Thực trạng hoạt động đào tạo tại Trường cao đẳng Công nghệ và Thương

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ đối với hoạt động đào tạo tại Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội (Trang 55)

Thương mại Hà Nội

2.2.1. Kết quả đào tạo

Nhà trường luôn coi trọng lợi ích và tính hiệu quả của người học, tạo môi trường học tập, nghiên cứu thuận lợi, giúp người học có khả năng chuyển đổi nghề nghiệp, thích ứng cao và đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động trong nước và quốc tế.

Bảng 2.7 là bảng đánh giá tỷ lệ tốt nghiệp của sinh viên hệ cao đẳng theo từng năm, từ năm học 2016-2017 đến năm học 2019-2020. Nhìn chung tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp các ngành đều đạt 80% trở lên, nhìn chung các ngành khối kỹ thuật có tỉ lệ tốt nghiệp thấp hơn các ngành khối kinh tế và khối y dược.

Bảng 2.7. Số lượng và tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp của Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội giai đoạn 2015 – 2019

STT Ngành đào tạo

Số lượng và tỷ lệ học sinh, sinh viên tốt nghiệp theo năm

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Cao đẳng – Cao đẳng liên thông Tỷ lệ (%) Cao đẳng – Cao đẳng liên thông Tỷ lệ (%) Cao đẳng – Cao đẳng liên thông Tỷ lệ (%) Cao đẳng – Cao đẳng liên thông Tỷ lệ (%) Cao đẳng – Cao đẳng liên thông Tỷ lệ (%) 1 Kế toán 156 91.0 131 91.5 162 92.3 185 92.0 199 93.0

2 Quản trị kinh doanh 99 91.6 65 90.9 71 91.5 132 91.0 126 90.6

3 Tài chính - Ngân hàng 67 90.6 59 92.0 62 95.0 75 97.4 58 90.7

4 Công nghệ thông tin 55 89.3 68 91.5 70 88.0 46 80.7 62 89.9

5 Công nghệ kỹ thuật xây dựng 208 90.1 159 91.1 121 91.4 156 89.1 115 92.0

6 Công nghệ kỹ thuật Điện -

Điện tử 125 89.0 136 89.9 96 89.0 61 89.7 81 81.0

7 Kỹ thuật máy lạnh và điều

hòa không khí 68 89.9 98 90.0 75 90.2 51 89.5 79 88.8

8 Công nghệ ô tô

9 Công tác xã hội 85 91.0 61 90.2 57 90.3 72 90.0

10 Việt Nam học 65 92.3 68 91.9 95 93.0 116 95.9

11 Công nghệ kỹ thuật kiến trúc 45 86.5 39 85.9 36 84.0 29 85.3 46 80.7

12 Công nghệ kỹ thuật điện tử

truyền thông 35 85.0 31 86.0 27 85.3 25 80.6 40 88.9 13 Dịch vụ pháp lý 51 91.1 41 83.7 14 Điều dưỡng 156 93.6 259 93.1 212 93.5 289 97.3 186 93.9 15 Dược 865 92.0 1456 93.0 1189 94.0 1102 95.8 906 91.9 16 Y sỹ đa khoa 17 Quản trị khách sạn 89 90.0 94 88.0 84 89.6 76 85.4 76 89.4

18 Kỹ thuật chế biến món ăn 164 92.3 156 91.9 132 92.0 143 94.1 155 92.3

Tổng 2282 92.3 2880 93.4 2489 92.9 2421 93.5 2368 91.5

(Nguồn: Phòng Đào tạo)

Năm 2015, tỷ lệ tốt nghiệp toàn trường là 92.3%, năm 2016 là 93.4%, năm 2017 là 92.9%, năm 2018 là 93.5%, năm 2019 là 91.5%. Năm 2018, 2019 các ngành Công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật kiến trúc, Công nghệ điện tử truyền thông có tỉ lệ tốt nghiệp thấp chỉ khoảng 81% là do sinh viên các ngành này bỏ học nhiều.

2.2.2 Bộ máy quản lý đào tạo của Trường cao đẳng Công nghệ và Thươngmại Hà Nội mại Hà Nội

Ngoài Hội đồng trường và Ban Giám hiệu, các bộ phận tham gia quản lý đào tạo gồm các Phòng, Khoa, cụ thể:

Phòng Đào tạo thực hiện các nhiệm vụ:

- Tổ chức và hướng dẫn xây dựng mục tiêu đào tạo các ngành, nghề đào tạo của trường. Xây dựng kế hoạch đào tạo toàn khóa, năm học, học kỳ.

