4.4.1. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước
Ngành dược là ngành ít chịu ảnh hưởng khi nền kinh tế đi xuống, đồng thời lại có cơ hội tăng trưởng mạnh khi kinh tế đi lên. Hiện tại, thị trường dược Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng tăng trưởng khi mức chỉ tiêu tiền thuốc bình quân đầu người hàng năm vẫn còn ở mức thấp. Các công ty dược còn chịu tác động của những nhân tố sau:
- Các chính sách quản lý của Nhà nước có tác động mạnh mẽ đến ngành dược: chính sách quản lý về sản xuất và kinh doanh phân phối thuốc, quản lý về chất lượng và giá thuốc…
- Biến động tỷ giá ngoại tệ và giá nguyên phụ liệu dược trên thế giới
- Diễn biến lạm phát và biến động lãi suất tín dụng.
Để góp phần nâng cao tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh cho ngành dược nói chung và Công ty TNHH thương mại dược phẩm Minh Quân nói riêng , Chính phủ và các cơ quan Nhà nước nên:
- Ban hành các cơ chế khuyến khích, tạo mọi điều kiện để phát triển sản xuất thuốc trong nước nhằm tăng nguồn cung ứng, tăng cường xuất khẩu; đầu tư xây dựng các dây chuyền sản xuất vắc-xin sinh phẩm y tế; xây dựng chính sách ưu đãi về đất đai và thuế...
- Tạo điều kiện phát triển lâu dài cho ngành dược, tăng cường đầu tư triển khai các dự án lớn cho ngành và tăng cường nhận thức về tầm quan trọng của phân tích BCTC cho các công ty hoạt động trong ngành.
- Nhà nước cần ổn định các chính sách, chế độ quản lý vĩ mô hoặc nếu có thay đổi thì phải công khai, minh bạch, và nên có dự thảo thông báo trước.
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật, từ đó tạo ra môi trường pháp lý an toàn, bình đẳng cho các cá nhân, các doanh nghiệp, khuyến khích sự phát triển lành mạnh giữa các thành phần kinh tế. Quan trọng nhất là vấn đề hoàn thiện các chế độ kế
toán và chuẩn mực kế toán chung phù hợp với tình hình kinh tế của Việt Nam cũng như thế giới. Có những thông tư, nghị định dưới Luật nhằm mục đích hướng dẫn chi tiết các doanh nghiệp thực hiện. Từ đó, phát hiện ra những hạn chế khi áp dụng các chuẩn mực vào thực tiễn và đưa ra những biện pháp xử lý kịp thời, chính xác.
- Các chỉ tiêu trung bình ngành hiện nay chưa được xây dựng kịp thời, đáng tin cậy và được cập nhật thường xuyên. Vì vậy, muốn đánh giá được vị trí của doanh nghiệp trong toàn ngành cần phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành minh bạch, rõ ràng và chính xác.
4.4.2. Kiến nghị với các đối tượng khác
Trong khi nền kinh tế thế giới cũng như trong nước còn gặp nhiều khó khăn, bằng sự nỗ lực của Ban quản trị cùng toàn thể cán bộ công nhân viên, Công ty TNHH thương mại dược phẩm Minh Quân đã vươn lên phát triển mạnh mẽ, mang lại nhiều kết quả đáng khen cho Công ty. Với những thành tích đó trong kinh doanh, Công ty đã được sự tin tưởng của Ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các nhà đầu tư, những đơn vị đã giúp rất nhiều cho sự phát triển lớn mạnh của Công ty.
Vì thế, ngoài sự giúp đỡ của Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước, các ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các nhà đầu tư nên tin tưởng và đưa ra những biện pháp đầu tư hợp lý đối với Công ty TNHH thương mại dược phẩm Minh Quân, điều này sẽ giúp cho Công ty ổn định tình hình tài chính, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và đem lại lợi ích cho chinh các nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng.
