Đánh giá chung về hoạt động kiểm toán của Công ty

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp (Trang 67 - 69)

1.4 .Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty

3.1. Đánh giá chung về hoạt động kiểm toán của Công ty

3.1.1. Ưu điểm

- Hệ thống kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán: Các cuộc kiểm toán diễn ra đảm bảo theo thông lệ Quốc tế nhờ việc thiết kế các chính sách, thủ tục đầy đủ, chi tiết về hoạt động kiểm soát. Công việc kiểm toán luôn có sự hướng dẫn, soát xét, giám sát chặt chẽ ở mọi cấp đảm bảo mọi vấn đề phát sinh đều được xử lý kịp thời. Ban kiểm soát chất lượng được thành lập gồm 1 trưởng ban, 1 phó ban và 08 ủy viên giúp Công ty hạn chết được tối đa rủi ro liên quan đến kiểm soát chất lượng của báo cáo kiểm toán trước khi phát hành. - Kế hoạch kiểm toán tổng thể: Công ty đã xây dựng được kế hoạch kiểm toán

tương đối hoàn thiện, đáp ứng được yêu cầu của chuẩn mực kiểm toán số 300: “Lập kế hoạch kiểm toán”. Kế hoạch kiểm toán đưa ra được nội dung, lịch trình, phạm vi, phân công nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm kiểm toán một cách chặt chẽ từ khâu Lập kế hoạch đến Kết thúc cuộc kiểm toán. - Chương trình kiểm mẫu: Công ty đã tự thiết kế chương trình kiểm toán cho

tất cả các phần hành dựa trên chương trình Kiểm toán mẫu của Bộ tài chính. Mức độ chi tiết của chương trình kiểm toán có sự thay đổi cho phù hợp với từng khách hàng (những thay đổi này sẽ được yêu cầu bởi Trưởng nhóm kiểm toán trong quá trình kiểm toán hiện trường). Đây là quá trình của việc đúc kết kinh nghiệm và không ngừng hoàn thiện đến từ các KTV của Công ty. Đi kèm với chương trình kiểm toán là hệ thống giấy tờ làm việc được thiết kế rõ ràng, khoa học, và dễ hiểu. Điều này giúp nhân viên mới chưa có kinh nghiệm xã định được những định hướng cơ bản về những bước công việc cần thực hiện lên quản đến khoản mục được giao.

3.1.2. Nhược điểm

- Đội ngũ nhân viên: Trong những năm gần đây, số lượng khách hàng của Công ty đã tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, số lượng KTV có kinh nghiệm lại không tăng

Nguyễn Thị Đào - 20182230 59

lên tương ứng, dẫn đến áp lực công việc ngày càng tăng. Với cường độ công việc lớn như vậy, KTV không thể đảm bảo cuộc kiểm toán thực hiện đầy đủ các thủ tục quy định. Từ đó, chất lượng của cuộc kiểm toán không được đảm bảo. - Đánh giá mức trọng yếu: Công ty đã xây dựng chương trình kiểm toán để đánh

giá mức trọng yếu tổng thể thực hiện cho cuộc kiểm toán. Tuy nhiên, KTV thường bỏ qua bước này khi thực hiện chương trình kiểm toán không chỉ ra được các đánh giá của KTV về rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, rủi ro phát hiện của cuộc kiểm toán. Điều này làm giảm sự xét đoán của KTV về đánh giá mức trọng yếu.

- Đánh giá rủi ro kiểm toán: Mặc dù hệ thống CNTT đã và đang được sử dụng rộng dãi hiện nay ở tất cả các công ty khách hàng. Tuy nhiên, Công ty không có chương trình Kiểm toán hệ thống CNTT riêng biệt. Chương trình Kiểm toán đang áp dụng sẽ không còn hiệu lực nếu hệ thống CNTT mà khách hàng đang sử dụng không đáp ứng được tính chính xác và hiệu quả. Ngoài ra, Công ty cũng chưa áp dụng công nghệ thông tin trong việc đánh giá rủi ro kiểm toán mà chỉ dựa vào kinh nghiệm và xét đoán của KTV. Điều này sẽ có hiệu quả thấp và gia tăng rủi ro kiểm toán nếu KTV còn thiếu kinh nghiệm.

- Thủ tục phân tích: Các thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên. KTV của Công ty chưa thực hiện tính và phân tích một cách đầy đủ và hiệu quả. Chính điều này làm giảm đi mức độ hiệu quả và độ tin cậy trong việc thực hiện các thủ tục phân tích.

- Thực hiện kiểm toán: Việc thực hiện công tác kiểm toán của Công ty chủ yếu thực hiện các thử nghiệm cơ bản mà chưa chú trọng đến đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng. Điều này có thể chấp nhận được khi các khách hàng của Công ty hiện nay chủ yếu là khách hàng vừa và nhỏ, các nghiệp vụ kế toán, quan hệ kinh tế đơn giản. Tuy nhiên, đối với nhóm khách hàng lớn là các Công ty niêm yết trên sàn chứng khoán, Công ty cần chú trọng vai trò của đánh giá hệ thống KSNB. đưa ra các phương pháp chọn mẫu phù hợp hơn nữa để đáp ứng được yêu cầu kiểm toán.

Nguyễn Thị Đào - 20182230 60

3.1.3. Đề tài tốt nghiệp dự kiến

“ Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH PKF Việt Nam” Lý do chọn đề tài:

Tài sản cố định là khoản mục trọng yếu trên Báo cáo tài chính. Tài sản cố định là bộ phận quan trọng góp phần tạo khả năng tăng trường bền vững, tăng năng suất lao động, từ đó làm giảm chi phí và hạ giá thành của sản phẩm dịch vụ. Các nghiệp vụ về tài sản cố định phát sinh thường có giá trị lớn. Vì vậy nó có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp đang trong giai đoạn xây dựng cơ bản dở dang. Khoản mục tài sản cố định càng phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của khoản mục TSCĐ. em đã lựa chọn đề tài : Hoàn thiện quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH PKF Việt Nam” trở thành đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp của mình.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)