- Tham mưu cho BGH về nghiên cứu xây dựng cái mới, cải tiến và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo. Tham mưu BGH lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc biên soạn giáo trình, tài liệu.

- Tư vấn, tham mưu, đề xuất cho Hiệu trưởng các chủ trương và biện pháp hợp tác với đơn vị trong và ngoài ngành, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học.

- Tổ chức thực hiện các hoạt động thông tin, tư liệu phục vụ công tác nghiên cứu giảng dạy học tập.

- Kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện kế hoạch, chương trình học tập, thực tập, thi và kiểm tra học phần, môn học, học kỳ, lên lớp, thi chuyển giai đoạn và thi tốt nghiệp cho các lớp, khóa học. Giám sát thực hiện quy chế giảng dạy với khoa, trung tâm và giảng viên.

- Phối hợp với các đơn vị trong trường để xây dựng đội ngũ giáo viên chuyên trách và kiêm chức đáp ứng yêu cầu ngày càng phát triển của công tác đào tạo.

- Tổ chức biên soạn nội quy, quy chế, chế độ nội bộ có liên quan tới đào tạo và quản lý khoa học.

- Lưu trữ hồ sơ đào tạo, cấp phát văn bằng, chứng chỉ theo quy định của Bộ LĐTB&XH và của nhà trường.

- Soạn thảo các quyết định thành lập lớp, xếp hạng học tập và công nhận tốt nghiệp cho HSSV.

Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng:

- Tổ chức kỳ thi tuyển sinh, tốt nghiệp, thi hết học kỳ theo đúng quy chế của Bộ LĐTB&XH.

- Xay dựng quy trình tổ chức thi hết học phần, thi cuối khóa, quy trình giao nhận đề thi, in sao và bảo mật đề thi.

- Phối hợp với các khoa, bộ môn xây dựng ngân hàng đề thi, ứng dụng phương pháp công nghệ mới vào công tác soạn thảo đề thi, chấm thi và đánh giá kết quả thi nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

- Hướng dẫn, kiểm tra, báo cáo việc thực hiện công tác kiểm định chất lượng đào tạo của trường.

- Tổ chức đánh giá trong (tự đánh giá) theo các tiêu chuẩn, tiêu chí của Bộ LĐTB&XH. Báo cáo Bộ LĐTB&XH kết quả tự đánh giá đề nghị tổ chức đánh giá ngoài.

Phòng Công tác sinh viên và thanh tra giáo dục

- Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác học sinh sinh viên

- Phối hợp với phòng Đào tạo tổ chức kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện kế hoạch, chương trình học tập, thực tập, thi và kiểm tra học phần, môn học, học kỳ, lên lớp, chuyển giai đoạn và thi tốt nghiệp cho các lớp, các khóa.

- Phối hợp với phòng Đào tạo và các khoa, phòng, ban liên quan tổ chức cho HSSV tham gia thì HSSV giỏi, nghiên cứu khoa học, xét cấp học bổng khuyến khích tài năng cho những HSSV xuất sắc trong học tập và nghiên cứu khoa học.

- Định kỳ tổ chức các cuộc tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo nhà trường với HSSV, làm đầu mối giải quyết và trả lời khiếu nại của HSSV.

- Xây dựng quy trình và kế hoạch thanh tra GDNN hàng năm và tổ chức thực hiện sau khi hiệu trưởng phê duyệt, cụ thể:

Thanh tra việc thực hiện chính sách và pháp luật vè GDNN theo quy định. Thanh tra việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, quy chế đào tạo, thi cử, cấp văn bằng, chứng chỉ và thực hiện quy định về giáo trình, bài giảng ở mọi loại hình đào tạo, cấp học và trình độ đào tạo trong phạm vi toàn trường.

Thanh tra việc thực hiện quy định của nhà nước về quản lý tài chính, tài sản, khoa học công nghệ, công tác tổ chức cán bộ và điều kiện cần thiết đảm bảo giáo dục của nhà trường.

Thực hiện nhiệm vụ tiếp cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên; giải quyết các khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực giáo dục đào tạo của nhà trường.

Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và chống tham nhũng trong lĩnh vực GDNN theo quy định của pháp luật.

- Theo dõi, tổng hợp tình hình công tác thanh tra, định kỳ báo cáo Hiệu trưởng các vấn đề cần điều chỉnh và bổ sung để đảm bảo chất lượng GDNN.

Phòng Kế hoạch – Tài chính

Ngoài những nghiệp vụ kế toán chung của một doanh nghiệp, Phòng Kế hoạch tài chính trong trường học còn thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Lập và theo dõi các hợp đồng đào tạo và thực hiện điều khoản kinh phí.

