2.3 Phân tích kiểm soát nội bộ đối với hoạt động đào tạo tại trường cao đẳng
2.3.1. Khảo sát công tác kiểm soát nội bộ đối với hoạt động đào tạo
Mục đích khảo sát
Mục đích khảo sát là tìm hiểu, phân tích và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động đào tạo tại trường cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội theo Hướng dẫn về kiểm soát nội bộ của COSO từ đó, đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động đào tạo của Trường.
Đối tượng khảo sát
Việc khảo sát được thực hiện tại trường cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội thông qua các bảng khảo sát được gửi cho các chốt kiểm soát chính như Ban Giám Hiệu, Phòng Đào tạo, Phòng Tổ chức – Hành chính, Phòng Kế hoạch – Tài chính, Phòng Tuyển sinh, Phòng CTHSSV và Thanh tra giáo dục, Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng, Khoa Công nghệ thông tin, Khoa Công nghệ Ô tô, Khoa Du lịch, Khoa Kinh tế, Khoa Điện – Điện tử, Khoa Luật, Khoa Khoa học cơ bản, Khoa Ngôn ngữ quốc tế.
Bảng 2.11: Bảng thống kê số lượng người khảo sát của từng bộ phận
TT Bộ phận khảo sát
Số người tham gia
khảo sát Các vị trí khảo sát
1 Ban Giám hiệu 5 Hiệu trưởng và các hiệu phó
2 Phòng Đào tạo 5 Trưởng, phó phòng và 3 chuyên viên
3 Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng 3 Trưởng, phó phòng và 1 chuyên viên
4 Phòng CTSV&TTGD 2 Trưởng, phó phòng
5 Phòng KH-TC 2 Trưởng, phó phòng
6 Phòng tuyển sinh 3 Trưởng, phó phòng và 1
chuyên viên
7 Các Khoa, bộ môn 20 10 Trưởng, phó khoa và 10
nhân viên, giáo viên
Phương pháp khảo sát
Việc khảo sát được thực hiện thông qua bảng câu hỏi ở Phụ lục 2.12. và 2.13 đánh giá trên một số nội dung chính của kiểm soát nội bộ đối với hoạt động đào tạo. Bảng câu hỏi 2.12 được trực tiếp gửi đến 20 người thuộc Ban giám hiệu và cán bộ các phòng; ban, bảng 2.13 được gửi tới 20 người là lãnh đạo, nhân viên và giáo viên ở các khoa.