Kinh nghiệm kiểm soát nội bộ đối với hoạt động đào tạo tại một số trường

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ đối với hoạt động đào tạo tại Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội (Trang 34 - 38)

trường đại học, cao đẳng và bài học kinh nghiệm

1.4.1. Kinh nghiệm kiểm soát nội bộ đối với hoạt động đào tạo tại một số trườngđại học, cao đẳng đại học, cao đẳng

Kinh nghiệm tại trường ĐH Tôn Đức Thắng

Trường ĐH Tôn Đức Thắng là một trường CĐĐH ngoài công lập có số năm truyền thống lâu đời và có nhiều thành tựu trong đào tạo. Vào năm 2018, có 12.844 sinh viên theo học tại hệ thống giáo dục của trường với 70% theo học tại cấp đại học, 22% tại cấp cao đẳng sơ cấp và 8% tại cấp sau đại học.

Trường ĐH Tôn Đức Thắng được thành lập và quản lý bởi các tổ chức hoặc cá nhân, chính phủ có một phần trợ cấp tài chính.

Có thể nói rằng, hệ thống GDĐH tại Trường ĐH Tôn Đức Thắng tương đối tập quyền. Các vấn đề quan trọng đối với việc quản lý tại trường bao gồm các tiêu chí thành lập trường cao đẳng và cao đẳng, việc thành lập các khoa, hạn ngạch sinh viên đầu vào, tuyển dụng, giờ tín chỉ, … đều tuân theo các quy định và Luật Giáo dụ c. Bộ Giáo dục là cơ quan chính phủ quan trọng trong việc theo dõi và điều phối các chính sách đại học.

Kinh nghiệm tại trường Đại học FPT

Trường Đai học FPT theo trích yếu thống kê năm 2019 của Cục Thống kê Việt Nam, có 40.495 học viên trên khắp cả nước. Phân loại các loại hình đào tạo chính như: cấp đào tạo đại học, cấp cao đẳng; cấp thạc sĩ, tiến sĩ, cấp liên thông trung cấp, cao đẳng lên đại học, các trung tâm thông tin giáo dục từ xa,… Tuy các hệ đào tạo đại học chính quy chỉ chiếm 37,2% trên tổng số lượng học viên của trường, nhưng chiếm đến 73% ngân sách đầu tư của trường.

Trách nhiệm kiểm soát nội bộ của Trường Đai học FPT các cơ sở GDĐH ngoài công lập thuộc về sự quản lý của Trường. Mức độ và phương thức quản lý tại các khoa, phòng ban không giống nhau; có thể thông qua hình thức quản lý tại các Khoa không giống nhau; có thể thông qua hình thức Trường bầu ra ban quản trị để điều hành đơn vị thành viên, trung tâm đào tạo.

1.4.2. Bài học kinh nghiệm đối với Trường cao đẳng Công nghệ và Thương mạiHà Nội Hà Nội

Thứ nhất, Trường cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội nên học tập cơ chế phân bổ “lựa chọn và tập trung” của ĐH Tôn Đức Thắng. Quy trình phân bổ kinh phí cho cơ sở GD dựa trên những đánh giá về chất lượng của trường cao

đẳng, bao gồm các tiêu chí như: Số lượng cán bộ giảng dạy, sự cung ứng cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ đào tạo, số lượng các nghiên cứu khoa học, điều tra về mức độ hài lòng của sinh viên, đánh giá khoa học và nhận xét của hội đồng chuyên gia. Như vậy, trường cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội sẽ có động cơ để nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu. Hơn nữa, việc điều tra mức độ hài lòng của sinh viên cũng giúp trường cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội nắm bắt rõ nhu cầu, nguyện vọng của sinh viên để kiểm soát chương trình đào tạo phù hợp với sinh viên, hướng tới việc nâng cao kiểm soát nội bộ hoạt động đào tạo. Như trường hợp của đại học Bách khoa Hà Nội, cách phân bổ dựa các tiêu chí đo lường tình hình hoạt động cụ thể, chẳng hạn như tỷ lệ hoàn thành khóa học, hoàn thành tín chỉ, hoàn thành bằng cấp, thay vì phân bổ kinh phí chỉ dựa vào các số liệu nhập học.