- Chủ trì tham mưu việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ của trường nhằm minh bạch và công khai hóa việc sử dụng nguồn kinh phí.

- Quản lý và phân bổ nguồn vốn phù hợp để tăng cường cơ sở vật chất của Nhà trường phục vụ công tác đào tạo và NCKH. Tham mưu với lãnh đạo trường những nội dung cơ bản trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong mua sắm, sử dụng vật tư, trang thiết bị.

- Quản lý tài chính, tài sản của trường.

- Cung cấp số liệu, chứng từ cho công tác kiểm tra, kiểm toán có liên quan đến công tác tài chính theo đúng pháp lệnh và quyết định của HĐQT và Hiệu trưởng.

Phòng Tuyển sinh

- Lập và triển khai thực hiện kế hoạch công tác tuyển sinh hệ chính quy 44

và các hệ khác định kỳ hằng năm.

- Đề xuất và chủ trì triển khai các phương án tuyển sinh, biện pháp thực hiện hoàn thành chỉ tiêu tuyển sinh các năm.

- Thường xuyên năm bắt tình hình tuyển sinh chung của các trường để báo cáo nhà trường có biện pháp tuyển sinh cho phù hợp.

- Chuẩn bị mọi điều kiện, cơ sở vật chất, nhân sự phục vụ công tác tuyển sinh theo đúng quy chế, quy định hiện hành của Bộ LĐTB&XH.

- Thu nhận hồ sơ dự tuyển nộp về từ các cơ sở, tổng hợp, báo cáo dữ liệu, chuẩn bị các thủ tục phục vụ các cuộc họp Hội đồng tuyển sinh.

- Phối hợp với phòng Đào tạo trong công tác mở ngành, bậc, hệ đào tạo phù hợp với tình hình nhu cầu phát triển xã hội.

- Tư vấn, hướng nghiệp, giới thiệu thông tin về trường, ngành học cho học sinh có nhu cầu.

- Tham gia các ngày hội tuyển sinh do các đơn vị tổ chức;

- Chủ trì và kết hợp với phòng TC-HC-TH, phòng CTSV&TTGD trong việc tiếp nhận HSSV nhập học, bố trí chỗ ở cho HSSV nhập học.

Các Khoa

- Thực hiện kế hoạch giảng dạy, nghiên cứu khoa học, học tập bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ thộc chuyên môn khoa.

- Tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình, bài giảng, bài tập, đề thi, kiểm tra và các tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập của các môn học, các chuyên đề do khoa quản lý.

- Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên của khoa về chính trị, tư tưởng và tổ chức, về công tác giảng dạy, công tác nghiên cứu khoa học, công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giáo viên, nhân viên. Xem xét đề nghị nâng bậc lương, chức vụ khoa học, khen thưởng kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên thuộc khoa quản lý.

- Đề xuất các biện pháp công tác, phương hướng phát triển đào tạo các môn học, chuyên đề thuộc khoa phụ trách, xây dựng các bộ môn trong khoa.

- Tổ chức cho giáo viên đi thực tế hàng năm theo kế hoạch đã được nhà trường duyệt. Tham gia tuyển chọn giáo viên mới thuộc chuyên môn của khoa quản lý.

- Quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật thuộc khoa.

2.2.3. Chất lượng đào tạo của Trường cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà NộiTừ khi thành lập năm 2007 đến nay, trường Cao đẳng Công nghệ và Từ khi thành lập năm 2007 đến nay, trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội đã và đang hoàn thiện công tác tuyển sinh, đào tạo theo quy chuẩn của BGD&ĐT đề ra. Chất lượng đào tạo, kỹ năng làm việc cũng như đầu ra của sinh viên ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề cần được đưa ra và giải quyết nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường nhất là từ năm 2017 chuyển sang Bộ LĐTB&XH quản lý:

- Điểmđầu vào sinh viên của nhà trường không cao, lượng sinh viên chủ yếu là xét tuyển từ điểm sàn theo quy định của BGD&DDT hoặc theo điểm THPT lớp 12 dẫn đến chất lượng đào tạo không cao. Chương trình đào tạo nhà trường tỉ lệ học lý thuyết lớn, có sự trùng lặp về nội dung trong một số môn học.

- Cơ sở vật chất của trường còn thiếu thốn nhiều, quy mô đầu tư vẫn chưa theo kịp được quy mô đào tạo. Cần mở rộng hơn nữa về phòng thí nghiệm, giảng đường phục vụ cho sinh viên.

