ngoài công lập
1.3.1. Khái niệm hoạt động đào tạo
Theo Phạm Hồng Thái (2017) cho rằng: Hoạt động đào tạo tại Trường cao đẳng, đại học ngoài công lập thực hiện đào tạo những môn học theo chương trình đã được Bộ giáo dục và đào tạo quy định.
Hoạt động đào tạo là nhiệm vụ trọng tâm, chủ yếu của các nhà trường nói chung và của các trường CĐĐH ngoài công lập nói riêng. ... Hoạt động đào tạo trong các cơ sở đào tạo được cấu thành bởi 6 yếu tố: Mục tiêu, chương trình, phương pháp, người học, người dạy và cơ sở vật chất.
Việc thực hiện cơ chế tự chủ tại Trường đã được triển khai thí điểm và có những kết quả ban đầu. Một trong những nội dung của tự chủ đại học đó là tự chủ đào tạo.
Tự chủ của trường cao đẳng đại học có thể khái quát là khả năng Trường được hoạt động theo cách thức mà mình lựa chọn để đạt được sứ mệnh về mục tiêu do trường đặt ra. Theo Luật Giáo dục cao đẳng đại học, tự chủ cao đẳng đại học bao gồm tự chủ về tổ chức bộ máy - nhân sự, tài sản - tài chính và chuyên môn học thuật. Cho đến nay, các đơn vị đã chủ động hơn trong vấn đề này và quyền tự chủ đã mang đến những chuyển biến tích cực cả về nhận thức và tổ chức thực hiện. Tự chủ về tuyển sinh và đào tạo là Trường được quyền quyết định các hình thức và số lượng tuyển sinh phù hợp với điều kiện của trường và quy định của Nhà nước; mở các ngành đào tạo đại học và chuyên ngành đào tạo sau đại học đã có trong danh mục ngành đào tạo của Nhà nước. Hoạt động đào tạo gồm các nội dung như: tuyển sinh; xây dựng chương trình kế hoạch đào tạo,
xây dựng giáo trình đào tạo; hoạt động tổ chức giảng dạy,... Trường tự quyết định chỉ tiêu đào tạo, báo cáo Bộ GD&ĐT và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để xã hội cùng giám sát kiểm soát nội bộ hoạt động đào tạo.
1.3.2. Nội dung, đặc điểm của hoạt động đào tạo
Nội dung của hoạt động đào tạo bao gồm một phổ rộng các vấn đề liên quan chặt chẽ với nhau, đan xen vào nhau và tác động qua lại, chi phối lẫn nhau. Đó là các nội dung sau:
Quản lý công tác tuyển sinh; Quản lý mục tiêu đào tạo;
Quản lý nội dung, chương trình đào tạo; Quản lý đổi mới phương pháp dạy học;
Quản lý đội ngũ giảng viên, cán bộ viên chức; Quản lý tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo; Quản lý CSVC, thiết bị phục vụ đào tạo;
Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo;
Như vậy quản lý hoạt động đào tạo cao đẳng, đại học ngoài công lập là quá trình tổ chức điều khiển, kiểm tra, đánh giá các hoạt động đào tạo của toàn bộ hệ thống theo kế hoạch và chương trình nhất định, nhằm đạt được các mục tiêu GDĐT mà Nhà trường đã xác định.
1.3.3. Các rủi ro thường gặp trong hoạt động đào tạo
Theo Học viện tài chính (2017), giáo trình Quản lý hoạt động đào tạo nhận định: Rủi ro trong đào tạo tại Trường CĐĐH ngoài công lập xảy ra đồng nghĩa với tổn thất hoặc mục tiêu đào tạo tại Trường CĐĐH ngoài công lập bị ảnh hưởng.
Thực tế cho thấy, rủi ro tồn tại ở mọi nơi, trong mọi lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực đào tạo nói chung và đào tạo tại Trường CĐĐH ngoài công lập nói riêng.
Thứ nhất, rủi ro về chất lượng đào tạo không đảm bảo, không đạt được như mục tiêu đề ra do chất lượng đầu vào thấp, do chương trình đào tạo không sát với thực tế hoặc do giảng viên không đủ tiêu chuẩn giảng dạy. Ngoài ra, khi hoạt động đào tạo được thực hiện trong một môi trường thiếu thốn về cơ sở vật chất phục vụ đào tạo cũng dẫn đến chất lượng đào tạo không đảm bảo. Mặt khác, khi quy trình kiểm tra đánh giá không rõ ràng dễ dẫn đến sai sót hoặc gian dối trong khi kiểm tra đánh giá cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo chung của các nhà trường.
Nguyên nhân, do các trường đại học cũng dần chuyển sang xét tuyển theo học bạ nên đã thu hút gần hết thí sinh, bắt buộc các trường cao đẳng cũng phải hạ thấp đầu vào dẫn đến ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của các trường cao đẳng. Cùng với đó sự dịch chuyển về ngành nghề liên tục cũng làm khó cho các trường tư thục trong việc đầu tư cơ sở vật chất phục vụ đào tạo.
