập và đề xuất vật tư thực tế cần mua sắm trong quá trình thực hiện kế hoạch (bao gồm các nội dung danh mục, số lượng, yêu cầu về kỹ thuật - chất lượng, thời gian cần đáp ứng và mục đích/địa chỉ sử dụng) gửi phòng kỹ thuật tổng hợp; tham gia nghiệm thu, xác nhận về chất lượng/kỹ thuật vật tư do mình đề xuất khi giao hàng.

- Phòng kỹ thuật và An toàn: Chịu trách nhiệm lập phương án kỹ thuật sửa chữa thiết bị, công trình hàng năm, trong đó nêu rõ số lượng, chủng loại thiết bị, vật tư, vật liệu thay thế trong sửa chữa đối với từng hạng mục thiết bị công trình thuộc phạm vi quản lý của Công ty. Tham gia giải trình, bảo vệ kế hoạch với Phòng Kế hoạch và Vật tư trong quá trình trình EVN phê duyệt kế hoạch, chịu trách nhiệm giải trình, bảo vệ các nội dung về kỹ thuật. Chủ trì lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, tổ chức thực hiện các thủ tục đấu thầu mua sắm vật tư, thiết bị có dịch vụ lắp đặt kèm theo, đối với các công trình thiết bị thiết bị thuộc dây chuyền sản xuất, các công trình đầu tư xây dựng, các thiết bị đầu tư phát triển.

- Phòng Kế hoạch và Vật tư: Chịu trách nhiệm lập dự toán trên cơ sở phương án kỹ thuật sửa chữa được phê duyệt. Chủ trì lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu, lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, tổ chức thực hiện các thủ tục thủ tục đấu thầu mua sắm vật tư thiết bị (nhập kho) đối với các thiết bị thuộc dây chuyền sản xuất; các gói thầu mua sắm vật tư thiết bị an toàn, bảo hộ lao động, phòng cháy chữa cháy, công cụ dụng cụ…. Chủ trì thương thảo ký kết hợp đồng; chủ trì quản lý hợp đồng, thanh quyết toán hợp đồng.

- Phòng Hành chính và Lao động: Chịu trách nhiệm chủ trì tổ chức thực hiện các hoạt động thanh tra, kiểm tra các hoạt động mua sắm vật tư, tham mưu cho Giám đốc quyết định lựa chọn và bố trí nhân sự tham gia tổ chuyên gia, tổ thẩm định trong hoạt động đấu thầu, thẩm định về mặt pháp lý của hợp đồng trước khi trình Giám đốc ký kết. Trực tiếp thực hiện mua sắm quần áo bảo hộ lao động, trang phục văn phòng, văn phòng phẩm, hiện vật bồi dưỡng độc hại (đường sữa)…

- Phòng Tài chính - Kế toán: Thu xếp, cân đối vốn để thanh toán chi phí mua sắm vật tư, phối hợp với phòng Kế hoạch - Vật tư để cân đối lập các kế hoạch chi phi tổng thể, cân đối chi phí vật tư, tham gia quá trình lựa chọn nhà thầu đối với các

nội dung về tài chính, tham gia thương thảo hợp đồng.

Một phần của tài liệu Quản lý mua sắm vật tư tại Công ty Thủy điện Hòa bình (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w