- Do trụ sở chính của trường đặt tại Tân Lập – Đan Phượng thuộc huyện Đan Phượng, cách xa trung tâm gần 25km nên vấn đề tuyển sinh, theo học sinh viên cũng tương đối khó khăn.

- Về chất lượng đầu ra trong những năm gần đây được nhà trường ngày càng chú trọng vì đây là thước đo đánh giá chất lượng đào tạo trong suốt quá trình học tập và thực hành tại trường. Chất lượng đào tạo của Trường được thể hiện trong bản 2.8.

Bảng 2.8: Kết quả tốt nghiệp của học sinh, sinh viên

Năm Kết quả học tập (người) Tổng cộng Xuất sắc Giỏi Khá KháTB TB Yếu Kém 2015 23 186 1123 686 256 8 0 2282 2016 35 238 1350 893 356 6 2 2880 2017 33 219 1256 607 362 9 3 2489 2018 30 226 1396 456 278 29 6 2421 2019 26 198 1268 651 213 12 0 2368

( Nguồn: Phòng đào tạo)

Bảng 2.8 là bảng đánh giá chất lượng kết quả xếp loại tốt nghiệp của sinh viên theo từng năm từ năm 2015 đến năm 2019. Nhìn chung tỉ lệ sinh viên đạt xếp loại Khá, Giỏi chiếm trên 55% số lượng sinh viên tốt nghiệp nhưng vẫn còn khoảng 40% sinh viên đạt loại trung bình khá hoặc trung bình và yếu kém. Năm 2015, tỷ lệ khá trở lên là 58.4%, năm 2016 là 56.4%, năm 2017 là 60.6%, năm 2018 là 68.2%, năm 2019 là 63.0%.

Về mức lương sinh viên khi ra trường của nhìn chung chưa cao. Có nhiều sinh viên ra trường phải làm trái ngành hoặc mức lương chưa được như mong muốn. Tác giả lập phiếu khảo sát phát 200 phiếu cho sinh viên đã tốt nghiệp và đang đi làm tại các doanh nghiệp. Số lượng phiếu thu về hợp lệ là 120 phiếu. Được thể hiện ở bảng 2.9.

Bảng 2.9: Đánh giá mức lương sinh viên khi ra trường

Mức thu nhập Số lượng (người) Tỷ lệ %

Trên 6 triệu 12 10.0

Từ 4 đến 6 triệu 45 37.5

Dưới 4 triệu 63 52.5

Tổng 120 100

(Nguồn: Tổng hợp từ các phiếu điều tra ý kiến sv)

Qua bảng đánh giá khảo sát trên ta thấy, số lượng sinh viên đạt mức lương trên 6 triệu chiếm tỉ lệ quá ít chỉ 10%, sinh viên đạt mức lương 4 đến 6 triệu chiếm 37.5% còn lại là dưới 4 triệu, sinh viên đạt mức lương dưới 4 triệu là 52.5%. Mức lương khi ra trường không cao cũng thể hiện một phần về vấn đề chất lượng đào tạo chưa được xã hội và doanh nghiệp chấp nhận.

Về đánh giá của doanh nghiệp về kỹ năng của sinh viên khi ra trường. Đa số các doanh nghiệp đều quan tâm đến chất lượng đào tạo trong quá trình học. Qua đó có rất nhiều phản hồi về chất lượng sinh viên khi ra trường vẫn chưa đáp ứng được mong muốn của doanh nghiệp. Sinh viên tốt nghiệp ít có kỹ năng tốt về thực hành chủ yếu về lý thuyết do trong quá trình học tập chú trọng quá nhiều vào sách vở và ít có cơ hội thực hành, thực tập tại các doanh nghiệp trong quá trình học tập.

Đánh giá các kỹ năng của người lao động được tuyển dụng qua đào tại trường. Tác giả lập phiếu đánh giá về kỹ năng của người lao động và phát cho 30 doanh nghiệp. Số lượng phát ra là 30 phiếu cho doanh nghiệp và thu về 30 phiếu hợp lệ. Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 2.10.

Bảng 2.10: Tổng hợp phiếu điều tra đánh giá các kỹ năng của người lao động từ phía người sử dụng Kỹ năng làm việc Tỷ lệ đánh giá (%) Tổng Kém Trung bình Khá Tốt Rất tốt 1. Kiến thức lý thuyết về chuyên

môn làm việc 100 - 10 70 20 -

2. Kỹ năng thực hành 100 15 45 25 15 -

3. Chủ động sáng tạo trong công việc 100 20 50 20 10

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ đối với hoạt động đào tạo tại Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w