Thứ 2, rủi ro không tuân thủ quy chế của Nhà nước khi tuyển sinh vượt chỉ tiêu. Do xã hội phát triển, nhu cầu về nguồn nhân lực từng ngành thay đổi, thị hiếu của người học thay đổi dẫn đến có ngành sinh viên đăng ký học rất đông, có ngành thì lại không có sinh viên đăng ký làm cho chỉ tiêu tuyển của một số ngành vượt so với quy định, một số ngành khác lại không tuyển được.
Thứ 3, rủi ro về hiệu quả kinh tế. Đối với một trường cao đẳng tư thục, việc tuyển sinh là hết sức khó khăn trong khi từ năm 2017 các trường cao đẳng chuyển sang bộ LĐTB&XH quản lý và thực hiện nhiệm vụ giáo dục
nghề nghiệp do đó phải đầu tư trang thiết bị thực hành nhiều hơn. Trong khi các trường tư thục lại không được cấp ngân sách từ nhà nước dẫn đến hiệu quả về kinh tế là vô cùng khó khăn.
Trên cơ sở lí thuyết về rủi ro và quản trị rủi ro, tác giả đã xác định và phân tích được những loại rủi ro cơ bản mà Trường đang gặp phải, đó là: rủi ro về chất lượng đào tạo, rủi ro không tuân thủ quy chế, rủi ro về tài chính.
Có thể nói, các kiểu rủi ro trên thường chi phối, ảnh hưởng lẫn nhau, thậm chí có những rủi ro này là nguyên nhân dẫn đến rủi ro khác. Chẳng hạn, rủi ro về tài chính dẫn đến rủi ro về chất lượng đào tạo, rủi ro về chất lượng đào taọ dẫn đến tuyển sinh kém dẫn đến rủi ro về tài chính.
1.3.4. Các hoạt động kiểm soát nội bộ cơ bản trong hoạt động đào tạo
Kiểm soát nội bộ công tác xây dựng và phát triển chương trình đào tạo, xây dựng kế hoạch và tiến độ đào tạo.
Kiểm soát nội bộ hoạt động tổ chức đào tạo bao gồm các hoạt động cụ thể như tuyển sinh, tổ chức giảng dạy, tổ chức kiểm tra đánh giá, tổ chức cấp văn bằng chứng chỉ.
Kiểm soát chất lượng đào tạo thông qua các bảng hỏi đối với người sử dụng dịch vụ đào tạo (sinh viên), cách thức xử lý khi có thông tin tiếp nhận được tư người học. Kiểm soát chất lượng đào tạo thông qua việc kiểm soát cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và đội ngũ cán bộ giáo viên trực tiếp tham gia công tác giảng dạy.
1.3.5. Các thủ tục KSNB cần thiết đối với hoạt động đào tạo
Đối với hoạt động đào tạo thì các thủ tục kiểm soát bao gồm: Điều lệ trường, Quy chế tuyển sinh, Quy chế đào tạo, Quy chế Chi tiêu nội bộ, Quy chế tổ chức hoạt động, Quy chế Học sinh sinh viên, Quy trình tổ chức thi, Quy trình quản lý điểm, Quy chế quản lý, in và cấp phát văn bằng chứng chỉ….
Kiểm soát chất lượng đào tạo
Kiểm soát chất lượng đào tạo bằng việc kiểm soát mục tiêu, chương trình đào tạo có được xây dựng theo quy định của Bộ GDĐT và Bộ LĐTB&XH hay không; mục tiêu, chương trình đào tạo có phù hợp với thực tế. Để thực hiện ược thủ tục kiểm soát này thì Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo và các khoa cùng phải vào cuộc.
Kiểm soát giảng viên: phòng Đào tạo kiểm soát quá trình tổ chức đào tạo, kiểm soát tiêu chuẩn của giảng viên có đủ yêu cầu theo quy định. Phòng CTHSSV-TTGD kiểm soát giờ giấc lên lớp của giảng viên.
Kiểm soát việc thực hiện quy chế
Phòng Đào tạo, phòng CTHSSV&TTGD kiểm soát việc thực hiện quy chế đào tạo của các khoa, đơn vị trong trường. Ban Giám hiệu, Phòng Công tác HSSV và TTGD thanh tra việc thực hiện quy chế đào tạo, quy trình quản lý điểm, quy trình xây dựng mục tiêu, chương trình của Phòng Đào tạo và các khoa.
Phòng Đào tạo, phòng Tuyển sinh chủ động kiểm soát và đề xuất Ban Giám hiệu biện pháp xử lý khi vi phạm quy chế tuyển sinh.
Ban kiểm soát Hội đồng quản trị trực tiếp hoặc thuê kiểm toán để kiểm soát việc thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ của phòng Kế hoạch tài chính.
Kiểm soát hiệu quả
Ban Giám hiệu trực tiếp và thường xuyên yêu cầu phòng Kế hoạch – Tài chính báo cáo công tác thu chi của trường.
Ban kiểm soát định kỳ kiểm tra hồ sơ sổ sách kế toán.
Hội đồng quản trị định kỳ yêu cầu Ban giám hiệu báo cáo tình hình tài chính của trường.