Thứ hai, hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính cho trường cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội như kinh nghiệm của Đại học Tôn Đức Thắng về hỗ trợ cho Trường ngoài công lập. Nguồn vốn hoạt động thông qua các dự án được phân bổ dựa trên cơ chế cạnh tranh, không phân biệt giữa Trường ngoài công lập và tư thục cũng là một kinh nghiệm đáng để học tập. Cơ chế cạnh tranh sẽ thúc đẩy Trường tập trung nâng cao trình độ chuyên môn, đưa ra những đề xuất dự án có ý nghĩa và tính khả thi cao. Ở Trường, việc sinh viên không có tư tưởng phân biệt giữa Trường công lập và tư thục tạo điều kiện cho trường cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội có cơ hội khẳng định thế mạnh và xây dựng danh tiếng, cũng như đóng góp ngày càng nhiều trong chi tiêu cho giáo dục, trường cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội nên được tạo cơ hội và điều kiện để phát triển và khẳng định thế mạnh của mình, thông qua các dự án nhận được từ tài trợ của các doanh nghiệp. Cơ chế này tạo nên sự cạnh tranh giữa các Trường trong việc nâng cao hiệu quả giảng dạy và nghiên cứu, tạo nên thế mạnh nghiên cứu trong các lĩnh vực đặc thù, xây dựng thương hiệu và đội ngũ nghiên cứu mạnh, có tính cạnh tranh cao.

Thứ ba, việc giải ngân kinh phí phục vụ cho hoạt động đào tạo đã tạo điều kiện cho các khoa phòng ban của trường sử dụng để hỗ trợ, thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu, giảng dạy mang tính đặc thù của trường, phát huy được thế mạnh và tính cạnh tranh của từng trường cao đẳng. Tùy theo điều kiện của từng Khoa, phòng, ban mà các khoản kinh phí sẽ được sử dụng vào các hoạt động khác nhau, như vậy hiệu quả sử dụng kinh phí sẽ cao hơn. Đây là một cơ chế hiệu quả, nên được tham khảo và học tập tại trường CĐCN&TM Hà Nội.

Thứ tư, trường cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội nên xây dựng cơ chế phân bổ gián tiếp hỗ trợ các đối tượng đặc thù tham gia GDĐH như trường hợp của trường ĐH FPT có các dự án cho vay dành riêng cho công nhân, con của cán bộ giáo viên, con của những công nhân thiệt mạng trong tai nạn lao động. Bên cạnh đó, huy động tối đa các nguồn lực của các đối tượng liên quan trực tiếp đến trường cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội như có các dự án cho vay từ: Quỹ tiền lương cho giáo viên.

nghiệm tốt mà trường cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội nên tiếp thu. Ban giám hiệu trường Đai học FPT dành rất nhiều khoản kinh phí hỗ trợ theo các chương trình cụ thể, ví dụ như chương trình COE (Centre of Excellence), chương trình hỗ trợ cải cách giáo dục sau đại học, chương trình quốc tế hóa Trường, … trường cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội cũng nên dành các khoản hỗ trợ cho các chương trình, dự án trọng điểm nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy và học tại Trường, cũng như đưa trường cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội tới gần hơn với tiêu chuẩn của khu vực và thế giới.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Thông qua chương 1, tác giả đã tổng quan những cơ sở lý luận về Trường cao đẳng, đại học ngoài công lập như: khái niệm, đặc điểm, vai trò, hoạt động đào tạo. Tác giả cũng đưa ra những cơ sở lý luận về kiểm soát nội bộ trong lĩnh vực giáo dục như: Khái niệm hệ thống kiểm soát nội bộ, sự cần thiết của kiểm soát nội bộ lĩnh vực giáo dục, mục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ, vai trò và lợi ích của KSNB. Đồng thời đưa ra các yếu tố của hệ thống KSNB theo INTOSAI: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát. Đặc biệt luận văn đề cập đến nội dung kiểm soát nội bộ đối với hoạt động đào tạo tại trường cao đẳng, đại học ngoài công lập và kinh nghiệm kiểm soát nội bộ đối với hoạt động đào tạo tại một số trường đại học, cao đẳng và bài học kinh nghiệm.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ VÀ THƯƠNG MẠI

HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ đối với hoạt động đào tạo tại Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w