KẾT LUẬN
Nằm trong xu thế phát triển của nền kinh tế, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty TNHH thương mại dược phẩm Minh Quân nói riêng đang nỗ lực phát huy mọi tiềm năng và thế mạnh của mình để nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh. Để có thể khẳng định được vị thế của mình và để hiệu quả sản xuất kinh doanh đạt kết quả tối ưu thì việc nắm vững tình hình tài chính của mình là điều kiện tiên quyết. Do vậy, phân tích BCTC trở thành công cụ thiết yếu hỗ trợ Ban giám đốc đưa ra các chính sách đúng đắn cho sự phát triển của Công ty.
Việc thường xuyên phân tích BCTC sẽ giúp cho doanh nghiệp thấy rõ được thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, xác định nguyên nhân ảnh hưởng tới các chỉ số tài chính, đánh giá được tiềm năng phát triển trong tương lai cũng như dự báo các rủi ro tài chính có thể xảy ra. Từ đó, nhà quản trị doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định chính xác nhằm ổn định tình hình tài chính, nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh của đơn vị.
Trong quá trình nghiên cứu lý luận về phân BCTC, tác giả đã hoàn thành luận văn “Phân tích báo cáo tài chính Công ty TNHH thương mại dược phẩm Minh Quân”. Về cơ bản, Luận văn đã đóng góp được những ý nghĩa về cả mặt lý luận và mặt thực tiễn. Từ đó, Luận văn đưa ra những tồn tại và giải pháp khắc phục nâng cao năng lực tài chính và hiệu quả kinh doanh của Công ty, đồng thời, Luận văn cũng nêu ra những kiến nghị đối với chính Công ty và với các cơ quan chức năng nhằm khắc phục những hạn chế về tình hình tài chính tại Công ty TNHH thương mại dược phẩm Minh Quân.
Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu cũng như khả năng hạn chế của bản thân nên Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo cùng các bạn để Luận văn được hoàn thiện hơn.
1. Công ty TNHH thương mại dược phẩm Minh Quân (2018), Báo cáo tài chính năm 2018.
2. Công ty TNHH thương mại dược phẩm Minh Quân (2019), Báo cáo tài chính năm 2019.
3. Công ty TNHH thương mại dược phẩm Minh Quân (2020), Báo cáo tài chính năm 2020.
4. Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ (2011), Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính.
5. Nguyễn Năng Phúc (2007), Phân tích kỉnh doanh thuyết và thực hành, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
6. Nguyễn Năng Phúc (2008), Giáo trình phân tích báo cáo tài chính, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân.
7. Nguyễn Năng Phúc (2013), Phân tích báo cáo tài chính, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân.
8. Nguyễn Ngọc Quang (2014), Giáo trình phân tích báo cáo tài chính, Nhà xuất bản tài chính.
9. Nguyễn Phương Linh (2018), Phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần dược phẩm Fresh Life, Luận văn thạc sỹ Kế toán, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
10. Nguyễn Thị Luyến (2020), Phân tích báo cáo tài chính Công ty cổ phần dược phẩm Hà Tây, Luận văn thạc sỹ Kế toán, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
11. Nguyễn Thị Hà (2011), Phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần dược phẩm Viễn Đông, luận văn thạc sỹ Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội
12. Nguyễn Văn Công (2011), Lập, đọc, kiếm tra và phân tích báo cáo tài chính,
Nhà xuất bản Tài chính.
13. Nguyễn Văn Công (2012), Giáo trình phân tích báo cáo tài chính, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Thống kê.
16. Phạm Thị Thuỷ (2014), Phân tích, dự báo và định giá báo cáo tài chính, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.
17. Trần Đức Cường (2017), Phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm, Luận văn thạc sỹ Kế toán, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
18. Trần Thị Thảo (2018), Phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Dược phẩm Trung Ương 1, Luận văn thạc sỹ Kế toán, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.